Trồng trọt (Vietnamese Good Agricultural Practices for Crop Production) được coi là một tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam áp dụng cho các phương pháp trồng trọt bền vững và an toàn (TCVN 11892-1:2017 – Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) – Phần 1: Trồng trọt). Không chỉ tối ưu hóa hiệu suất và chất lượng sản phẩm, nông sản VietGAP còn mang lại nhiều giá trị cao trong thị trường nông nghiệp sạch hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại lợi ích gì?
Đối với xã hội, việc tuân thủ tiêu chuẩn VietGAP chứng tỏ sự cam kết của Việt Nam đối với chất lượng sản phẩm nông nghiệp, từ đó tăng cường danh tiếng của ngành nông nghiệp trong nước và thúc đẩy xuất khẩu bằng cách vượt qua các rào cản kỹ thuật và tuân thủ các quy định của các nước nhập khẩu. Sự áp dụng của VietGAP cũng thúc đẩy sự thay đổi trong cách sản xuất hiện tại, giúp giảm chi phí y tế và cung cấp sản phẩm an toàn, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Đối với nhà sản xuất, việc tuân thủ tiêu chuẩn VietGAP giúp họ nắm bắt kịp thời các vấn đề liên quan đến an toàn và vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất. Việc kiểm soát quy trình từ làm đất, chăm sóc cây trồng đến thu hoạch giúp tạo ra sản phẩm chất lượng cao và ổn định. Sự áp dụng của VietGAP cũng tạo ra lòng tin từ các nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý, giúp xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định.
Đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu, việc sử dụng nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng từ những nhà sản xuất áp dụng VietGAP đảm bảo chất lượng và uy tín của sản phẩm cuối cùng. Điều này giúp giảm chi phí và thời gian kiểm tra mẫu hàng đầu vào, đồng thời giảm nguy cơ sản phẩm bị từ chối nhập khẩu hoặc kiểm tra mẫu 100% do không đáp ứng yêu cầu về dư lượng hóa chất.
Đối với người tiêu dùng, việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP mang lại lợi ích lớn nhất là sự đảm bảo về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. VietGAP thiết lập các nguy cơ và quy định cụ thể, giúp người tiêu dùng có quyền được yêu cầu và yên tâm khi lựa chọn sản phẩm. Việc có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận VietGAP trên sản phẩm là điểm nhận biết quan trọng, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và lựa chọn sản phẩm an toàn trên thị trường. Điều này cũng thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất cải tiến quy trình sản xuất để cung cấp sản phẩm nông nghiệp chất lượng và an toàn hơn cho xã hội.
2. Khái niệm về tiêu chuẩn VietGAP là gì:
VietGAP là viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục, hướng dẫn các tổ chức hay cá nhân sản xuất, xử lý trước và sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
Tiêu chuẩn Vietgap là tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt Việt nam (Vietnamese Good Agricultural Practices) quy định về kỹ thuật sản xuất, an toàn thực phẩm và môi trường từ khâu chọn đất, giống, phân bón cho đến thu hoạch với từng nhóm sản phẩm gồm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Tiêu chuẩn VietGAP dựa trên 4 tiêu chí:
Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: quy định cụ thể về kỹ thuật sản xuất từ khâu chọn đất, giống, phân bón cho đến thu hoạch theo đúng quy định cụ thể cho từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
An toàn thực phẩm: Gồm các biện pháp được dùng để đảm bảo thực phẩm không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch, tuyệt đối an toàn khi đến tay người tiêu dùng.
Môi trường làm việc: đất canh tác tốt, đầy đủ nguồn nước đảm bảo đúng tiêu chuẩn nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
Truy tìm nguồn gốc sản phẩm: Tiêu chuẩn này cho phép người tiêu dùng dễ dàng xác định được sản phẩm qua quá trình từ nguồn giống đến khi thành phẩm và đưa ra thị trường. Đồng thời qua truy xuất nguồn gốc, người dùng sẽ biết đầy đủ thông tin chính xác về doanh nghiệp sản xuất.
Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP là các sản phẩm chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng các hóa chất và các chất độc hại với cơ thể con người cũng như môi trường. Các sản phẩm được sản xuất và thu hoạch đúng quy trình, có nguồn thông tin truy xuất rõ ràng.
3. Các Tiêu chuẩn VietGAP phổ biến:
12 tiêu chuẩn vietgap đáp ứng điều kiện xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp là:
1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
2. Giống và gốc ghép
3. Quản lý đất và giá thể
4. Phân bón và chất phụ gia
5. Nước tưới cho cây trồng
6. Hóa chất (gồm phân vô cơ và thuốc BVTV)
7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
8. Quản lý và xử lý chất thải
9. An toàn lao động
10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
11. Kiểm tra nội bộ
12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
4. Các điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn VietGAP:
Đất canh tác và giá thể
– Tìm vùng đất canh tác có vị trí cao, thoát nước dễ dàng để thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của rau quả.
– Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ô nhiễm sản phẩm như: khói bụi, chất thải, hóa chất độc hại từ hoạt động hàng ngày của con người và khu công nghiệp.
– Địa điểm canh tác phải cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất là 2km, đồng thời cách ly ít nhất là 200m đối với chất thải sinh hoạt thành phố.
– Đảm bảo đất không bị tồn dư hóa chất độc hại, hàm lượng các kim loại nặng trong đất, giá thể không vượt quá quy định.
– Nếu vùng đất nuôi trồng có chứa kim loại nặng vượt giá trị cho phép, thì phải có những biện pháp canh tác và nuôi trồng hợp lý.
Nước tưới
– Sử dụng nguồn nước tưới từ sông sạch hoặc ao hồ không bị ô nhiễm, hoặc đã được xử lý cẩn thận và phải đảm bảo an toàn vệ sinh.
– Sử dụng nước giếng khoan để tưới đối với rau xà lách và các loại rau gia vị.
– Phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật phải được pha bằng nước sạch để tưới.
Con giống
– Phải biết rõ nguồn gốc nơi sản xuất giống, nếu giống nhập khẩu phải qua kiểm dịch kỹ lưỡng trước khi đem trồng.
– Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mang nguồn sâu bệnh.
– Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu bệnh, bảo đảm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Phân bón
– Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau khác nhau, trước khi thu hoạch từ 15 ngày cần kết thúc bón phân.
– Không được dùng phân chuồng tươi hoặc pha loãng phân chuồng tươi để tưới rau, nên tăng cường sử dụng phân hữu cơ để bón cho rau.
– Chỉ được phép sử dụng các loại phân bón có tên trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và đang có hiệu lực hiện hành.
Quy định cụ thể về việc sử dụng phân bón vi sinh là loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích, được sản xuất bằng cách phối trộn và sử dụng công nghệ xử lý các nguyên liệu hữu cơ, sau đó lên men với các chủng vi sinh theo quy định tiêu chuẩn nông nghiệp sạch.
Phòng trừ sâu bệnh
– Không sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật cho rau. Chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch.
– Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng bệnh thay cho việc sử dụng các loại thuốc hóa chất. Nhằm đảm bảo vệ an toàn cho cây trồng, môi trường đất, nước và không khí xung quanh.
– Kết thúc phun thuốc trước khi thu hoạch ít nhất từ 5 – 10 ngày, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi người tiêu dùng chọn mua để sử dụng.
– Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để kịp thời phát hiện và có biện pháp quản lý, khắc phục thích hợp đối với các loại sâu, bệnh.
Sử dụng một số biện pháp khác
– Ngoài việc nuôi trồng trực tiếp ngoài trời, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng nhà lưới, nhà kính để che chắn. Bởi nuôi trồng bằng cách này sẽ có tác dụng hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, sương giá, nắng hạn và rút ngắn thời gian sinh trưởng của rau.
– Có thể sử dụng màng nilon để phủ đất hạn chế được tình trạng sâu bệnh, cỏ dại, tiết kiệm nước tưới và hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Thu hoạch
– Thu hoạch rau quả theo đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng, sau đó loại bỏ lá già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng.
Sơ chế và kiểm tra
– Sau khi thu hoạch rau sẽ được chuyển vào phòng sơ chế, được phân loại, làm sạch bằng nước sạch, để ráo sau đó dùng túi sạch để lưu trữ. Trên bao bì ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Vận chuyển
– Sau khi đóng gói, rau sẽ được niêm phong và vận chuyển đến cửa hàng, siêu thị hoặc đưa trực tiếp cho người sử dụng trong vòng 2h để đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn.
Bảo quản và sử dụng
– Rau quả nên được bảo quản ở nhiệt độ 20 độ C và thời gian lưu trữ không quá 2 ngày, rau an toàn có thể sử dụng ngay không cần phải ngâm nước muối hay các chất làm sạch khác.
THAM KHẢO THÊM: