Theo quy định của Luật đấu thầu, đấu thầu hạn chế là một trong các phương thức lựa chọn nhà thầu. Trong đấu thầu hạn chế, người ta có áp dụng danh sách ngắn. Dưới đây là bài phân tích về trình tự xác định danh sách ngắn trong đấu thầu hạn chế.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về đấu thầu hạn chế và danh sách ngắn trong đấu thầu hạn chế:
1.1. Đấu thầu hạn chế:
– Đấu thầu hạn chế là một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu. Theo quy định tại Điều 22
+ Trường hợp 1: Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu;
+ Trường hợp 2: Nhà tài trợ vốn cho dự án, gói thầu có yêu cầu đấu thầu hạn chế trong điều ước quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài.
– Có thể thấy, nếu đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự, thì đấu thầu hạn chế là hình thức xác định lựa chọn gói thầu và nhà thầu tham gia một cách kỹ lưỡng. Chỉ khi thuộc một trong hai trường hợp theo quy định của pháp luật nêu trên, các cá nhân, tổ chức mới được áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế.
– Theo quy định tại Điều 34
– Theo quy định tại Điều 43 Luật đấu thầu 2023, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế bao gồm các bước sau đây:
+ Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
+ Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
+ Bước 3: Đánh giá hồ sơ dự thầu;
+ Bước 4: Thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Tại bước này, đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ phi tư vấn áp dụng đấu thầu quốc tế, gói thầu hỗn hợp và gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ nhất;
+ Bước 5: Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);
+ Bước 6: Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
1.2. Danh sách ngắn:
Theo quy định tại Điều 7 Luật đấu thầu 2023, danh sách ngắn là một trong những thông tin về lựa chọn nhà thầu. Xét về khái niệm, danh sách ngắn là danh sách nhà thầu trúng sơ tuyển đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển; danh sách nhà thầu, nhà đầu tư được mời tham dự thầu đối với đấu thầu hạn chế; danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.
Như vậy, có thể thấy, đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển, đấu thầu hạn chế, người ta sẽ áp dụng danh sách ngắn.
2. Trình tự xác định danh sách ngắn trong đấu thầu hạn chế:
Như nội dung đã phân tích, danh sách ngắn được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển; danh sách nhà thầu, nhà đầu tư được mời tham dự thầu đối với đấu thầu hạn chế; danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.
Trình tự xác định danh sách ngắn trong đấu thầu hạn chế được thực hiện theo trình tự các bước sau đây:
– Bước 1: Xác định, phê duyệt danh sách ngắn.
Việc xác định, phê duyệt danh sách ngắn gồm tối thiểu 03 nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có nhu cầu tham dự thầu. Tức trong danh sách ngắn đối với gói thầu hạn chế, thì phải có tối thiểu 3 nhà thầu đảm bảo điều kiện về năng lực, kinh nghiệm. Đây được xem là điều kiện để áp dụng được danh sách ngắn trong đấu thầu hạn chế; là cơ sở để cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt danh sách ngắn.
– Bước 2: Công khai danh sách ngắn.
Sau khi phê duyệt, danh sách ngắn phải được đăng tải lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc cho Báo đấu thầu. Quy định về công khai danh sách ngắn nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động đấu thầu. Xét về cơ bản, dù áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế, xác định danh sách ngắn, thì mọi hoạt động liên quan đều phải đảm bảo sự công khai. Điều này tuân thủ theo các quy định chung của Luật đấu thầu. Đồng thời giúp hoạt động đấu thầu diễn ra chuẩn chỉnh và đạt hiệu quả cao nhất.
– Một điểm cần lưu ý rằng: Các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn không được liên danh với nhau để tham dự thầu.
Trên đây là trình tự xác định danh sách ngắn trong đấu thầu hạn chế mà các cá nhân, tổ chức phải tuân thủ thực hiện.
3. Các phương thức đấu thầu được áp dụng trong đấu thầu hạn chế:
– Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong đấu thầu hạn chế. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật đấu thầu 2023, phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp.
– Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong đấu thầu hạn chế theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật đấu thầu 2023. Theo đó, phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn; Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp đòi hỏi kỹ thuật cao theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ.
– Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật đấu thầu 2023, phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp mà chưa xác định được chính xác các yêu cầu kỹ thuật cụ thể, đầy đủ cho gói thầu tại thời điểm tổ chức đấu thầu.
– Đấu thầu hạn chế áp dụng phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù mà chưa xác định được chính xác các yêu cầu kỹ thuật cụ thể, đầy đủ cho gói thầu tại thời điểm tổ chức đấu thầu.
– Đấu thầu hạn chế còn áp dụng phương thức đánh giá. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 58
4. Một số nội dung khác liên quan trong đấu thầu hạn chế:
– Đấu thầu hạn chế phải đảm bảo cung cấp hồ sơ mời thầu. Bởi theo quy định của Luật đấu thầu, hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu.
– Nhà thầu không có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.
– Đấu thầu rộng rãi được áp dụng bảo đảm dự thầu. Theo quy định của Luật đấu thầu 2023, bảo đảm dự thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp; Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với lựa chọn nhà đầu tư.
– Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó được áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đấu thầu 2023.