Hành vi trộm cắp tài sản là hành vi phạm tội đang diễn ra khá phổ biến hiện nay. Vậy theo quy định của pháp luật thì trộm cắp tài sản mà tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng có bị ở tù hay không? Có những biện pháp nào nhằm hạn chế tình trạng trộm cắp tài sản?
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về tội trộm cắp tài sản:
1.1. Khung hình phạt:
Hiện nay, chưa có một quy định chính thức nào về khái niệm trộm cắp tài sản. Nhưng có thể hiểu rằng trộm cắp tài sản là hành vi một người nào đó đang lén lút, giấu diếm thực hiện hành vi cố ý chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức khác nhằm để thu lại lịch ích bất chính cho bản thân. Đây là hành vi gây nguy hiểm đến xã hội, xâm phạm đến tài sản, quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức khác.
Căn cứ vào Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, bổ sung, sửa đổi 2017 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
Khung hình phạt 1:Người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của cá nhân, tổ chức khác mà tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 nhưng thuộc các trường hợp quy định dưới đây thì sẽ bị phạt cải tạo không bị cách ly với xã hội mà chỉ quản lý, giám sát, giáo dục bởi các cơ quan chức năng, tổ chức có thẩm quyền nhằm cải tạo, giáo dục người phạm tội đến 03 năm hoặc bị phạt tù 06 tháng đến 03 năm:
+ Đã bị xử phạt biện pháp hành chính vì hành vi chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức khác mà vẫn còn tái phạm lại hành vi vi phạm
+ Đã bị kết án về tội cắp cắp tài sản hoặc một trong các tội như tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương thức điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà vẫn tái phạm lại hành vi phạm tội
+ Hành vi phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn của xã hội
+ Tài sản bị trộm cắp là phương tiện để làm ăn mưu sinh chính của người bị hại và gia đình người bị hại
+ Tài sản bị trộm cắp là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, khoa học hoặc vật lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên
Khung hình phạt 2:
Thực hiện hành vi trộm cắp đã cấu thành tội phạm thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu vi phạm trong một trong những trường hợp như sau:
+ Có tổ chức
+ Có tính chất chuyên nghiệp, điêu luyện
+ Chiếm đoạt tài sản mà tài sản đó có giá trị từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng
+ Người phạm tội có thủ đoạn xảo nguyệt, âm mưu nguy hiểm với người khác
+ Thực hiện hành vi hành hung, dùng vũ lực gây tổn thương đến người bị hại để tẩu thoát
+ Tài sản bị chiếm đoạt là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học
+ Người phạm đội lại tái phạm hình vi phạm tội nguy hiểm
Khung hình phạt 3:
Thực hiện hành vi trộm cắp đã cấu thành tội phạm thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu vi phạm trong một trong những trường hợp như sau:
+ Chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức khác mà tài sản đó có giá trị từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng
+ Người có hành vi lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để chuộc lợi cho bản thân.
Khung hình phạt 4:
Thực hiện hành vi trộm cắp đã cấu thành tội phạm thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu vi phạm trong một trong những trường hợp như sau:
+ Chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức khác mà tài sản đó có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên
+ Người có hành vi lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để chuộc lợi cho bản thân.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị phạt bổ sung là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
1.2 Cấu thành tội phạm:
Đầu tiên về chủ thể:
+ Người thực hiện hành vi phạm tội là người đủ 16 tuổi trở lên
+ Với khung hình phạt rất nguy trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng của tội trộm cắp tài sản áp dụng cho người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Thứ hai, về mặt khách thể: khách thể ở đây là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân
Thứ ba, về mặt khách quan:
+ Về hình vi phạm tội: Hành vi mang tính chất lén lút, giấu diếm chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức khác hoặc lợi dụng hoàn cảnh khách quan như thiên tai, bệnh dịch,… để thực hiện hành vi trộm cắp
+ Về hậu quả: Hậu quả của hình vi trộm cắp tài sản đó là gây ra thiệt hại về tài sản cho người bị hại. Các tài sản đó có thể là tiền, vàng, giấy tờ, hàng hóa,…
Cuối cùng là về mặt chủ quan: Đây là lỗi cố ý, nghĩa là người thực hiện hành vi phạm tội biết và hiểu rõ hậu quả của việc thực hiện hành vi trộm cắp tài sản là gây ra thiệt hại về tài sản cho người khác nhưng vẫn thực hiện hành vi đó với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác để chuộc lợi cho bản thân..
2. Trộm cắp tài sản dưới 2.000.000 đồng có bị phạt tù không?
Người thực hiện hành vi trộm cắp có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu vi phạm một trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ Luật hình sự năm 2015, bổ sung, sửa đổi năm 2019 như sau:
+ Đã bị xử phạt biện pháp hành chính vì hành vi chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức khác mà vẫn còn tái phạm lại hành vi vi phạm
+ Đã bị kết án về tội cắp cắp tài sản hoặc một trong các tội như tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương thức điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà vẫn tái phạm lại hành vi phạm tội
+ Hành vi phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn của xã hội
+ Tài sản bị trộm cắp là phương tiện để làm ăn mưu sinh chính của người bị hại và gia đình người bị hại
+ Tài sản bị trộm cắp là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, khoa học hoặc vật lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
Tuy nhiên, người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản mà giá trị của tài sản đó dưới 2.000.000 đồng cũng có thể chỉ bị phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định pháp luật tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Vậy, kết luận lại thì trộm cắp dưới 2.000.000 đồng sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu thuộc trường hợp quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015 bổ sung, sửa đổi năm 2019.
3. Biện pháp khắc phục tình trạng trộm cắp tài sản:
– Tạo điều để phát triển kinh tế, mở cơ sở học nghề để mỗi công dân có thể tạo ra thu nhập, ổn định cuộc sống
– Đẩy mạnh phong trào tố giác hành vi trộm cắp, phong trào đấu tranh và phòng chống tội phạm
– Nâng cao ý thức mọi người và phổ cập kiến thức pháp luật cho người dân
– Mọi người đều nâng cao tinh thần tự giác, gìn giữ và bảo vệ tài sản của bản thân
– Áp dụng nghiêm khắc các biện pháp xử phạt về hành vi trộm cắp tài sản
– Xây dựng gia đình văn hóa, lối sống văn minh để mọi người đều trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội,…
Văn bản pháp luật đã được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật hình sự năm 2015 bổ sung, sửa đổi năm 2017
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
THAM KHẢO THÊM: