Khám nghĩa vụ quân sự là gì? Quy trình khám sức khỏe quân sự? Trốn khám nghĩa vụ quân sự bị xử lý thế nào? Trốn khám nghĩa vụ có bị đi tù không?
Đi nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cá nhân, công dân Việt Nam khi đến độ tuổi theo đúng quy định của pháp luật. Trong quy trình tuyển chọn người đi nghĩa vụ, khám sức khỏe là một trong những bước quan trọng không thể thiếu bởi những đối tượng đi nghĩa vụ cần một sức khỏe tốt đủ tiêu chuẩn. Vậy trong trường hợp cá nhân trốn nghĩa vụ quân sự thì bị xử phạt như thế nào? Có bị đi tù không?
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Nghĩa vụ quân sự là gì?
Căn cứ tại Điều 4
“Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.”
Như vậy, trên thực tế, công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự.
Theo quy định của luật, đối tượng nằm trong độ tuổi là công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi sẽ phải đi nhập ngũ.
2. Khám nghĩa vụ quân sự là gì?
Điều 2
“Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện.”
Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
– Hội đồng khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự huyện bao gồm bác sĩ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan.
– Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm:
+ 01 Chủ tịch: do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện đảm nhiệm;
+ 01 Phó Chủ tịch: Phó giám đốc phụ trách chuyên môn;
+ 01 Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng do cán bộ chuyên môn Phòng Y tế đảm nhiệm;
+ Các ủy viên khác.
– Số lượng ủy viên Hội đồng, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, nhưng phải bảo đảm đủ số lượng và trình độ thực hiện khám sức khỏe theo quy định tại Khoản 2, đủ bộ phận theo quy định tại Khoản 5 Điều này, trong đó phải có tối thiểu từ 3 – 5 bác sĩ. Khám về nội khoa, ngoại khoa phải do các bác sĩ nội khoa và ngoại khoa đảm nhiệm; các chuyên khoa khác, có thể bố trí bác sĩ hoặc y sĩ, kỹ thuật viên thuộc chuyên khoa đó đảm nhiệm.
– Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về việc triển khai khám sức khỏe, phân loại và kết luận sức khỏe cho từng công dân được gọi nhập ngũ; Tổng hợp báo cáo kết quả khám sức khỏe gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) theo quy định; bàn giao toàn bộ hồ sơ sức khỏe cho Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện (qua Phòng Y tế huyện).
Nội dung khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về nội dung kiểm tra sức khỏe, bao gồm:
– Kiểm tra về thể lực
– Lấy mạch, huyết áp
– Khám phát hiện các bệnh lý về nội khoa, ngoại khoa và chuyên khoa
– Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.
3. Quy trình khám sức khỏe quân sự:
– Căn cứ vào kế hoạch huấn luyện quân nhân dự bị của quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng được triệu tập tham gia huấn luyện dự bị động viên trên địa bàn được giao quản lý
– Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức kiểm tra sức khỏe
– Lập phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP
– Tổ chức kiểm tra sức khỏe theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP
– Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe theo Mẫu 1a và Mẫu 5a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
4. Trốn khám nghĩa vụ quân sự bị xử lý thế nào?
Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 của Luật này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Hành vi trốn khám nghĩa vụ quân sự là hành vi vi phạm pháp luật sẽ áp dụng các chế tài xử lý cụ thể như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ theo Điều 6
“1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.”
Theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 95/2014/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 120/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành giải thích “lý do chính đáng” được hiểu cụ thể như sau:
“1. “Lý do chính đáng” quy định tại Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 Điều 6, Khoản 1 Điều 7, Khoản 1 Điều 11, Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP là một trong các lý do sau:
a) Người phải thực hiện việc sơ tuyển nghĩa vụ quân sự. kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị. chấp hành lệnh gọi nhập ngũ. lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị. lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.
b) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ. bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng. người nuôi dưỡng hợp pháp. vợ hoặc chồng. con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.
c) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ. bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng. người nuôi dưỡng hợp pháp. vợ hoặc chồng. con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.
d) Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
đ) Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự. kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị. lệnh gọi nhập ngũ. lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị. lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở quy định tại Điều 8 Chương II Thông tư này.
2. Trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc bệnh viện, trạm y tế cấp xã. trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
5. Trốn khám nghĩa vụ có bị đi tù không?
Tại Điều 332 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:
“1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.”
Theo quy định trên, hành vi khách quan của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc một trong các trường hợp sau:
– không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự
– không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện
Bên cạnh đó, tại Khoản 8 Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
Như vậy, đối chiếu với những quy định trên, hiện tại Điều 332 Bộ luật Hình sự hiện hành không có quy định về hành vi không chấp hành “lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự” sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do vậy, trên thực tế nếu như có hành vi trốn khám nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với số tiền từ 800.000 đồng – 1.200.000 đồng, chứ chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật.