Tiêu chuẩn VietGAP cho lúa là áp dụng quy trình VietGAP trong sản xuất lúa. Lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP phải đảm bảo quy trình sản xuất an toàn cho nông dân; đảm bảo chất lượng và sức khoẻ cho người tiêu dùng. Để hiểu rõ hơn quy trình này, mời các bạn tham khảo bài viết Trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP có ưu điểm gì? dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP có ưu điểm gì?
Tăng thu nhập cho người sản xuất: Sản phẩm được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP thường có chất lượng cao và đáp ứng các yêu cầu an toàn thực phẩm. Điều này có thể giúp nông dân bán sản phẩm của mình với giá cao hơn, vì người tiêu dùng thường sẵn lòng trả giá cao hơn cho sản phẩm an toàn và chất lượng. Ngoài ra, việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP giúp người sản xuất tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng như xuất khẩu sản phẩm hoặc cung cấp cho các thương hiẹu nổi tiếng. Điều này có thể mang lại cơ hội bán hành với giá trị cao hơn và lợi nhuận tốt hơn. Người tiêu dùng thường tin tưởng và ưa chuộng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP do chúng đảm bảo an toàn và chất lượng. Việc xây dựng uy tín này có thể giúp người sản xuất duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường thu nhập.
Đảm bảo an toàn thực phẩm: VietGAP đặt ra các quy định và tiêu chuẩn chặt chẽ để đảm bảo an toàn thực phẩm. Điều này bao gồm việc kiểm soát sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và các chất hoá học khác, giảm nguy cơ ô nhiễm thực phẩm. Ngoài ra tiêu chuẩn VietGAP đặt ra các hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng phân bón và hoá chất, hướng dẫn về quản lý tài nguyên nước và đất một các bền vững để giảm ô nhiễm.
Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường: Nông dân tuân thủ tiêu chuẩn VietGAP có thể hưởng lợi từ việc tham gia vào chuỗi cung ứng có uy tín, giúp tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và nâng cao giá trị thương mại cho sản phẩm của họ.
Quản lý nguồn lực hiệu quả: VietGAP khuyến khích sử dụng nguồn lực (nước, phân bón, năng lượng), một cách hiệu quả giúp giảm chi phí sản xuất và tăng cường bền vững của hệ thống nghiệp.
Thúc đẩy phát triển bền vững: VietGAP không chỉ hướng đến lợi ích ngắn hạn mà còn tập trung vào sự bền vững của hệ thống nông nghiệp, giúp duy trì và phát triển nguồn lực tự nhiên cho thế hệ tương lai.
Giảm rủi ro cho người lao động: Tiêu chuẩn VietGAP đề xuất việc đào tạo cho người lao động về quy tắc an toàn lao động và các biện pháp bảo vệ cá nhân, trang bị thiết bị bảo vệ cá nhân như mũ bảo hiểm, găng tay, kính bảo hộ. Đồng thời hướng dẫn về việc sử dụng an toàn hoá chất và phân bón, giảm nguy cơ ô nhiễm và tiếp xúc trực tiếp với cá chất có thể gây hại cho sức khoẻ. Bằng cách thực hiện những biện pháp này, VietGAP không chỉ giúp bảo vệ sức khoẻ và an toàn của người lao động mà còn đồng thời giảm rủi ro tai nạn và sự cố trong quá trình sản xuất lúa. Điều này làm tăng hiệu quả lao động và giảm chi phí liên quan.
2. Tiêu chuẩn VietGap trong trồng lúa:
Tiêu chuẩn của VietGap được hiểu là thực hành sản xuất nông sản tốt ở Việt Nam. Bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục để hướng dẫn các bà con thực hiện quy trình sản xuất. Trong đó, phải đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng; đồng thời đảm bảo phúc lợi cho xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng; bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Tiêu chuẩn VietGAP cho lúa là áp dụng quy trình VietGAP trong sản xuất lúa. Lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP phải đảm bảo quy trình sản xuất an toàn cho nông dân; đảm bảo chất lượng và sức khoẻ cho người tiêu dùng. Và quy trình này áp dụng mô hình sản xuất lúa thương phẩm tại Việt Nam; đối với các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh , kiểm tra và chứng nhận sản phẩm lúa gạo tại Việt Nam
– An toàn cho nông dân: đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động trong quá trình sản xuất lúa. Ban hành các hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân và giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động.
– An toàn thực phẩm: Để đảm bảo lúa được sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, bao gồm việc kiểm soát sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, và các chất hoá học khác. Để đảm bảo an toàn thực phẩm của sản phẩm chè, quy trình VietGAP đã chú trọng và việc kiểm soát các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng an toàn của sản phẩm từ quá trình trồng đến thu hoạch. Xác định liều lượng phân bón cần thiết dựa trên đặc điểm của đất đai và cây lúa. Ngoài ra tiêu chuẩn VietGAP sử dụng phân bón hữu cơ và chất lượng cao để giảm ô nhiếm hoá học cho môi trường. Xác định các loại thuốc phòng ngừa sâu bệnh và hướng dẫn về liều lượng sử dụng, cách sử dụng và thời điểm sử dụng nhằm đảm bảo tránh tác động tiêu cực đến người dân cũng như môi trường sống xung quanh.
– An toàn môi trường: VietGAP hướng dẫn vê việc duy trì và bảo vệ môi trường xung quanh khu vực trồng lúa.
– Truy xuất được nguồn gốc: việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm là một trong những giải pháp công nghệ để đảm bảo minh bạch hoá thông tin.Truy xuất nguồn gốc có chức năng theo dõi và nhận diện được đầy đủ thông tin của lô sản phẩm thực phẩm, từ thành phẩm cuối cùng về nơi sản xuất ban đầu, rà soát giai đoạn trong chuỗi chế biến và phân phối. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm hỗ trợ ghi nhận các thông tin từng lô sản phẩm mỗi khi phát sinh thông tin trong chuỗi sản xuất đến sản phẩm cuối cùng. VietGAP còn đào tạo nhân viên về quy trình theo dõi và truy xuất nguồn gốc. Tạo ý thức trong cộng đồng sản xuất vê tầm quan trọng của việc duy trì thông tin minh bạch và an toàn cho dữ liệu về nguồn gốc sản phẩm. Bằng cách này, quy trình giám sát và kiểm tra chất lượng có thể dựa trên thông tin chính xác và đầy đủ về nguồn gốc, giúp đảm bảo rằng sản phẩm chè tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng từ quá trình trồng đến thu hoạch và chế biến.
3. Các bước Trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP:
– Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
Vùng canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP cần phù hợp với mô hình sản xuất tại địa phương. Vùng sản xuất phải được khảo sát, đánh giá phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật; cũng như các quy định hiện hành về các mối nguy có khả năng gây ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý.
Đối với trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện phải có biện pháp khắc phục. Khi lúa đạt trong giới hạn cho phép qua phân tích sản phẩm; vùng sản xuất được chọn.
Đối với trường hợp các môi nguy ô nhiễm cao, không thể khắc phục; vùng canh tác này không được chọn sản xuất theo quy trình trồng lúa VietGAP.
– Quản lý đất
Mỗi năm đều phải tiến hành đánh giá đất trồng về các mối nguy gây ô nhiễm. Khi cần thiết, phải tiến hành lấy mẫu, phân tích và đánh giá; để kiểm nghiệm sự phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành.
Phải tiến hành xử lý các mối nguy tiềm ẩn trong đất trồng khi cần thiết. Nhà nông phải được sự tư vấn từ chuyên gia để có biện pháp khắc phục kịp thời. Đồng thời, nhà nông phải ghi chép và lưu trữ hồ sơ khi triển khai.
Nông dân nên có các biện pháp chống thoái hóa đất; thực hiện công tác ghi chép và lưu trữ hồ sơ với các hoạt động trong quy trình trồng lúa.
– Giống lúa
Giống lúa sử dụng trong quy trình trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP phải có nguồn gốc rõ ràng. Giống lúa phải thuộc Danh mục giống cây trồng được cho phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Bà con nhà nông cần ghi chép tên giống, cấp giống; cũng như nơi sản xuất giống lúa, hóa chất đã dùng để xử lý hạt giống.
Các giống lúa được sử dụng sản xuất theo quy trình trồng lúa VietGAP là các giống lúa nguyên chủng và xác nhận.
Độ thuần ≥ 99,7% | Độ ẩm ≤ 13,0% |
Độ sạch ≥ 98% | Hạt cỏ dại ≤ 10 hạt/kg |
Tỷ lệ nảy mầm ≥ 80% | Hạt giống khác ≤ 0,3% |
Ngoài ra, Khuyến nông khuyến khích nhà nông gieo trồng giống lúa GS55 cho mùa vụ Đông Xuân cũng như vụ Hè Thu. GS55 thích hợp trồng nhiều chân đất khác nhau; thân lúa cứng cáp, bộ rễ bám đất khỏe, chống đổ ngã tốt. Hơn hết, năng suất gieo trồng GS55 được đánh giá cao; cho hạt lúa to, hạt chắc, dài tròn và bóng mẩy.
– Phân bón và các chất bổ sung
Mỗi năm đều cần đánh giá việc sử dụng phân bón về các mối nguy gây ô nhiễm. Nếu xác định phân bón hay các chất bổ sung có nguy cơ gây ô nhiễm; cần áp dụng biện pháp khắc phục kịp thời. Nhằm hạn chế và giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm ruộng lúa. Nhà nông cần ghi chép và lưu trữ hồ sơ.
Chỉ sử dụng các loại phân bón và các chất bổ sung; khi chúng có trong Danh mục phân bón được cho phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
Vùng sản xuất theo quy trình trồng lúa VietGAP không sử dụng phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao. Bao gồm phân hữu cơ truyền thống chưa qua xử lý; rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp chưa qua chế biến. Trong trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ; nhà nông cần phải ghi rõ thời gian, phương pháp và lưu trữ hồ sơ.
Chọn các loại phân bón giảm thiểu ô nhiễm; ứng dụng các phương pháp sản xuất giảm phân bón; tăng cường sử dụng phân bón có nguồn gốc hữu cơ.
Cần phải ghi chép và lưu hồ sơ tên, nơi sản xuất, thời điểm, số lượng, tên và địa chỉ người bán khi mua phân bón; thời gian, tên, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón khi sử dụng phân bón.
Các dụng cụ, địa điểm phối trộn và dự trữ phân bón sau sử dụng cần vệ sinh an toàn; thường xuyên bảo dưỡng. Nơi chứa phân bón, các dụng cụ phối trộn phải độc lập với khu vực bảo quản lúa và nguồn nước tưới.
– Nước tưới
Mỗi năm đều cần đánh giá mối nguy gây ô nhiễm từ nguồn nước tưới. Khi cần thiết, phải tiến hành lấy mẫu, phân tích và đánh giá; để kiểm nghiệm sự phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành. Công tác kiểm tra phải được ghi chép và lưu trữ hồ sơ.
Không sử dụng nước thải công nghiệp; nước thải từ bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc gia cầm; nước phân tươi chưa qua xử lý vào tưới cho sản xuất theo quy trình trồng lúa VietGAP.
Đối với trường hợp nước tại vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn; phải thay thế nguồn nước khác đạt tiêu chuẩn. Nếu có thể áp dụng biện pháp xử lý và nguồn nước đạt yêu cầu mới có thể sử dụng. Nhà nông ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra và lưu trữ hồ sơ.
– Hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật
Đối với sâu bệnh hại lúa, bà con cần áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại và cây trồng; nhằm hạn chế sử dụng thuốc BVTV trong quy trình trồng lúa VietGAP. IPM và ICM là hai chương trình hiệu quả được khuyến khích bà con tìm hiểu và ứng dụng trên lúa.
Trong trường hợp phải sử dụng hóa chất, bao gồm thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng; nhà nông cần có ý kiến của chuyên gia để sử dụng thuốc hiệu quả.
Nhà nông phải mua thuốc BVTV từ các cửa hàng được phép kinh doanh thuốc BVTV. Khi mua, nhà nông phải ghi chép tên thuốc, thời điểm mua, cơ sở sản xuất, người bán và lưu trữ hồ sơ.
Hóa chất sử dụng trong quy trình trồng lúa VietGAP phải có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam.
Bà con nông dân lưu ý phải sử dụng thuốc BVTV theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì và các hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Khi sử dụng thuốc BVTV phải ghi chép tên dịch hại, tên thuốc, thời điểm sử dụng, liều lượng sử dụng; dụng cụ phun, phương pháp phun, người phun và lưu trữ hồ sơ.
– Bảo quản thuốc BVTV và dụng cụ
Sau khi dùng thuốc, bà con phải vệ sinh các dụng cụ; kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên.
Hóa chất tồn tư và nước rửa dụng cụ phun cần được xử lý theo quy trình; tránh đổ trực tiếp ra môi trường làm ô nhiễm.
Cần có khu vực chứa thuốc BVTV cách ly với khu vực sản xuất, nơi chứa sản phẩm. Khu vực chứa thuốc BVTV phải thoáng, an toàn và khóa kỹ. Đặc biệt lưu ý không để thuốc BVTV dạng lỏng bên trên các thuốc dạng bột; có thể dẫn đến rò rỉ thuốc, ảnh hưởng hiệu lực thuốc.
Phải giữ thuốc BVTV trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng; phải ghi chú rõ tên thuốc, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng nếu đổi nơi chưa khác.
Phải ghi rõ các thuốc BVTV đã hết hạn sử dụng để theo dõi; không lưu trữ chung với các thuốc khác và xử lý theo quy định nhà nước.
Các nhiên liệu, xăng dầu và hóa chất khác phải được bảo quản riêng khu vực; để đảm bảo an toàn và hạn chế ô nhiễm trên lúa và môi trường xung quanh.
Lưu ý:
Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa thuốc BVTV. Cần thu gom vỏ bao bì để cất giữ nơi an toàn; xử lý đúng quy định nhà nước về an toàn khi dùng hóa chất.
Khi cần thiết, cần phải kiểm tra dư lượng hóa chất trong lúa để theo dõi và điều chỉnh. Công tác lấy mẫu do người được đào tạo thực hiện; mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm được công nhận và lưu trữ kết quả kiểm tra trong hồ sơ quy trình trồng lúa VietGAP.
– Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
+ Thu hoạch, thiết bị, vật tư thu hoạch và đồ chứa
Khi thu hoạch lúa, cần phải đúng thời gian cách ly với thời điểm bón phân, phun thuốc lên lúa.
Các thiết bị, dụng cụ thu hoạch, bao bì phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Các vật tư dùng trong thu hoạch phải đảm bảo chắc chắn, vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng. Phải thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị, dụng cụ; tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm.
Bao bì chứa lúa sau thu hoạch phải được cất giữ riêng biệt với kho chứa hóa chất, phân bón, chất phụ gia. Nhà nông cần có biện pháp hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm.Bao bì chứa phế thải, thuốc BVTV, phân bón không dùng để đựng lúa.
+ Kho chứa, đóng bao, bảo quản lúa
Kho chứa, đóng bao và bảo quản lúa phải cách ly với kho chứa xăng dầu, máy móc nông nghiệp; để ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm sản phẩm.
Kho chứa phải có hệ thống thoát nước và các biện pháp ngăn ngừa xâm nhập của sinh vật hại lúa; nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm sản phẩm trong khu vực bảo quản lúa.
Khi tiến hành công tác khử trùng, phòng trừ các đối tượng dịch hại trong kho chứa; phải tiến hành theo quy trình an toàn, cách ly theo quy định an toàn vệ sinh thực phẩm.
+ Vận chuyển
Phương tiện vận chuyển sản phẩm phải được làm sạch trước khi sử dụng.
Lưu ý: Nhà nông không vận chuyển lúa chung với các hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm.
– Người lao động
+ An toàn lao động
Người trực tiếp quản lý, sử dụng hóa chất trong quy trình trồng lúa phải có kiến thức, kỹ năng sử dụng và kỹ năng ghi chép.
Tổ chức và cá nhân sản xuất theo quy trình trồng lúa VietGAP phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu cơ bản; cung cấp trang thiết bị và áp dụng các biện pháp sơ cứu cần thiết. Đưa người lao động nhiễm hóa chất đến bệnh viện gần nhất sau khi sơ cứu.
Người lao động được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hóa chất trong quy trình trồng lúa phải được trang bị quần áo bảo hộ. Quần áo bảo hộ lao động phải được giặt sạch vè để cách ly với thuốc BVTV.
Cần cắm biển báo vùng sản xuất vừa mới phun thuốc BVTV để tránh tiếp xúc.
Phải có hướng dẫn thao tác sử dụng máy móc thiết bị trong quá trình trồng lúa, chăm sóc lúa; đảm bảo an toàn tránh rủi ro khi vận hành thiết bị cho người lao động.
Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị, công cụ; nhằm hạn chế rủi ro gây tai nạn cho người sử dụng trong quy trình trồng lúa.
+ Vệ sinh cá nhân
Cần có nội quy vệ sinh cá nhân sau khi sử dụng phân bón, thuốc BVTV và phổ biến cho người lao động.
Người lao động phải thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân theo quy định.
Phải có nhà vệ sinh sạch sẽ và các chất thải phải được xử lý đúng quy trình; hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
+ Đào tạo
Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về các nguy cơ liên quan sức khỏe và an toàn lao động; phải được tập huấn về các lĩnh vực sau:
Phương pháp sử dụng hóa chất, thuốc BVTV; biện pháp sử dụng hóa chất an toàn trong quy trình trồng lúa, chăm sóc lúa.
Phương pháp sử dụng các phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ ứng dụng cho quy trình trồng lúa.
Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động, ngộ độc thuốc BVTV.
Các nội quy vệ sinh cá nhân khi tiếp xúc hóa chất.
Các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM).
Quy trình trồng lúa theo VietGAP.
– Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
Tổ chức và cá nhân sản xuất theo quy trình trồng lúa VietGAP phải ghi chép nhật ký sản xuất và lưu hồ sơ; về vùng sản xuất, đất, giống, phân bón, nước tưới, thuốc BVTV; về vị trí và mã số của lô sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và các thông tin khác theo quy định của VietGAP.
Hồ sơ lưu trữ phải được thiết lập cho từng khâu của quy trình trồng lúa theo VietGAP; để dễ dàng kiểm tra, đánh giá và truy xuất.
Hồ sơ lưu trữ phải được lưu ít nhất hai năm hoặc lâu hơn; nếu có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý tại hộ nông dân hoặc nhóm, tổ, hợp tác xã, đơn vị sản xuất.
Lúa thương phẩm sản xuất theo quy trình trồng lúa VietGAP phải được ghi rõ vị trí sản xuất và mã số theo từng lô sản phẩm. Vị trí và mã số của lô sản phẩm phải được lập hồ sơ và lưu trữ thông tin.
Tổ chức và cá nhân thực hiện quy trình trồng lúa theo VietGAP phải kiểm tra nội bộ xem việc ghi chép và lưu hồ sơ đã đạt yêu cầu chưa. Nếu chưa, cần có biện pháp khắc phục và phải được lưu trong hồ sơ.
Bao bì chứa sản phẩm khi xuất hàng phải có nhãn mác; để giúp việc truy xuất nguồn gốc được dễ dàng.
Khi xuất hàng, phải ghi chép rõ thời gian xuất, khối lượng, địa chỉ nơi xuất; nơi nhận và lưu giữ hồ sơ cho từng lô sản phẩm.
Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm; phải cách ly lô sản phẩm đó và ngừng phân phối. Nếu đã phân phối, phải thông báo ngay tới người tiêu thụ. Xác định nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm; ghi chép lại nguy cơ, giải pháp xử lý và lưu trữ hồ sơ.
– Kiểm tra nội bộ
Tổ chức và cá nhân thực hiện quy trình trồng lúa theo VietGAP; phải tiến hành kiểm tra, đánh giá nội bộ ít nhất một lần trong mỗi vụ sản xuất.
Việc kiểm tra phải được thực hiện theo Bảng chỉ tiêu kiểm tra và phương pháp đánh giá. Báo cáo kết quả kiểm tra có chữ ký của kiểm tra viên và người đại diện của tổ chức, cá nhân sản xuất lúa.
Báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá nội bộ cũng như của cơ quan có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ.
– Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất lúa theo VietGAP phải có trách nhiệm giải quyết; thực hiện theo quy định của pháp luật; lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ.
THAM KHẢO THÊM: