Pháp luật quy định người có công với cách mạng luôn được hưởng những chế độ ưu đãi nhất định, trong đó có chế độ trợ cấp mai táng phí. Vậy thì, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về vấn đề trợ cấp mai táng phí đối với người có công với cách mạng?
Mục lục bài viết
1. Trợ cấp mai táng phí đối với người có công với cách mạng:
1.1. Đối tượng được hưởng chế độ mai táng phí đối với người có công:
Theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 hiện hành, có quy định khi người có công với cách mạng qua đời thì người tổ chức mai táng sẽ được nhận mai táng phí theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Tiền mai táng phí đối với người có công với cách mạng sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả. Đồng thời khi đối tượng là người có công với cách mạng nhưng họ cũng chính là người đáng được hưởng lương hưu mà qua đời, thì sẽ thực hiện các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
1.2. Mức hưởng trợ cấp mai táng phí cho người có công với cách mạng:
Theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng của Uỷ ban thường vụ Quốc hội năm 2020 hiện hành, những người có công với cách mạng sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây: trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khỏe và các khoản trợ cấp khác đối với thân nhân của người có công với cách mạng, được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm, được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học, và các chế độ ưu đãi khác theo quy định của pháp luật. Trong đó có khoản trợ cấp về mai táng phí đối với người có công với cách mạng. Tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau mà các khoản trợ cấp mai táng phí sẽ được quy định ở mức khác nhau, cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp người hoạt động cách mạng trước giai đoạn 01 tháng 01 năm 1945 và thân nhân của họ, khi họ qua đời thì người tổ chức mai táng sẽ được hưởng một khoản trợ cấp và tiền mai táng phí với mức 10 tháng lương cơ bản theo quy định của pháp luật;
– Đối với trường hợp người hoạt động cách mạng trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và thân nhân của họ, thì khi mất, thân nhân tổ chức mai táng sẽ được nhận tiền mai táng phí với mức bằng 03 tháng trợ cấp ưu đãi, đối với người hoạt động cách mạng mất mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì thân nhân của họ sẽ được hưởng trợ cấp một lần, còn trường hợp không còn thân nhân thì người ta cũng sẽ được hưởng trợ cấp một lần;
– Đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng, khi bà mẹ Việt Nam anh hùng mất thì người tổ chức mai táng sẽ được nhận mai táng phí và đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng phụ cấp ưu đãi;
– Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, khi mất thì người tổ chức mai táng sẽ được nhận mai táng phí và được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp ưu đãi;
– Đối với thương binh bệnh binh và người được hưởng chính sách như thương binh, khi mất thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí;
– Ngoài ra thì các đối tượng như người hoạt động cách mạng hoạt động kháng chiến bị bắt tù đày, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc hoặc làm nghĩa vụ quốc tế, người có công giúp đỡ cách mạng, khi mất thì người tổ chức mai táng sẽ được nhận mai táng phí.
Theo quy định của pháp luật hiện nay cụ thể là tại Luật Bảo hiểm xã hội 2019 hiện hành, thì đối với trường hợp người đang được hưởng lương hưu mà mất thì người lo mai táng sẽ được nhận trợ cấp một lần mai táng phí bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người đang được hưởng lương hưu qua đời. Ngoài ra thì thân nhân của họ sẽ được trợ cấp tử tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tử tuất một lần tùy thuộc vào điều kiện của họ.
2. Thủ tục hưởng tiền mai táng phí cho người có công với cách mạng:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Thành phần hồ sơ bao gồm giấy tờ cơ bản sau:
– Bản khai của đại diện thân nhân hoặc người tổ chức mai táng theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Giấy chứng tử của người qua đời và giấy tờ tùy thân của thân nhân người có công với cách mạng.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, là Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời gian nộp là vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần. sau đó chủ thể tiếp nhận sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp và chuyển hồ sơ đến bộ phận chuyên môn tham mưu giải quyết. Còn nếu hồ sơ chưa đủ, không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc, được tính kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định có trách nhiệm xác nhận bản khai, gửi đến Phòng Lao động thương binh và Xã hội kèm các giấy tờ theo quy định. Sau đó, Phòng Lao động thương binh và xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập phiếu báo giảm và tổng hợp danh sách gửi về Sở Lao động thương binh và xã hội.
Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền đó là Sở Lao động thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định , có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng mai táng phí và ra quyết định. Sau khi có quyết định Sở Lao động thương binh và xã hội gửi công văn kèm theo kết quả đến phòng Lao động thương binh và xã hội cấp huyện. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm gửi kết quả Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Bước 5: Nhận kết quả. Chủ thể có yêu cầu ban đầu đến nhận kết quả tại Bộ phận một cửa của Uỷ ban nhân dân cấp xã (thời gian là tỏng giờ hành chính). Lưu ý là khi đến nhận kết quả cá nhân phải mang theo giấy hẹn trả kết quả. Trường hợp nhận hộ phải mang
3. Ý nghĩa của việc thực thi các chính sách trợ cấp đối với người có công:
Người có công là những người đã chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, mặc dù chiến tranh đã đi qua nhưng hậu quả để lại của chiến tranh là rất lớn. Nhiều người vẫn có sự lao động nhưng vẫn còn rất nhiều người mãi mãi không thể đi lại và cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy thực thi chính sách đối với người có công bao nhiêu ý nghĩa sâu sắc.
Thứ nhất, chính sách đối với người có công nhằm hiện thực và đời sống, đưa chính xác đến đúng người thụ hưởng, thông qua thực thi chính sách có thể khẳng định được tính đúng đắn của chính sách đồng thời có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tiễn và góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trong từng thời kỳ thì tùy theo tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và nhà nước ta đã đề ra đường lối và hoạch định chính sách và yêu đãi cho người có công. Bằng các văn bản pháp luật thì nhà nước xác định các hình thức và phương pháp quản lý phù hợp trên cơ sở nhận thức đầy đủ và chính xác đối tượng thụ hưởng cũng như các biện pháp đảm bảo hiệu quả trong quá trình quản lý.
Thứ hai, thực hiện chính sách đối với người có công mang lại một ý nghĩa nhân văn sâu sắc và thể hiện truyền thống đạo lý làm người “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta từ trước đến nay. Thực hiện việc đền ơn đáp nghĩa tôn vinh đối với những người đã có nhiều cống hiến và hy sinh cho độc lập tự do của tổ quốc. Góp phần vào việc giáo dục sâu sắc ý thức và đạo đức của các thế hệ con cháu về lòng kính trọng và biết ơn với thế hệ đi trước, giáo dục truyền thống anh hùng của lớp cha anh đi trước cho thế hệ trẻ, cổ vũ cho thế hệ trẻ tiếp bước cha ông trong việc bảo vệ tổ quốc và giữ gìn thành quả cách mạng mà thế hệ cha ông đã đổ máu hi sinh mới giành lại được.
Thứ ba, đảm bảo cuộc sống cho người có công với cách mạng một phần giúp họ bớt những mất mát đau thương, tạo niềm tin cho họ vào Đảng và nhà nước, giúp họ vươn lên trong cuộc sống và cùng xây dựng một xã hội tốt đẹp. Các chế độ ưu đãi được thực hiện tác động không nhỏ đến đời sống vật chất và tinh thần của đối tượng thụ hưởng. Nhà nước ta là người đại diện cho giai cấp và cho nhân dân cũng như cho toàn thể xã hội được nhà nước thông qua quản lý bằng pháp luật và yêu đãi xã hội đối với người có công sẽ có nghĩa vụ và trách nhiệm đảm bảo cũng như không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công đối với đất nước. Có thể thấy chính sách đối với người có công trong nhiều năm qua đã trở thành công cụ quản lý hiệu quả về mọi mặt của đời sống vật chất và tinh thần trong lĩnh vực người có công. Thực thi chính sách đối với người có công giữ vai trò đảm bảo nguyên tắc bình đẳng và công bằng trong xã hội.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng của Uỷ ban thường vụ Quốc hội năm 2020;
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019.