Khi người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động đó sẽ được hưởng các chế độ quyền lợi tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì trợ cấp bệnh nghề nghiệp có phải tính thuế thu nhập cá nhân hay không?
Mục lục bài viết
1. Trợ cấp bệnh nghề nghiệp có tính thuế TNCN không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có đề cập tới bệnh nghề nghiệp của người lao động. Theo đó, bệnh nghề nghiệp là căn bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động trực tiếp đối với sức khỏe của người lao động. Đồng thời, bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý mang đặc trưng nghề nghiệp riêng biệt và liên quan trực tiếp tới ngày nghiệp của người lao động. Nguyên nhân dẫn tới bệnh nghề nghiệp là do các tác hại môi trường thường xuyên và lâu dài của điều kiện lao động không tốt ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Bệnh nghề nghiệp được xem là đối tượng ngăn ngừa của lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động. Ngay từ khi có lao động thì bệnh nghề nghiệp thường xuyên xuất hiện và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người lao động. Vì vậy, bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý đặc trưng của nghề nghiệp gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh trong quá trình người lao động thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.
Thuế thu nhập cá nhân cũng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Nhiều người đặt ra câu hỏi, trợ cấp bệnh nghề nghiệp có cần phải tính thuế thu nhập cá nhân hay không. Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản phụ cấp và trợ cấp sau đây sẽ không tính vào thuế thu nhập cá nhân. Bao gồm:
– Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật đối với người có công với cách mạng;
– Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với những đối tượng tham gia bảo vệ tổ quốc, tham gia kháng chiến, tham gia vào hoạt động thực hiện nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
– Phụ cấp quốc phòng, phụ cấp an ninh, các khoản trợ cấp khác đối với lực lượng vũ trang nhân dân;
– Phụ cấp độc hại, phụ cấp nguy hiểm đối với các ngành nghề và công việc ở nơi có yếu tố độc hại nguy hiểm;
– Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực;
– Trợ cấp khó khăn đột xuất đối với người lao động, trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp bệnh nghề nghiệp đối với người lao động, trợ cấp một lần khi người lao động sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi,
– Trợ cấp đối với những đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật, phụ cấp phục vụ đối với những người giữ chức vụ lãnh đạo cấp cao;
– Trợ cấp một lần đối với các đối tượng được xác định là cá nhân khi điều chuyển công tác đến làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, hỗ trợ một lần đối với các cán bộ công chức làm công tác liên quan tới lĩnh vực chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với những đối tượng được xác định là người nước ngoài đến cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở lãnh thổ nước ngoài, hoặc người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài quay trở về Việt Nam để làm việc;
– Phụ cấp đối với các nhân viên y tế tại thôn, bản và các phụ cấp đặc thù ngành nghề khác.
Tuy nhiên cần phải lưu ý:
– Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, mức trợ cấp theo quy định của pháp luật sẽ không được phép tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể;
– Trong trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, các khoản trợ cấp, mức phụ cấp, mức trợ cấp áp dụng đối với khu vực nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác sẽ được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫnđối với khu vực nhà nước để tính trừ;
– Trường hợp các khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn so với mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn cụ thể của nhà nước thì phần vượt quá bắt buộc phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân;
– Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với những đối tượng được xác định là người nước ngoài đến cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam, hoặc người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ được trừ theo mức ghi nhận tại
Theo đó thì có thể nói, trợ cấp bệnh nghề nghiệp của người lao động thuộc các khoản trợ cấp không tính vào thuế thu nhập cá nhân.
Hay nói cách khác, trợ cấp bệnh nghề nghiệp không phải tính thuế thu nhập cá nhân.
2. Các khoản tiền thưởng không tính thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, có quy định cụ thể về các khoản tiền thưởng không tính thuế thu nhập cá nhân. Bao gồm:
– Các khoản tiền thưởng kèm theo danh hiệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phong tặng, trong đó bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng. Cụ thể bao gồm:
+ Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như chiến sĩ thi đua toàn quốc, chiến sĩ thi đua cấp bộ, chiến sĩ thi đua cấp ngành, chiến sĩ thi đua cấp đoàn thể trung ương, cấp tỉnh, cấp thành phố trực thuộc trung ương, chiến sĩ thi đua cơ sở, chiến sĩ tiên tiến và lao động tiên tiến;
+ Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng, tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phong tặng;
+ Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do hiệp hội, tổ chức thuộc tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp ở cấp trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng;
+ Tiền thưởng kèm theo kỷ niệm chương, tiền thưởng kèm theo huy hiệu, tiền thưởng kèm theo bằng khen và giấy khen;
+ Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, tiền thưởng kèm theo giải thưởng nhà nước.
– Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, kèm theo giải thưởng quốc tế được nhà nước Việt Nam thừa nhận;
– Tiền thưởng về cải tiến kĩ thuật, về sau chế, với phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam công nhận;
– Tiền thưởng về việc phát hiện hành vi vi phạm, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, các khoản tiền thưởng nêu trên sẽ không phải tính vào thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân.
3. Thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân:
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm. Theo đó:
– Chậm nhất được xác định là ngày cuối cùng của tháng thứ ba được tính bắt đầu kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế theo năm, chậm nhất được xác định là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế theo năm;
– Chậm nhất được xác định là ngày cuối cùng của tháng thứ tư được tính bắt đầu kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp các cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục quyết toán thuế tại cơ quan thuế.
Theo đó, thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024 sẽ được xác định như sau:
– Chậm nhất được xác định là 31/3/2024 đối với hồ sơ quyết toán thuế theo năm;
– Chậm nhất được xác định là 4/5/2024 đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của các cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục quyết toán thuế tại cơ quan thuế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý thuế 2019;
– Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính;
– Thông tư 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư 85/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 và Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế.
THAM KHẢO THÊM: