Sinh cảnh hay môi trường sống, là thuật ngữ trong sinh thái học chỉ những mảng nguồn sống, bao gồm các yếu tố vật lý, sinh học trong một khu vực, hỗ trợ sinh tồn và sinh sản của một loài cụ thể. Vậy sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất? Xin mời các em học sinh cùng theo dõi bài viết sau.
Mục lục bài viết
1. Sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?
A. Hoang mạc
B. Rừng ôn đới
C. Rừng mưa nhiệt đới
D. Đài nguyên
Đáp án: C. Rừng mưa nhiệt đới
- Rừng mưa nhiệt đới có đa dạng sinh học cao nhất so với các sinh cảnh khác do điều kiện khí hậu ẩm và nhiệt độ ổn định quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài thực vật và động vật.
- Hoang mạc có đa dạng sinh học thấp do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhiệt độ cao ban ngày và thấp về đêm, cùng với lượng mưa rất hạn chế.
- Rừng ôn đới có đa dạng sinh học vừa phải, với bốn mùa rõ rệt và sự thay đổi của thực vật theo mùa.
- Đài nguyên hay còn gọi là thảo nguyên, có đa dạng sinh học ở mức độ trung bình, chủ yếu là các loài cỏ và động vật ăn cỏ.
2. Vì sao rừng mưa nhiệt đới có đa dạng sinh học cao nhất?
- Rừng mưa nhiệt đới có khí hậu ẩm và nhiệt độ ổn định quanh năm, tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nhiều loài thực vật và động vật.
- Sự phong phú của nguồn nước từ mưa liên tục giúp duy trì các hệ sinh thái phức tạp và đa dạng.
- Đất trong rừng mưa nhiệt đới thường màu mỡ và phì nhiêu, hỗ trợ sự phát triển của đa dạng các loại cây cối.
- Sự đa dạng của thực vật tạo ra nhiều môi trường sống khác nhau, từ mặt đất đến tầng cao nhất của rừng, cho phép sự tồn tại của nhiều loài động vật đặc trưng.
- Rừng mưa nhiệt đới cũng là nơi có sự cạnh tranh sinh học cao, thúc đẩy sự tiến hóa và đa dạng hóa của các loài.
- Sự cô lập địa lý của một số khu vực rừng mưa nhiệt đới đã dẫn đến sự phát triển của các loài đặc hữu, chỉ tồn tại ở một khu vực nhất định.
- Rừng mưa nhiệt đới cung cấp nhiều loại quả và hạt, là nguồn thức ăn quan trọng cho động vật, giúp duy trì chuỗi thức ăn đa dạng.
- Sự đa dạng sinh học cũng được duy trì bởi sự phối hợp giữa các loài trong việc thụ phấn và phân tán hạt giống.
- Rừng mưa nhiệt đới thường ít bị ảnh hưởng bởi các biến đổi môi trường lớn như hạn hán hoặc lạnh giá, giúp duy trì sự ổn định của hệ sinh thái.
- Sự đa dạng sinh học lớn cũng góp phần vào việc duy trì sự cân bằng của chu trình carbon, quan trọng cho việc điều chỉnh khí hậu toàn cầu.
3. Các câu hỏi vận dụng liên quan kèm đáp án:
Câu 1: Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?
A. Thảo nguyên
B. Rừng mưa nhiệt đới
C. Hoang mạc
D. Rừng ôn đới
Đáp án: C. Hoang mạc
Giải thích:
Hoang mạc là nơi có khí hậu khắc nghiệt, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao lượng mưa ít nên có rất ít các loài sinh vật có thể thích nghi với môi trường này, dẫn đến độ đa dạng sinh học thấp.
Câu 2: Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp đất phi nông nghiệp
B. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên
C. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã
D. Điều hòa khí hậu
Đáp án: A. Cung cấp đất phi nông nghiệp
Giải thích:
Rừng tự nhiên không cung cấp đất phi nông nghiệp và cũng không nên chuyển thành đất phi nông nghiệp mà cần được gìn giữ và bảo tồn.
Câu 3: Cho các vai trò sau:
(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người
(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận
(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người
(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu
(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người
Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?
A. (1), (2), (3)
B. (2), (3), (5)
C. (1), (3), (4)
D. (2), (4), (5)
Đáp án: C. (1), (3), (4)
Giải thích:
– (2) sai vì đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên hữu hạn? không phải là nguồn tài nguyên vô cùng tận.
– (5) sai vì đa dạng sinh học chỉ giúp bảo tồn và phát triển các loại hiện có? thúc đẩy hình thành các loài mới qua một khoảng thời gian rất lâu chứ không thể liên tục để hình thành loài mới.
Câu 4: Ý nào dưới đây không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học?
A. Hiệu ứng nhà kính
B. Biến đổi khí hậu
C. Tuyệt chủng động vật, thực vật
D. Bệnh ung thư ở người
Đáp án: D. Bệnh ung thư ở người
Giải thích:
Bệnh ung thư ở người là do ảnh hưởng của rối loạn phân bào, không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học.
Câu 5: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Xây dựng nhiều đập thủy điện
B. Trồng cây gây rừng
C. Biến đất rừng thành đất phi nông nghiệp
D. Đốt rừng làm nương rẫy
Đáp án: B. Trồng cây gây rừng
Giải thích:
Trồng rừng giúp phủ xanh đồi trọc, phục hồi lại môi trường sống của các loài sinh vật và từ đó hỗ trợ khôi phục đa dạng sinh học.
Câu 6: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Cầm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã
B. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng
C. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người
Đáp án: D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người
Giải thích:
Nếu dừng hết sức hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cấp các loại thực phẩm, nguyên liệu và nhiên liệu. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người nên chúng ta cần khai thác một cách hợp lý và không nên dừng hẳn.
Câu 7: Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?
A. Cá heo
B. Sóc đen Côn Đảo
C. Rắn lục mũi hếch
D. Gà lôi lam đuôi trắng
Đáp án: A. Cá heo
Giải thích:
Cá heo không nằm trong sách đỏ Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể săn bắt hay nuôi nhốt trái phép cá heo.
Câu 8: Lạc đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào?
A. Hoang mạc
B. Rừng ôn đới
C. Rừng mưa nhiệt đới
D. Đài nguyên
Đáp án: A. Hoang mạc
Giải thích:
Lạc đà là sinh vật đặc trưng của các môi trường hoang mạc. Chúng có các đặc điểm cấu tạo cơ thể thích nghi với việc sinh sống và di chuyển trong môi trường này.
Câu 9: Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?
A. Đa dạng nguồn gen.
B. Đa dạng hệ sinh thái.
C. Đa dạng loài.
D. Đa dạng môi trường.
Đáp án: D. Đa dạng môi trường.
Giải thích:
Môi trường sống của sinh vật bao gồm các môi trường sống cơ bản đã biết là: môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí. Nên chúng ta không sử dụng tiêu chí đa dạng môi trường để xét về sự đa dạng sinh học.
Câu 10: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của đa dạng sinh học trong thực tiễn?
A. Cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm
B. Phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật
C. Cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho các hoạt động sản xuất của con người
D. Cung cấp dược liệu để làm thuốc và các loại thực phẩm chức năng
Đáp án: B. Phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật
Giải thích:
Phân hủy chất thải động vật và xác định vật là vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên.
Câu 11: Cho các ý sau:
(1) Giảm khả năng bị săn bắt và khai thác triệt để các loài động, thực vật
(2) Cung cấp môi trường sống phù hợp cho từng loài
(3) Động vật không cần tự đi kiếm ăn
(4) Động vật bị thương được chăm sóc y tế kịp thời
(5) Bảo tồn các nguồn gen quý hiếm
(6) Cung cấp địa điểm tham quan cho con người
Ý nào không phải là nguyên nhân chính để xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên?
A. (1), (4)
B. (3), (6)
C. (2), (5)
D. (3), (4)
Đáp án: B. (3), (6)
Giải thích:
– (3) sai vì: Động vật trong các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia vẫn có thể tự đi kiếm mồi một cách tự do. Chỉ những cá thể nào bị thương, bị bệnh mới cần cung cấp thức ăn và sự chăm sóc y tế.
– (6) sai vì: Mục đích đầu tiên của việc xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, đó là bảo vệ bảo tồn các loài sinh vật chứ không phải để cung cấp chỗ tham quan cho con người.
THAM KHẢO THÊM: