Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của pháp luật. Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Trọng tài thường trực là gì? Phân biệt trọng tài thường trực và trọng tài vụ việc?
Mục lục bài viết
1. Trọng tài thường trực là gì?
– Trọng tài thường trực là hình thức trọng tài có tổ chức, có trụ sở ổn định, có danh sách trọng tài viên và hoạt động theo điều lệ riêng, có quy chế tố tụng riêng và được quy định rất chặt chẽ.
– Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài được các bên tranh chấp thỏa thuận lập ra để giải quyết xong vụ tranh chấp đó.
– Trọng tài thường trực tên tiếng Anh là: “Permanent arbitration”.
– Trọng tài vụ việc tên tiếng Anh: “Ad-hoc arbitration”.
2. Đặc điểm của trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực:
Đặc điểm của trọng tài vụ việc
– Trọng tài vụ việc không có trụ sở và bộ máy cố định, không có danh sách trọng tài viên và không có quy tắc tố tụng riêng. Trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên thỏa thuận cử trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài. Các bên tranh chấp có thể lựa chọn quy tắc tố tụng phổ biến nào đó (thường là quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài có uy tín) để giải quyết vụ tranh chấp.
Xác định địa điểm tổ chức trọng tài vụ việc là vô cùng quan trọng, bởi hầu hết các khó khăn liên quan đến tiến hành trọng tài vụ việc như việc chỉ định trọng tài viên, khoản thù lao,… sẽ phải giải quyết theo luật quốc gia của nơi tiến hành trọng tài.
Trọng tài vụ việc thường được thành lập theo sự thỏa thuận của các bên sau khi tranh chấp đã xảy ra.
“Điều 41. Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc
Trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và
2. Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, thì các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo. Hết thời hạn này, nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên và nếu các bên không có thỏa thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được các bên chọn hoặc được Tòa án chỉ định, các Trọng tài viên bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Trong trường hợp không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài và các bên không có thỏa thuận khác thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;
4. Trong trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, nếu các bên không có thỏa thuận yêu cầu một Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên duy nhất;
5. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của các bên quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phải phân công một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên và thông báo cho các bên.”
Đặc điểm của trọng tài thường trực
Ở các quốc gia khác nhau, trọng tài thường trực thường có các tên gọi khác nhau, như: Trung tâm trọng tài, Ủy ban trọng tài, Viện trọng tài, Hội đồng trọng tài quốc gia và quốc tế.
Cơ cấu tổ chức của trọng tài thường trực thông thường bao gồm: bộ phận thường trực (Ban quản trị và phòng thư kí); các hội đồng trọng tài (được thành lập khi có vụ việc). Bên cạnh đó còn có bộ phận giúp việc.
3. Phân biệt trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực:
Tiêu chí | Trọng tài vụ việc | Trọng tài thường trực (quy chế) |
Khái niệm | Là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ việc giữa các bên và trọng sẽ chấm dứt sự tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp. | Là trọng tài có tổ chức được thành lập để hoạt động một cách thường xuyên, có trụ sở và điều lệ và có quy tắc xét xử riêng. |
Tổ chức | Không có tổ chức, không có bộ máy, không có trụ sở, không có quy chế riêng, không có nguyên tắc tố tụng | Tổ chức thành trung tâm trọng tài, có tư cách pháp nhân, là tổ chức phi chính phủ, có quy chế riêng. |
Thành lập và giải thể | Thành lập khi các bên phát sinh tranh chấp thỏa thuận lựa chọn. Chấm dứt khi giải quyết xong vụ việc | Thành lập và chấm dứt theo các quy định của pháp lệnh trọng tài. |
4. Ưu – Nhược điểm của trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực:
– Về hình thức: Trọng tài vụ việc, có nhiều cách hiểu về thuật ngữ này, tuy nhiên có thể hiểu là hình thức trọng tài này do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài sẽ tự chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp. Nói một cách khác, Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài tự tiến hành.
Bản chất của hình thức Trọng tài vụ việc thể hiện qua các đặc trưng cơ bản là:
– Một là, trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp.
– Hai là, trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành, không có danh sách trọng tài viên.
– Ba là, trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình.
Trọng tài vụ việc tuy được quy định trong
Ưu điểm: lợi thế của hình thức Trọng tài vụ việc là quyền tự định đoạt của các bên là rất lớn. Thủ tục giải quyết của Trọng tài vụ việc là hoàn toàn do các bên tự thỏa thuận cho riêng họ và các Trọng tài viên phải tuân theo. Nếu các bên đều hợp tác để thực hiện đầy đủ thì vụ việc có thể giải quyết nhanh chóng và ít tốn kém; quyền lựa chọn trọng tài viên của các bên không bị giới hạn bởi danh sách trọng tài viên như Trọng tài quy chế; các bên tranh chấp có quyền rộng rãi trong việc xác định quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên, các bên có thể thỏa thuận để bỏ qua một số thủ tục tố tụng không cần thiết và qua đó rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp.
Nhược điểm: Không có một bộ máy điều hành để giám sát và hỗ trợ, do đó nếu khi gặp phải những sự kiện phát sinh ngoài dự tính các bên không nhận được sự hỗ trợ từ một cơ quan thường trực hay từ các chuyên gia như hình thức Trọng tài quy chế thì rất có thể các Trọng tài viên sẽ không thể giải quyết được. Hơn nữa, ở nước ta hiện nay, Trọng tài viên hầu hết xuất phát điểm từ nhiều lĩnh vực khác nhau, chưa được đào tạo một cách bài bản nên không tránh khỏi những vấn đề phát sinh mà không thể giải quyết được trong quá trình tố tụng.
– Về hình thức : Trọng tài quy chế, là hình thức trọng tài được thành lập dưới dạng các trung tâm, tổ chức hoặc hiệp hội, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có trụ sở cố định và hầu hết các tổ chức trọng tài đều có Quy tắc tố tụng trọng tài riêng và Danh sách trọng tài viên riêng.
Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) là hình thức trọng tài được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm việc thường xuyên, thường có danh sách trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và quy tắc tố tụng riêng. Hầu hết các tổ chức trọng tài lớn, có uy tín trên thế giới đều được thành lập theo mô hình này dưới những tên gọi như trung tâm trọng tài, ủy ban trọng tài, viện trọng tài, hội đồng trọng tài quốc gia và quốc tế… nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài.
Ưu điểm:
– Điểm thuận lợi nhất của hình thức này là các thủ tục, các giai đoạn, quy trình tố tụng được quy định chi tiết từ lúc bắt đầu tố tụng cho đến khi kết thúc. Điều này đảm bảo trong hầu hết mọi trường hợp tranh chấp sẽ được giải quyết không quá phụ thuộc vào việc một bên có tham gia vào quá trình tố tụng trọng tài hay không.
– Hầu hết các tổ chức trọng tài đều có những chuyên gia/chuyên viên được đào tạo tốt để hỗ trợ, các chuyên gia/chuyên viên này sẽ giám sát để đảm bảo việc một Hội đồng trọng tài được thành lập, các khoản phí trọng tài sẽ được nộp đủ, đúng hạn và đảm bảo quá trình tố tụng được diễn ra đúng thời hạn đã vạch ra trước đó.
Nhược điểm:
– Tốn kém nhiều chi phí. Bao gồm các khoản phí như thù lao cho các Trọng tài viên và các chi phí hành chính khác.
– Do các bên phải tuân thủ thời hạn của Quy tắc tố tụng nên các bên không thể rút ngắn thời hạn bất kì nếu muốn như hình thức Trọng tài vụ việc ở trên.
Như vậy, các bên trong tranh chấp nên cân nhắc cẩn thận về bản chất vụ việc để lựa chọn một hình thức trọng tài phù hợp. Tuy nhiên, thực tế nhận thấy thì trọng tài quy chế là hình thức đáng cân nhắc hơn bởi vì thông thường một khi các bên đã có tranh chấp và muốn khởi kiện ra một cơ quan để giải quyết tranh chấp thì tức là giữa các bên đã không còn tiếng nói chung hoặc một bên vi phạm nghĩa vụ và lẩn tránh nghĩa vụ do đó nếu lựa chọn hình thức Trọng tài vụ việc là rất khó để thực hiện được và đi đến kết quả tốt nhất.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật trọng tài thương mại 2010.