Đình công từ trước đến nay được xem là một trong những biện pháp giúp cho người lao động gây áp lực đến người sử dụng lao động để đòi hỏi về quyền lợi. Vậy, người sử dụng lao động có hành vi trù dập người lao động tham gia quá trình đình công sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trù dập người lao động tham gia đình công bị phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định cụ thể về mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động. Theo đó thì hành vi trù dập người lao động tham gia đình công sẽ bị xử phạt như sau:
Thứ nhất, phạt cảnh cáo đối với những đối tượng được xác định là người lao động có hành vi tham gia hoạt động đình công sau khi đã có quyết định hoãn hoặc sau khi đã có quyết định ngưng đình công của chủ thể có thẩm quyền đó là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thứ hai, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là người lao động có một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau:
– Có hành vi cản trở quá trình thực hiện quyền đình công, có hành vi kích động hoặc lôi kéo hoặc ép buộc người lao động đình công trái quy định của pháp luật;
– Cản trở người lao động không tham gia vào quá trình đình công trái với mong muốn và nguyện vọng của người lao động;
– Dùng bạo lực hoặc hủy hoại các thiết bị máy móc và tài sản của người sử dụng lao động nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ ba, và tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là người sử dụng lao động có một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Chấm dứt
– Trù dập hoặc có hành vi trả thù đối với người lao động tham gia đình công hoặc những người lãnh đạo quá trình đình công;
– Gây khó khăn hoặc cản trở hoặc có hành vi khác can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở về vấn đề lấy ý kiến đối với quá trình đình công;
Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong trường hợp theo quy định tại Điều 206 của
Thứ tư, biện pháp khắc phục hậu quả có thể áp dụng trong trường hợp này đó là:
– Buộc những đối tượng được xác định là người sử dụng lao động nhận lại người lao động hoặc người lãnh đạo đình công khi tiến hành hoạt động chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động hoặc người lãnh đạo quá trình đình công hoặc cần phải hủy quyết định xử lý kỷ luật lao động hoặc quyết định điều động người lao động và người lãnh đạo quá trình đình công khi điều chuyển họ sang làm một công việc khác hoặc đưa họ đi làm việc ở một nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công vật tham gia quá trình đình công trái quy định của pháp luật, cần phải trả đầy đủ tiền lương cho người lao động trong khoảng thời gian chấm dứt hợp đồng lao động đối với hành vi trái quy định của pháp luật;
– Bắt buộc người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động trong những ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc khi thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Còn gốc và tiền đối với tổ chức có hành vi tương tự sẽ bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy hoàn toàn có thể nói, nếu như người sử dụng lao động có hành vi trù dập hoặc trả thù đối với người lao động tham gia quá trình đình công thì sẽ bị xử phạt cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là người sử dụng lao động là cá nhân;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là người sử dụng lao động là tổ chức.
2. Hành vi trù dập người lao động tham gia đình công có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 208 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi tiến hành hoạt động đình công. Cụ thể như sau:
– Có hành vi cản trở việc thực hiện hoạt động đình công hoặc kích động, có hành vi lôi kéo hoặc ép buộc người lao động tiến hành hoạt động đình công trái với mong muốn, có hành vi cản trở người lao động không tham gia quá trình đình công;
– Dùng bạo lực hoặc hủy hoại các loại thiết bị và tài sản của người sử dụng lao động;
– Xâm phạm đến trật tự và an toàn công cộng trái quy định của pháp luật;
– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tiến hành hoạt động xử lý kỷ luật đối với người lao động và người lãnh đạo quá trình đình công hoặc điều động người lao động và người lãnh đạo quá trình đình công sang là tại một công việc khác hoặc đi làm việc tại nơi khác so với hợp đồng lao động vì lý do chuẩn bị đình công hoặc đã tham gia quá trình đình công;
– Có hành vi trù dập hoặc trả thù người lao động tham gia quá trình đình công và người lãnh đạo đình công;
– Lợi dụng đình công để thực hiện các hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, hành vi trù dập đối với người lao động tham gia quá trình đình công của người sử dụng lao động được xem là hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi xảy ra hoạt động đình công đó. Vì vậy hành vi này của người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt theo như phân tích nêu trên.
3. Người lao động đình công như thế nào thì được xem là bất hợp pháp?
Đình công được xem là quyền của người lao động. Vì vậy những đối tượng được xác định là người lao động hoàn toàn có quyền tiến hành hoạt động đình công nếu như nhận thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm. Người sử dụng lao động không có quyền cản trở hoặc có hành vi trù dập và trả thù người lao động khi người lao động tham gia quá trình đình công hợp pháp. Tuy nhiên, không phải bất cứ người lao động nào đình công cũng được xem là hợp pháp. Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về trường hợp đình công bất hợp pháp. Căn cứ theo quy định tại Điều 204 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về trường hợp đình công bất hợp pháp. Theo đó thì có thể kể đến một số trường hợp đình công bất hợp pháp như sau:
– Không thuộc trường hợp được đình công quy định cụ thể tại Điều 199 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Quá trình đình công không do tổ chức đại diện người lao động cấp cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo hoạt động đình công đó;
– Vi phạm các quy định về trình tự và thủ tục tiến hành hoạt động đình công theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019;
– Khi tranh chấp lao động tập thể đang được các cơ quan tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019;
– Tiến hành hoạt động đình công trong trường hợp không được quyền đình công căn cứ theo quy định tại Điều 209 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Tiến hành hoạt động đình công khi đã có quyết định hoãn đình công hoặc quyết định tạm ngừng đình công của cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật lao động năm 2019.
Vì vậy những trường hợp trên đây sẽ được coi là trường hợp đình công bất hợp pháp và không được pháp luật bảo vệ quyền lợi.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.