Trọng tài viên trong quá trình thực thi chức năng của mình phải đảm bảo tính độc lập và khách quan, vô tư và chỉ tuân thủ theo quy định của pháp luật. Vậy, trọng tài viên không khách quan thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trọng tài viên không khách quan, bị xử lý như thế nào?
Trọng tài viên được coi là người phân xử và là người thứ ba đứng ra giải quyết mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp, vì vậy trọng tài viên cần phải đảm bảo yếu tố khách quan và vô tư trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Đối với những trọng tài viên không khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và đây sẽ được coi là hành vi vi phạm quy định pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 27 của
Thứ nhất, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Giải quyết tranh chấp trong trường hợp những đối tượng được xác định là trọng tài viên chính là những người thân thích hoặc được xác định là người đại diện cho một bên trong vụ tranh chấp đó;
– Tiến hành hoạt động giải quyết tranh chấp trong trường hợp trọng tài viên được xác định là những đối tượng có lợi ích liên quan trực tiếp đến vụ tranh chấp đó;
– Giải quyết tranh chấp trong trường hợp các đối tượng được xác định là trọng tài viên đã từng tiến hành hoạt động hòa giải hoặc được xác định là người đại diện hoặc luật sư của một trong những bên tranh chấp trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ những trường hợp được các bên chấp nhận bằng văn bản;
– Giải quyết tranh chấp khi có những căn cứ rõ ràng cho thấy trọng tài viên không khách quan và vô tư trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Thứ hai, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Có hành vi tiết lộ bí mật nội dung của vụ tranh chấp trái quy định của pháp luật mà mình đang giải quyết, trừ những trường hợp cần phải tiến hành hoạt động cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Hoạt động trọng tài thương mại tuy nhiên không đầy đủ tiêu chuẩn và điều kiện để có thể làm trọng tài viên.
Thứ ba, biện pháp khắc phục hậu quả có thể áp dụng trong trường hợp trên đó là buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được do hành vi vi phạm quy định pháp luật của mình.
Vì vậy có thể nói, khi có căn cứ rõ ràng cho thấy các trọng tài viên tiến hành hoạt động giải quyết tranh chấp không vô tư và không khách quan theo phân tích nêu trên thì sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra những trọng tài viên đó còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc phải nộp lại số loại bất hợp pháp do quá trình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật của mình mà có.
2. Trình tự và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính khi trọng tài viên không khách quan:
Theo như phân tích nêu trên, trong trường hợp trọng tài viên có hành vi không khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền dao động từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Hay nói cách khác mức phạt tiền trong trường hợp này được xác định là trên 500.000 đồng, thì căn cứ theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022, trình tự và thủ tục xử phạt đối với vi phạm hành chính của các trọng tài viên không khách quan sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Khi phát hiện ra hành vi vi phạm hành chính của các trọng tài viên mà xét thấy thuộc lĩnh vực quản lý của mình thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang quản lý chả cần phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Biên bản vi phạm hành chính sẽ phải được lập ngay tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính đó. Trường hợp biên bản xử lý vi phạm hành chính được lập tại trụ sở của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Bước 2: Ký biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Tức là biên bản vi phạm hành chính sẽ phải được lập ít nhất thành hai bản, và biên bản đó phải được người lập là người vi phạm hoặc người đại diện của các tổ chức vi phạm ký theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Ra biên bản vi phạm hành chính cho các chủ thể vi phạm. Biên bản xử lý vi phạm hành chính được lập xong phải giao cho các cơ quan hoặc tổ chức vi phạm. Trong trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản đó kèm theo các tài liệu khác có liên quan phải được chuyển giao cho người có thẩm quyền xử và trong khoảng thời gian 24 giờ kể từ khi lập biên bản đó. Trong trường hợp biên bản xử phạt vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện được đầy đủ và chính xác các nội dung trong quá trình xử lý vi phạm thì cần phải tiến hành hoạt động xác minh các tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để có thể làm căn cứ ra quyết định xử phạt trên thực tế. Việc xác minh các tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính sẽ phải được lập thành biên bản xác minh theo quy định của pháp luật. Biên bản xác minh được xem là tài liệu gắn liền với biên bản xử phạt vi phạm hành chính và được lưu giữ trong hồ sơ xử phạt.
Quá trình xử phạt trọng tài viên không khách quan trong quá trình thực thi nhiệm vụ sẽ cần phải tuân thủ đầy đủ theo các giai đoạn nêu trên, và việc xử phạt trọng tài viên trong trường hợp này sẽ áp dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này được quy định cụ thể tại Điều 58 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022.
3. Quy định về việc thay đổi trọng tài viên giải quyết tranh chấp:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về các trường hợp phải thay đổi trọng tài viên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Căn cứ theo quy định tại Điều 42 của Luật trọng tài thương mại năm 2010 có quy định về những trường hợp phải thay đổi trọng tài thương mại, cụ thể như sau:
– Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp mà các bên cũng hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi trọng tài viên giải quyết tranh chấp trong trường hợp xét thấy trọng tài viên là người thân hoặc là người đại diện của một bên;
– Trọng tài viên là người có quyền lợi liên quan trực tiếp trong vụ tranh chấp đó;
– Có căn cứ rõ ràng cho thấy trọng tài viên không vô tư khách quan trong quá trình thực thi nhiệm vụ;
– Đã là hòa giải viên hoặc là người đại diện hoặc được xác định là luật sư cho bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trường hợp các bên có thỏa thuận khác được lập bằng văn bản;
– Kể từ khi được chọn hoặc được chỉ định theo quy định của pháp luật thì trọng tài viên phải thông báo bằng văn bản cho trung tâm trọng tài hoặc hội đồng trọng tài và thông báo cho các bên tranh chấp về những tình tiết có ảnh hưởng đến tính khách quan và vô tư của mình;
– Đối với những vụ tranh chấp được giải quyết tại trung tâm trọng tài, thì nếu như chủ thể có thẩm quyền đó là hội đồng trọng tài chưa được thành lập trên thực tế thì việc thay đổi trọng tài viên sẽ do chủ tịch của trung tâm trọng tài quyết định. Nếu như hội đồng trọng tài đã được thành lập thì việc thay đổi trọng tài viên đó sẽ phải do các thành viên còn lại của hội đồng trọng tài quyết định.
Bên cạnh đó, trong những vụ tranh chấp do hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết theo quy định của pháp luật thì việc thay đổi trọng tài viên sẽ phải do các thành viên còn lại của hội đồng trọng tài đó quyết định trên thực tế. Trong trường hợp các thành viên còn lại của hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc nếu các trọng tài viên từ chối giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật thì trong khoảng thời gian 15 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được yêu cầu của các trọng tài viên nêu trên, chủ thể có thẩm quyền đó là Chánh án tòa án nhân dân có thẩm quyền phân công một thẩm phán quyết định về việc thay đổi trọng tài viên. Quyết định của chủ tịch trung tâm trọng tài hoặc của tòa án trong trường hợp này sẽ được xác định là quyết định cuối cùng. Và trong trường hợp trọng tài viên vì sự kiện bất khả kháng hoặc những trở ngại khách quan nằm ngoài ý kiến của con người mà không thể tiếp tục tham gia giải quyết tranh chấp đó hoặc bị thay đổi theo quy định của pháp luật thì việc lựa chọn trọng tài viên thay thế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về trọng tài. Và sau khi tham khảo ý kiến của các bên thì hội đồng trọng tài mới có thể thành lập và xem xét lại những vấn đề đã được đưa ra tại các phiên họp giải quyết tranh chấp của hội đồng trọng tài trước đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Trọng tài năm 2010;
– Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2022;
– Nghị định số 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.