Cây thuốc phiện, cây cần sa là những hoạt chất gây nghiện, mang đến hậu quả nghiêm trọng trong cho sức khỏa của người sử dụng. Vậy trồng cây thuốc phiện, cây cần sa bị xử phạt như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phân tích làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Trồng cây thuốc phiện, cây cần sa bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 247 Bộ luật hình sự 2015, người nào có hành vi trồng cây thuốc phiện, cây quy định mức phạt đối với hành vi trồng cây thuốc phiện như sau:
– Chủ thể trồng cây thuốc phiện, cây cần sa thì sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Chủ thể vi phạm đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống.
+ Chủ thể vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa,… hoặc đã bị kết án về tội tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Trồng cây thuốc phiện, cây cần sa với sới số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.
Lưu ý rằng, đối tượng nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp trên, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
– Cá nhân, tổ chức bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Phạm tội có tổ chức;
+ Phạm tội với số lượng 3.000 cây trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Ngoài ra, Điều 247 Bộ luật hình sự 2015 còn quy định rõ, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, hành vi trồng cây thuốc phiện, cần sa có thể bị phạt đến 07 năm tù.
Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức trồng cây thuốc phiện, cây cần sa còn có thể bị xử phạt hành chính, với mức xử phạt cụ thể như sau:
Cá nhân, tổ chức trồng cây cần sa, trồng cây thuốc phiện mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy. Ngoài ra, chủ thể vi phạm còn bị tịch thu cây thuốc phiện, cây cần sa. Trong trường hợp chủ thể vi phạm là người nước ngoài thì còn có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Như vậy, hành vi trồng cây thuốc phiện, trồng cây cần sa còn có thể đứng trước mức xử phạt hành chính với số tiền lên đến 10 triệu đồng.
Từ những phân tích ở trên, có thể thấy, cá nhân, tổ chức trồng cây thuốc phiện, cây cần sa sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào hành vi và mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức sẽ đứng trước mức xử phạt khác nhau. Nhẹ thì bị xử phạt hành chính. Nặng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Các yếu tố cấu thành tội trồng cây thuốc phiện, cây cần sa:
Trồng cây thuốc phiện, cây cần sa là hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại điều 247 Bộ luật hình sự 2015. Để cấu thành nên tội trồng cây thuốc phiện, cây cần sa thì có các yếu tố cấu thành chủ yếu như sau:
– Chủ thể của tội trồng cây thuốc phiện, cây cần sa:
Chủ thể của tội trồng cây thuốc phiện, cây cần sa là công dân từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
– Khách thể tội trồng cây thuốc phiện, cây cần sa:
Khách thể của tội trồng cây thuốc phiện, cây cần sa là quy định, chế tài của Nhà nước về quản lý trật tự an toàn xã hội; chế độ quản lý của Nhà nước về việc trồng cây thuốc phiện hoặc các cây có chứa chất ma tuý.
– Mặt chủ quan của tội trồng cây thuốc phiện, cây cần sa:
Người phạm tội thực hiện hành vi trồng cây thuốc phiện, cây cần sa là do cố ý. Người phạm tội đã ý thức rõ rằng hành vi trồng cây thuốc phiện, cây cần sa của mình là trái với quy định của pháp luật nhưng vẫn cố tình trồng. Đồng thời, chủ thể vi phạm đã nắm bắt được những thông tin, chủ trương, chính sách của Nhà nước về phòng chống ma túy, những hành vi bị nghiêm cấm nhưng vẫn cố ý thực hiện.
Cùng với đó, mặt chủ quan của tội trồng cây thuốc phiện còn là việc người trồng đã thấy trước được tác hại của của thuốc phiện, cần sa, hạ lụy kéo theo của hành vi mà mình gây ra nhưng vẫn làm.
Như vậy, mặt chủ quan của tội trồng cây thuốc phiện, cây cần sa là lỗi cố ý của người thực hiện hành vi; dù biết hành vi đó là vi phạm pháp luật, biết trước được hậu quả nhưng vẫn tiến hành thực hiện.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn B (30 tuổi), thường trú tại Lào Cai. Anh B là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Đầu năm 2021, thấy bạn bè nói trồng cây thuốc phiện để xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ kiếm được nhiều tiền nên anh B đã xin hạt giống của người bạn đó rồi trồng cây thuốc phiện sau nhà. Anh B ý thức được rằng hành vi của mình là vi phạm pháp luật, cũng biết thuốc phiện mình trồng ra sẽ được bán đi, phục vụ cho quá trình sản xuất ma túy nhưng anh vẫn thực hiện. Tại tình huống này, đây chính là mặt chủ quan của tội trồng cây thuốc phiện.
– Mặt khách quan tội trồng cây thuốc phiện, cây cần sa:
Mặt khách quan của tội trồng cây cần sa, cây thuốc phiện là yếu tố tài chính mà hoạt động “trồng” mang lại. Khi bán cần sa, thuốc phiện, cá nhân, tổ chức sẽ thu về một nguồn lợi tương đối lớn. Đây được xem là yếu tố khách quan cấu thành nên tội phạm trồng cây cần sa, cây thuốc phiện.
Công tác quản lý Nhà nước, quản lý người dân về việc trồng cây thuốc viện, cây cần sa chưa thực sự chặt chẽ. Đây cũng được xem là một trong những yếu tố khách quan cấu thành nên tội phạm trồng cây thuốc phiện, cây cần sa theo quy định của Nhà nước và pháp luật.
3. Nhà nước cần làm gì để ngăn chặn hành vi trồng cây thuốc phiện, cây cần sa của người dân:
Cây thuốc phiện, cây cần sa là những loại cây chứa thành tố gây nghiện cao. Đây được xem là nhiên liệu để sản xuất ra các loại ma túy, chất gây nghiện cho con người sử dụng. Hay nói cách khác, cây cần sa, cây thuốc phiện là một trong những hình thức của ma túy.
Ma túy đem đến những cái chết trắng cho con người, kìm hãm sự phát triển của các cá nhân và toàn xã hội. Chính vì vậy, công tác phòng chống ma túy đã và đang được Đảng và Nhà nước ta đẩy mạnh thực hiện. Một trong những cách thức thực hiện đó là nghiêm cấm hành vi trồng cây cần sa, cây thuốc phiện, cũng như đưa ra biện pháp xử phạt đối với những chủ thể có hành vi vi phạm.
Thực tế hiện nay, công tác phòng chống ma túy tại nước ta vẫn còn chứa đựng rất nhiều lỗ hổng. Tất nhiên, ta không thể phủ nhận sự cố gắng, quyết tâm của Đảng, Nhà nước và toàn dân trong công tác ngăn chặn và phòng chống ma túy. Song, để hoạt động phòng chống ma túy đạt hiệu quả cao hơn, Nhà nước cần đưa ra những biện pháp, quy định chặt chẽ hơn về việc ngăn chặn hành vi trồng cây thuốc phiện, cây cần sa.
Một số phương hướng kiến nghị đưa ra như sau:
– Nhà nước cần đẩy mạnh công tác biên phòng, quản lý đường biên giới, cửa khẩu để ngăn chặn hành vi buôn bán, vận chuyển thuốc phiện, cần sa qua đường biên giới.
– Chính quyền ở từng địa phương cần đẩy mạnh quản lý dân cư; thường xuyên kiểm tra, khảo sát hoạt động của người dân, để từ đó kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm, đưa ra những phương hướng xử lý tốt nhất để ngăn chặn sự việc diễn ra một cách tiêu cực hơn.
– Các biện pháp xử lý hành vi vi phạm mà Nhà nước đưa ra cần chặt chẽ và dứt khoát hơn. Tức khi phát hiện cá nhân, tổ chức nào vi phạm hành vi trồng cây thuốc phiện, cây cần sa, cơ quan chức năng có thẩm quyền cần điều tra một cách kỹ càng để thu thập chứng cứ. Sau khi có đầy đủ chứng cứ, cần đưa ra mức xử lý phù hợp nhất với hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức đó.
– Công tác tuyên truyền tác hại, hậu quả của ma túy, của việc trồng cây cần sa, cây thuốc phiện cũng cần được đẩy mạnh. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, Nhà nước cần đưa ra những bài phóng sự thực tế để tuyên truyền và giáo dục người dân.
Hơn tất cả, mỗi người dân cần tìm hiểu về tác hại của ma túy, nâng cao kiến thức về pháp luật. Có như vậy, họ mới không vi phạm pháp luật về phòng chống ma túy. Công tác phòng chống ma túy của Đảng và Nhà nước từ đó cũng đạt được hiệu quả cao nhất.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Bộ luật hình sự 2015; Nghị định 144/2021/NĐ-CP.