Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay thì không thể tránh khỏi những tranh chấp, mâu thuẫn có thể xảy ra. Để giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn này có rất nhiều phương pháp giải quyết, tuy nhiên phương pháp giải quyết bằng trọng tài được ưa chuộng nhiều nhất.
Mục lục bài viết
1. Trọng tài kinh tế là gì?
Trọng tài kinh tế là Tổ chức xã hội – nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế; các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu. Trọng tài kinh tế được tổ chức dưới hình thức trung tâm trọng tài kinh tế. Trung tâm trọng tài kinh tế chỉ được phép thành lập khi có ít nhất 5 trọng tài viên là sáng lập viên.
Trọng tài kinh tế tên tiếng Anh là: “Economic arbitrator”,
2. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài kinh tế:
Khái quát về trọng tài thương mại
– Khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này
– Khoản 2 Điều 3 Luật trọng tài thương mại: “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh…”.
Như vậy, để đưa tranh chấp thương mại ra giải quyết trước hội đồng trọng tài, các bên cần phải có một thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài đại diện cho ý chí của các bên rằng, họ muốn tranh chấp được giải quyết theo phương thức trọng tài.
Thỏa thuận trọng tài có thể có trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Việc này có nghĩa là thỏa thuận trọng tài có thể được các bên ký kết ngay trong hợp đồng ban đầu (lúc chưa phát sinh tranh chấp), cho đến khi xảy ra tranh chấp thì các bên có thể thỏa thuận phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nhưng cho dù trước hoặc sau tranh chấp thì thỏa thuận trọng tài phải được thống nhất giữa hai bên bằng văn bản.
Những tranh chấp thương mại có thể giải quyết thông qua trọng tài
Theo Điều 2 Luật trọng tài thương mại, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài gồm: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; Tranh chấp phát sinh giữa các bên, trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại; Tranh chấp giữa các bên mà pháp luật được giải quyết bằng trọng tài.
Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
– Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
– Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Quy trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại:
Khi có đủ các điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại như có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực… thì các bên thực hiện các bước theo trình tự tố tụng trọng tài.
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo.
Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ, Điều 35
Theo đó: Bản tự bảo vệ gồm có các nội dung sau đây:
– Ngày, tháng, năm làm bản tự bảo vệ;
– Tên và địa chỉ của bị đơn;
– Cơ sở và chứng cứ tự bảo vệ, nếu có;
– Tên và địa chỉ của người được bị đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn này có thể được Trung tâm trọng tài gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc.
Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm Trọng tài viên.
Trường hợp bị đơn cho rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì phải nêu rõ điều đó trong bản tự bảo vệ.
Trường hợp bị đơn không nộp bản tự bảo vệ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì quá trình giải quyết tranh chấp vẫn được tiến hành.
Bước 3: Thành lập Hội đồng trọng tài.
Bước 4: Hòa giải (theo Điều 58 Luật trọng tài thương mại 2010).
Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài
Bước 5: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp (Điều 55 Luật trọng tài thương mại 2010).
Thành phần, thủ tục phiên họp giải quyết tranh chấp gồm có:
– Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
– Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.
– Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.
Bước 6: Hội đồng trọng tài ra phán quyết.
4. Lợi thế khi giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài:
– Do hình thức này có thủ tục tiện lợi, linh hoạt và nhanh chóng. Khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài các bên được tự do lựa chọn thủ tục tố tụng. Thủ tục tố tụng trọng tài cũng đơn giản hơn so với thủ tục tố tụng tại tòa án. Giải quyết bằng trọng tài, trong một số trường hợp, các bên có thể định ra cả nguyên tắc, trình tự, thủ tục trọng tài.
– Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài luôn có khả năng giữ bí mật rất cao. Đối với các bên tham gia
– Phán quyết của trọng tài thường chính xác, khách quan và có độ tin cậy cao. Vì các bên được quyền tự chọn lựa trọng tài viên, nên các trọng tài viên thường là những chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về các lĩnh vực chuyên môn. Đồng thời, quyết định của trọng tài dường như không bị chi phối bởi yếu tố chính trị. Vì thế, nó sẽ mang tính khách quan hơn phán quyết của tòa án
– Quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm. Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì phán quyết đó bắt buộc có hiệu lực thi hành với các bên, các bên không có quyền kháng cáo hay kháng nghị. Đây là điểm khác biệt cũng là ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với tòa án. Như vậy, có thể dẫn đến tình trạng dây dưa kéo dài, gây tốn kém cả về thời gian và tiền bạc, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Ưu điểm này xuất phát từ quyền định đoạt của các bên, từ việc tự do lựa chọn phương thức trọng tài đến lựa chọn trọng tài viên cũng như thủ tục tố tụng.
Giải pháp nâng cao giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài
– Trọng tài thương mại quốc tế được các chuyên gia kinh tế đánh giá là phương thức giải quyết tranh chấp trong tương lai với nhiều ưu điểm nổi trội. Do vậy, Việt Nam muốn hội nhập vào nền kinh tế thế giới một cách nhanh chóng và bền vững thì phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về trọng tài nói riêng cho phù hợp với xu thế phát triển chung.
– Hiệu quả hoạt động của trọng tài còn phụ thuộc vào thái độ của các chủ thể kinh doanh. Do đó, việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật trọng tài cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về bản chất và ưu thế của trọng tài thương mại, từ đó tạo điều kiện cho cơ chế này ngày càng phát triển.
– Bên cạnh đó, mỗi trung tâm trọng tài cũng phải có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ trọng tài viên, không chỉ về số lượng mà cả chất lượng. Đặc biệt, công tác nghiên cứu và giảng dạy pháp luật trọng tài là nhân tố bảo đảm cho sự phát triển bền vững của mô hình. Vì thế, cần bồi dưỡng năng lực cũng như định hướng cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên luật và kinh tế về những vấn đề cơ bản trong pháp luật trọng tài.