Trừ lương của người lao động khi vi phạm lỗi nhỏ đúng không? Xử lý vi phạm của người lao động, quyền và nghĩa vụ của người lao động.
Trừ lương của người lao động khi vi phạm lỗi nhỏ đúng không? Xử lý vi phạm của người lao động, quyền và nghĩa vụ của người lao động.
Tóm tắt câu hỏi:
Em đang làm bảo vệ cho một công ty dịch vụ bảo vệ. Trong thời gian trực em có vi phạm một số lỗi nhưng chưa có ảnh hưởng đến tài sản hay công ty, nhưng quản lý của em xử lý em bằng việc lập biên bản và trừ tiền theo lần vi phạm tăng dần từ 100.000, 300.000 đến 500.000 đồng cho mổi lần vi phạm. Em muốn hỏi việc xử lý phạt tiền của quản lý em có đúng không? và em có quyền khiếu nại đến công ty đả thuê công ty bảo vệ để bảo vệ quyền lợi mình không? E mong nhận được câu trả lời sớm nhất ạ. Chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Qua thông tin bạn cung cấp có thể hiểu rằng, bạn trực tiếp ký kết
Thứ nhất, quản lý công ty nơi bạn làm việc không có quyền xử lý kỷ luật bạn.
Có thể thấy, việc bạn làm việc tại công ty hiện tại là một biểu hiện của việc cho thuê lại lao động theo quy định tại Điều 53 “Bộ luật lao động 2019”:
“Điều 53. Cho thuê lại lao động
1. Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
2. Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện đối với một số công việc nhất định.”
Như vậy, quyền và nghĩa vụ của các bên bao gồm doanh nghiệp cho thuê lại lao động, bên thuê lại lao động và người lao động thuê lại sẽ phải tuân theo những quy định cụ thể tại mục 5 Chương III “Bộ luật lao động 2019” về cho thuê lại lao động. Trong đó, khoản 7 Điều điều 57 “Bộ luật lao động 2019” quy định bên thuê lại lao động có nghĩa vụ :
“Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ
luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.”
Điều này đồng nghĩa với việc bên thuê lại lao động không được trực tiếp xử lý kỷ luật đối với người lao động thuê lại.
Thứ hai, việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật phạt tiền bằng cách trừ lương là trái pháp luật. Cụ thể là vi phạm điều cấm khi xử lý kỷ luật lao động được quy định tại khoản Điều 128 “Bộ luật lao động 2019”:
“Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.
2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong
nội quy lao động .”
Theo đó, ngay cả trong trường hợp việc xử lý kỷ luật do công ty dịch vụ bảo vệ tiến hành thì cũng vi phạm quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 1900.6568
Thứ ba, từ những phân tích trên có thể thấy hành vi của người quản lý ở tại công ty nơi bạn đang làm bảo vệ là hoàn toàn trái pháp luật. Để bảo vệ quyền lợi của bản thân, trong trường hợp này bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của Công đoàn công ty dịch vụ bảo vệ. Nếu không được đáp ứng, bạn có thể khởi kiện vụ án lao động tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở.