Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. Độ đa dạng quần xã lớn nhất thuộc về rừng mưa nhiệt đới. Bài viết sau đây nói về mức đa dạng sinh học của quẫn xã sinh vật, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có mức đa dạng sinh học cao nhất:
A. Hoang mạc.
B. Thảo nguyên
C. Rừng mưa nhiệt đới.
D. Sa van.
Đáp án C. Độ đa dạng lớn nhất thuộc về rừng mưa nhiệt đới. Độ đa dạng thấp nhất thuộc về hoang mạc.
2. Khái quát về quần xã sinh vật:
Khái niệm
Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất, do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
– Ví dụ: Quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới, gồm nhiều quần thể như quần thể hươu, nai, chim, dương xỉ,…
Đặc trưng
– Độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã.
– Quần xã có độ đa dạng càng cao thì tính ổn định càng lớn.
– Ví dụ: Quần xã sinh vật rừng rụng lá theo mùa có độ đa dạng cao hơn quần xã sinh vật vùng sa mạc.
Thành phần các loài trong quần xã
– Mỗi loài trong quần xã có số lượng cá thể khác nhau và giữ một vai trò nhất định.
– Tùy thuộc vào số lượng, sự ảnh hưởng của các loài trong quần xã mà có thể phân thành loài ưu thế và loài đặc trưng:
+ Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã, ảnh hưởng quyết định tới các nhân tố sinh thái của môi trường do có số lượng cá thể nhiều và sinh khối lớn. Ví dụ: Trong quần xã rừng ở Vườn quốc gia Ba Vì, một số loài cây gỗ là loài ưu thế như sồi xanh, thành ngạnh,…
+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có số cá thể nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã. Ví dụ: Voọc cát bà chỉ sống ở các khu rừng trên những dãy núi đá vôi thuộc quần đảo Cát Bà, Hải Phòng; cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh, Kiên giang do có số lượng gần như tuyệt đối;
Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã
– Bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã là bảo vệ sự đa dạng loài, bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật trong quần xã.
– Hiện nay, một số loài sinh vật quý, hiếm (động vật như sao la, hươu vàng,…; thực vật như ba kích, trà hoa vàng,..) đang có nguy cơ bị tuyệt chủng và cần được bảo vệ kịp thời.
– Một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã:
+ Tuyên truyền về ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
+ Bảo vệ rừng, nghiêm cấm khai thác, săn bắt, buôn bán trái pháp luật các loài sinh vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
– Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi của quần xã.
– Sự thay đổi chu kì ngày đêm, chu kì mùa dẫn đến hoạt động của các sinh vật cũng mang tính chất chu kì.
– Điều kiện khí hậu thuận lợi, thực vật phát triển dẫn tới động vật cũng phát triển. Tuy nhiên, số lượng loài sinh vật luôn được khống chế ở mức độ ổn định phù hợp với khả năng của môi trường, tạo cân bằng sinh học trong quần xã.
Số lượng chim tăng cao, chim ăn nhiều sâu → số lượng sâu giảm → không đủ thức ăn cho chim sâu → số lượng chim sâu giảm → số lượng sâu tăng.
→ Số lượng sâu và chim ăn sâu luôn được duy trì ở mức ổn định → cân bằng sinh học trong quần xã.
– Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học → phù hợp với khả năng của môi trường (thức ăn, nơi ở…) sự cân bằng sinh học trong quần xã.
3. Bài tập vận dụng kèm đáp án:
Câu 1: Trong quần xã sinh vật có những mối quan hệ nào sau đây?
A. quan hệ giữa các cá thể cùng loài
B. quan hệ giữa các cá thể khác loài
C. quan hệ giữa các cá thể sinh vật với môi trường
D. cả A, B và C
Đáp án: D
Câu 2: Các đặc trung cơ bản của quần xã là
A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ
B. độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã
C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong
D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã
Đáp án: D
Câu 3: Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện
A. độ nhiều
B. độ đa dạng
C. độ thường gặp
D. sự phổ biến
Đáp án: B
Câu 4: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết
A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã
B. con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã
C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ
D. mức độ tiêu thụ các chất hữu cơ của các sinh vật
Đáp án: B
Câu 5: Trong quan hệ giữa 2 loài, có ít nhất 1 loài bị hại thì đó là mối quan hệ nào sau đây?
A. quan hệ hỗ trợ
B. quan hệ đối kháng
C. quan hệ hợp tác
D. quan hệ hội sinh
Đáp án: B
Câu 6: Quần xã là
A. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định.
B. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian và thời gian xác định, gắn bó với nhau như 1 thể thống nhất và có cấu trúc tương đối ổn định.
C. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khu vực, vào 1 thời điểm nhất định.
D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm nhất định.
Đáp án: B
Câu 7: Trong quần xã sinh vật đồng cỏ, loài chiếm ưu thế là
A. cỏ bợ
B. trâu, bò
C. sâu ăn cỏ
D. bướm
Đáp án: C
Câu 8: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã cho
A. số lượng cá thể nhiều
B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh
C. có khả năng tiêu diệt các loài khác
D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lơn, hoạt động mạnh
Đáp án: D
Câu 9: Các cây tram ở rừng U Minh là loài
A. ưu thế
B. đặc trưng
C. đặc biệt
D. có số lượng nhiều
Đáp án: B
Câu 10: Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới có
A. sự phân bố theo chiều ngang
B. đa dạng sinh học cao
C. đa dạng sinh học thấp
D. nhiều cây to và động lực lớn
Đáp án: B
Câu 11: Ý nghĩa của sự phân tầng trong quần xã là
A. làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau
B. làm tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau
C. làm giảm sự cạnh tranh nguồn sống giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống
D. giúp các loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau
Đáp án: C
Câu 12: Biểu hiện của sự phân li ở sinh thái ở các loài trong quần xã là
A. mỗi loài ăn 1 loại thức ăn riêng
B. mỗi loài kiếm ăn ở 1 vị trí riêng
C. mỗi loài kiến ăn vào một thời điểm riêng trong ngày
D. cả A, B và C
Đáp án: D
Câu 13: Trong cùng một thủy vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để
A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhu
B. tân dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao
C. thỏa mãn nhu cầu, thi hiếu khác nhau của con người
D. tăng tính đa dạng sinh học trong ao
Đáp án: B
Câu 14: Sự phân bố của 1 loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào
A. diện tích của quần xã
B. những thay đổi do quá trình tự nhiên
C. những thay đổi do hoạt động của con người
D. nhu cầu về nguồn sống
Đáp án: D
Câu 15: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác loài kìm hãm là hiện tượng
A. cạnh tranh giữa các loài
B. khống chế sinh học
C. cạnh tranh cùng loài
D. đấu tranh sinh tồn
Đáp án: B
THAM KHẢO THÊM: