Quy định nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản? Những điều cần lưu ý khi xây nhà liền kề với nhà của người khác? Trổ cửa sổ có cần phải xin phép nhà bên cạnh không?
Hiện nay, ta nhận thấy rằng, việc xây dựng các công trình nhà ở đang nhận được sự quan tâm rất lớn do nhu cầu của con người về nhà ở đang dần tăng lên. Tuy nhiên, việc làm thế nào để có thể xây dựng đúng quy cách và đảm bảo an toàn, đặc biệt là đối với các dự án xây nhà liền kề. Pháp luật nước ta cũng đã có những quy định cụ thể về trường hợp xây nhà trổ cửa sổ nhìn sang nhà hàng xóm. Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu việc trổ cửa sổ có cần phải xin phép nhà bên cạnh không?
Căn cứ pháp lý:
– Bộ
Mục lục bài viết
1. Quy định nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản:
2. Những điều cần lưu ý khi xây nhà liền kề với nhà của người khác:
Thực tế hiện nay, việc xây dựng nhà dễ làm ảnh hưởng đến nhà liền kề tại Việt Nam là bởi vì những vấn đề địa chất của nước ta. Việc xây nhà liền kề với một công trình bên cạnh thì sẽ cần phải tuân thủ các quy định để từ đó sẽ không làm ảnh hưởng, xâm hại đến quyền lợi của các hộ ở nhà liền kề.
Nêu nhận thấy việc xây dựng nhà ảnh hưởng đến nhà liền kề thì bên xây nhà sẽ phải ngừng việc thi công và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với sự cố do công trình của mình gây ra. Việc bồi thường thiệt hại trên thực tế sẽ do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì bên bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu giải quyết.
3. Trổ cửa sổ có cần phải xin phép nhà bên cạnh không?
Theo quy định tại Điều 176 có nội dung như sau:
“Điều 176. Mốc giới ngăn cách các bất động sản
3. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.”
Bên cạnh đó tại Điều 178 bộ luật dân sự 2015 có nội dung như sau:
“Điều 178. Trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề
1. Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.”
Theo các quy định cụ thể được nêu cụ thể bên trên, ta nhận thấy, nguyên tắc chung khi các chủ thể thực hiện xây dựng công trình, trổ cửa sổ sang bất động sản liền kề sẽ cần phải tuân theo pháp luật về xây dựng. Đối với tường chung thì khi các chủ thể muốn trổ cửa sổ sang sẽ cần phải được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.
Trong trường hợp tường sát liền nhau thì chủ sở hữu sẽ chỉ được đục tường, đặt kết cấu trên phần tường của mình. Như vậy, ta nhận thấy, hai bên sẽ cần phải xác định mốc giới giữa hai phần bất động sản đang sử dụng. Theo đó, một số phương thức xác định mốc giới được hướng dẫn cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp mốc giới giữa hai phần bất động sản đang sử dụng được ghi nhận từ cơ quan có thẩm quyền: Mốc giới được mô tả kèm theo trong quá trình xác định ranh giới đất từ cơ quan địa chính và mốc giới này sẽ được thể hiện tại hồ sơ địa chính.
– Trong trường hợp tự thỏa thuận mốc giới: Các chủ sở hữu bất động sản liền kề theo quy định của pháp luật sẽ có thể thỏa thuận cụ thể với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để nhằm mục đích làm mốc giới thực hiện việc ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.
Trong trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và mốc giới ngăn cách được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó thực chất chính là sở hữu chung, chi phí để nhằm mục đích để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Còn nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn sẽ cần phải dỡ bỏ.
Việc trổ cửa sẽ cần đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế nhà ở riêng lẻ 2012 tại mục 6.4.3. Các chủ thể sẽ không được phép mở cửa đi, cửa sổ, cửa thông gió nếu như trong trường hợp tường nhà xây sát với ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác. Các chủ thể sẽ chỉ được phép mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi nếu tường xây cách ranh giới lô đất, ranh giới nền nhà bên cạnh từ 2,0m trở lên.
Ta nhận thấy, pháp luật quy định, có thể mở trổ cửa sổ sang phía nhà liền kề tuy nhiên phải tuân thủ các quy định về xác định khoảng cách, hướng đặt cửa theo quy định.
Trong trường hợp kho không để khoảng cách giữa ranh giới đất của hai nhà với bức tường định trổ cửa sổ nên các chủ thể sẽ không được phép tự ý trổ cửa sổ. Nếu muốn được trổ của sổ thì sẽ cần phải có sự đồng ý của nhà bên cạnh.
Cũng cần lưu ý rằng, việc trổ cửa sổ không phải xin giấy phép xây dựng:
Theo luật xây dựng năm 2014 thì việc các chủ thể mở cửa sổ thuộc trường hợp sẽ được miễn giấy phép xây dựng. Cụ thể tại điểm h khoản 2 điều 89 Bộ luật xây dựng năm 2014 quy định: “Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc”.
Như vậy, ta nhận thấy, căn cứ theo Luật Xây dựng năm 2014 thì khi các chủ thể thực hiện trổ, mở cửa sổ khi xây dựng nhà ở không buộc phải xin giấy phép xây dựng.
Ta nhận thấy rằng, việc sửa chữa, xây dựng nhà ở và những công trình khác sẽ không thể tránh khỏi những phiền hà, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của những hộ gia đình xung quanh. Vì vệy nên việc pháp luật đưa ra những quy định cụ thể về việc trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Các điều luật này giúp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu các bất động sản liền kề.