Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thi công xây dựng như thế nào? Có thể chia gói thầu ra thành nhiều gói nhỏ được không?
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình.
NỘI DUNG TƯ VẤN:
1.Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 46/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư ! Tôi làm về xây dựng hiện đang có vấn đề xin anh giúp hiện tôi đang quản lý thi công dự án hệ thống thu gom nước thải liên quan đến bàn giao công trình đưa vào sử dụng cơ cấu 1: 1-Chủ đầu tư và là người sử dụng 2-đơn vị thi công(thầu chính) chia làm nhiều gói thầu (thầu phụ) 3-đơn vị giám sát 4 – đơn vị khảo sát thiết kế .Theo luật định thì trách nhiệm của từng cơ quan trên như thế nào tài liệu tham khảo theo luật nào? cơ cấu 2: 1-Chủ đầu tư 2-đơn vị thi công (thầu chính) chia làm nhiều gói thầu (thầu phụ) 3-đơn vị giám sát 4 – đơn vị khảo sát thiết kế 5-Đơn vị sử dụng. Theo luật quy định thì trách nhiệm của từng cơ quan trên như thế nào tài liệu tham khảo theo luật nào? Nếu gói thầu chia ra làm nhiều gói thầu nhỏ thi việc bàn giao công trình đưa vào sử dụng có thể chia nhỏ được không hay phải hoàn thành toàn bộ gói thầu?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
NỘI DUNG TƯ VẤN:
Mục lục bài viết
- 1 1. Về giám sát đầu tư
- 2 2. Về trách nhiệm của nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng đã là hàng hóa trên thị trường
- 3 3. Về trách nhiệm của nhà thầu chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng theo yêu cầu riêng của thiết kế
- 4 4. Trách nhiệm của bên giao thầu
- 5 5. Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung sau
1. Về giám sát đầu tư
Giám sát đầu tư được hiểu là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư. Giám sát đầu tư gồm giám sát chương trình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư. “Kiểm tra chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất, nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý chương trình, dự án của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém về quản lý chương trình, dự án theo quy định của pháp luật; kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý những vướng mắc, phát sinh, việc làm sai quy định về quản lý chương trình, dự án; giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện.
Theo quy định của Điều 23 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng được quy định như sau:
“1. Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.
2. Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.
3. Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
4. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình.
5. Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
6. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng (nếu có).
7. Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
8. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
9. Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và bàn giao công trình xây dựng.”
2. Về trách nhiệm của nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng đã là hàng hóa trên thị trường
Theo quy định của Nghị định 46/2015 NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình thì trách nhiệm của của từng cơ quan trong giai đoạn thi công được quy định các tổ chức thực hiện các thí nghiệm để kiểm tra các chất lượng và sản phẩm của xây dựng
a) Tổ chức thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng và cung cấp cho bên giao thầu (bên mua sản phẩm xây dựng) các chứng chỉ, chứng nhận, các thông tin, tài liệu có liên quan tới sản phẩm xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng, quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Kiểm tra chất lượng, số lượng, chủng loại của sản phẩm phù hợp với yêu cầu của hợp đồng xây dựng trước khi bàn giao cho bên giao thầu;
c) Thông báo cho bên giao thầu các yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản sản phẩm xây dựng;
d) Thực hiện sửa chữa, đổi sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng theo cam kết bảo hành sản phẩm xây dựng và quy định của hợp đồng xây dựng.
3. Về trách nhiệm của nhà thầu chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng theo yêu cầu riêng của thiết kế
a) Trình bên giao thầu (bên mua) quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, chế tạo và quy trình thí nghiệm, thử nghiệm theo yêu cầu của thiết kế;
b) Tổ chức chế tạo, sản xuất và thí nghiệm, thử nghiệm theo quy trình đã được bên giao thầu chấp thuận; tự kiểm soát chất lượng và phối hợp với bên giao thầu trong việc kiểm soát chất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất, vận chuyển và lưu giữ tại công trình;
c) Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu trước khi bàn giao cho bên giao thầu;
d) Vận chuyển, bàn giao cho bên giao thầu theo quy định của hợp đồng;
đ) Cung cấp cho bên giao thầu các chứng nhận, chứng chỉ, thông tin, tài liệu liên quan theo quy định của hợp đồng xây dựng, quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và của pháp luật khác có liên quan.
4. Trách nhiệm của bên giao thầu
a) Quy định số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị trong hợp đồng với nhà thầu cung ứng; nhà thầu sản xuất, chế tạo phù hợp với yêu cầu của thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho công trình;
b) Kiểm tra số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị theo quy định trong hợp đồng; yêu cầu các nhà thầu cung ứng, sản xuất; chế tạo thực hiện trách nhiệm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này trước khi nghiệm thu, cho phép đưa vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị vào sử dụng cho công trình;
c) Thực hiện kiểm soát chất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất theo quy trình đã thống nhất với nhà thầu.
.Theo
1. Chủ đầu tư, tổng thầu EPC tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
2. Trường hợp chủ đầu tư, tổng thầu EPC tự thực hiện đồng thời việc giám sát và thi công xây dựng công trình thì chủ đầu tư, tổng thầu EPC phải thành lập bộ phận giám sát thi công xây dựng độc lập với bộ phận trực tiếp thi công xây dựng công trình.
3. Việc giám sát thi công xây dựng có thể do một cá nhân có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng thực hiện đối với các công trình có quy mô như sau:
a) Công trình xây dựng cấp IV;
b) Công trình thuộc dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hoặc công trình thuộc dự án có sự tham gia của cộng đồng có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng;
c) Công trình thuộc dự án có tổng mức đầu tư dưới 2 tỷ đồng do Ủy ban nhân dân cấp xã làm chủ đầu tư.
4. Khi chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng thì tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát thi công xây dựng phải lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng công trình và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan đối với những nội dung trong báo cáo này. Nội dung chủ yếu của báo cáo bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp về năng lực của nhà thầu thi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng;
b) Đánh giá về khối lượng, tiến độ công việc đã hoàn thành, công tác tổ chức thi công và đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
c) Đánh giá công tác kiểm tra vật liệu, sản phẩm xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình;
d) Đánh giá về công tác tổ chức và kết quả kiểm định, quan trắc, thí nghiệm đối chứng (nếu có);
đ) Đánh giá về công tác tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn (nếu có), điều kiện nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;
e) Các thay đổi thiết kế và việc thẩm định, phê duyệt thiết kế điều chỉnh trong quá trình thi công xây dựng (nếu có);
g) Những tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng, sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có) và đánh giá nguyên nhân, biện pháp, kết quả khắc phục theo quy định;
h) Đánh giá về sự phù hợp của hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình, quy trình vận hành, quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định;
i) Đánh giá về sự tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường, pháp luật về phòng cháy chữa cháy và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
k) Kết luận về điều kiện nghiệm thu (đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện nghiệm thu) hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.
>>>
Theo quy định của khoản 2 Điều 36 thì nhà thầu cần có một văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn cần có những nội dung về những phần công việc đã thực hiện liên quan đến khâu chuẩn bị
5. Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung sau
Về phần công việc đã thực hiện, sẽ bao gồm các nội dung công việc liên quan đến chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;
b) Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: hoạt động của ban quản lý dự án, tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, khởi công, khánh thành, trả lãi vay và các công việc khác không áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu;
c) Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này. Trong phần này phải nêu rõ cơ sở của việc chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu. Đối với từng gói thầu, phải bảo đảm có đủ các nội dung quy định tại Điều 35 của Luật này. Đối với gói thầu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do áp dụng hình thức lựa chọn khác;
d) Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;
đ) Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này. Tổng giá trị của phần này không được vượt tổng mức đầu tư của dự án hoặc dự toán mua sắm được phê duyệt.”
Theo đó, nếu chia dự án phải có cơ sở và phải đảm bảo các điều kiện như trên. Ngoài trường hợp nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng còn có thể nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng theo quy định tại Điều 30 của TT 26/2016/TT-BXD.