Thuận tình ly hôn là gì? Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình? Hồ sơ để thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình? Trình tự, thủ tục yêu cầu giải quyết việc thuận tình ly hôn? Thời gian giải quyết thủ tục ly hôn thuận tình?
Trong đời sống hôn nhân, khi mục đích của hôn nhân giữa vợ và chồng không đạt được thì ly hôn sẽ là phương án cuối cùng để nhằm giải quyết cho cuộc hôn nhân không thể kéo dài được nữa. Đối với trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn và nếu Tòa án xét thấy các bên thật sự tự nguyện ly hôn cũng như đã thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái thì Tòa án sẽ công nhận thuận tình ly hôn. Hiện nay, nhiều vấn đề về giải quyết việc thuận tình ly hôn được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục yêu cầu giải quyết việc thuận tình ly hôn.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Thuận tình ly hôn là gì?
Theo Khoản 14 Điều 3
Trong đó, vợ và chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn:
– Đối với trường hợp khi chỉ vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì thực hiện theo thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên còn được gọi là ly hôn đơn phương.
– Đối với trường hợp khi cả hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn thì thực hiện theo thủ tục thuận tình ly hôn.
Dựa theo Điều 55
Thuận tình ly hôn được hiểu là việc vợ chồng cùng muốn yêu cầu để nhằm thực hiện việc ly hôn khi cùng cảm thấy cuộc sống hôn nhân không còn hạnh phúc và có nhiều mâu thuẫn xảy ra giữa hai bên nhưng không thể giải hòa. Lúc này mục đích của việc kết hôn không còn nữa thì cơ quan Tòa án có thẩm quyền xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án sẽ công nhận thuận tình ly hôn.
Như vậy, theo Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định về điều kiện để Tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn của hai vợ chồng, cụ thể:
– Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn một cách tự nguyện và có sự thỏa thuận, thống nhất giữa hai bên.
– Hai bên đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, nuôi con, cấp dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án sẽ công nhận thuận tình ly hôn.
– Tòa án có thẩm quyền công nhận thuận tình ly hôn.
Cần lưu ý: Đối với trường hợp khi các bên đã thỏa thuận được tất cả các vấn đề và chỉ tranh chấp một trong các vấn đề về tài sản, nuôi con,… thì Tòa án vẫn sẽ giải quyết tranh chấp theo thủ tục chung về ly hôn đơn phương. Bởi vậy, vợ và chồng chỉ được coi là thuận tình ly hôn nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện được nêu cụ thể bên trên.
Chính vì thế, ta có thể hiểu một cách đơn giản thuận tình ly hôn là việc ly hôn khi có sự đồng ý, thỏa thuận của cả hai vợ chồng.
2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình:
Dựa theo phân tích nêu trên thì ly hôn thuận tình do hai vợ chồng cùng đồng ý và thỏa thuận với nhau. Chính bởi vì thế nên nơi nộp hồ sơ gửi đơn ly hôn thuận tình hai bên cũng có thể thương lượng và thỏa thuận.
Theo điểm h khoản 2 Điều 39
“Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khi thuận tình ly hôn, hai người có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục ly hôn thuận tình. Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình là Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định cụ thể tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Ta nhận thấy, dựa trên các quy định nêu trên, nếu hai vợ chồng cùng đồng ý muốn ly hôn thì có thể thỏa thuận nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc của chồng trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Tà án cấp tỉnh.
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Đối với những tranh chấp, yêu cầu ly hôn thuận tình mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải thực hiện việc ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thì sẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.
3. Hồ sơ để thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn được xác định là việc dân sự. Chính bởi vì thế, để được Tòa án giải quyết thì hai vợ chồng phải chuẩn bị các loại giấy tờ, tài liệu cụ thể như sau trước khi nộp hồ sơ tới Toà án có thẩm quyền:
– Thứ nhất: bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Nếu không giữ hoặc không còn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn trước đó để được cấp bản sao.
– Thứ ba: bản sao có chứng thực giấy khai sinh của các con trong trường hợp hai bên có con chung.
– Thứ tư: bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu gia đình.
– Thứ năm: bản sao có chứng thực các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung nếu hai bên có tài sản chung.
Cần đặc biệt lưu ý, một trong những giấy tờ quan trọng nhất đó là đơn xin ly hôn thuận tình. Lưu ý, khi viết đơn xin ly hôn thuận tình, cả hai vợ chồng đều phải ký vào đơn.
4. Trình tự, thủ tục yêu cầu giải quyết việc thuận tình ly hôn:
Trình tự, thủ tục yêu cầu giải quyết việc thuận tình ly hôn bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để gửi đến cơ quan Toà án có thẩm quyền.
Bước 2: Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn thuận tình.
Các bên phải xác định được Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn thuận tình.
Bước 3: Đến cơ quan Tòa án giải quyết việc ly hôn được xác định có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn thuận tình để hỏi và được hướng dẫn thủ tục viết đơn yêu cầu ly hôn thuận tình (nếu có bán thì mua) hoặc tự mình hoặc nhờ luật sư soạn thảo đơn yêu cầu ly hôn thuận tình theo nội dung, yêu cầu cụ thể như mong muốn của hai vợ chồng đã thỏa thuận.
Bước 4: Hai vợ chồng phải cùng ký vào đơn yêu cầu ly hôn thuận tình, sau đó cả hai người hoặc một trong hai người đến Tòa án được xác định có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn thuận tình để nộp đơn yêu cầu ly hôn thuận tình đã ký và hồ sơ đã được chuẩn bị và nhận giấy hẹn.
Bước 5: Đến hẹn trả kết quả, các bên lên Tòa án để nhận Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, nộp án phí, nộp 01 biên lai đóng án phí lại cho Tòa án theo đúng quy định pháp luật.
Bước 6: Các bên chờ giấy triệu tập để hai vợ chồng lên làm việc và tham gia phiên họp để giải quyết việc ly hôn thuận tình.
Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là một tháng, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu thì Tòa án sẽ phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Trong quá trình đó, Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ với con, về trách nhiệm cấp dưỡng, chăm sóc con cái.
Bước 7: Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Trong trường hợp tiến hành hòa giải thành, vợ chồng sẽ đoàn tụ với nhau thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn của hai người.
Nếu đối với trường hợp các bên hòa giải không thành, vợ chồng vẫn muốn ly hôn thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quan hệ hôn nhân của vợ và chồng sẽ chấm dứt kể từ ngày quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật.
Bước 8: Các bên đến nhận quyết định của Tòa án về việc công nhận thuận tình ly hôn.
Trong quá trình giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn mà một bên thay đổi ý kiến không muốn ly hôn nữa hoặc hai bên xảy ra các tranh chấp về nuôi con, cấp dưỡng, tài sản hoặc nợ chung thì Tòa án sẽ chuyển sang giải quyết vụ việc theo thủ tục ly hôn đơn phương theo đúng quy định pháp luật.
5. Thời gian giải quyết thủ tục ly hôn thuận tình:
Hiện nay, thời gian giải quyết thủ tục ly hôn thuận tình sẽ nhanh hơn so với nếu thời gian giải quyết ly hôn đơn phương bởi vì về cơ bản đối với ly hôn thuận tình thì các bên đã thỏa thuận hết với nhau về các tranh chấp có thể phát sinh. Tuy nhiên, thủ tục vẫn phải thực hiện theo đúng quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Chính bởi vì thế nên thời gian để giải quyết việc ly hôn thuận tình cũng phải trải qua các mốc cụ thể như sau: Xem xét đơn, nộp tiền lệ phí tạm ứng, Tòa án thông báo thụ lý giải quyết yêu cầu, chuẩn bị xét đơn yêu cầu của các bên, Tòa án ra quyết định công nhận thỏa thuận ly hôn thuận tình.
Do vậy nên căn cứ vào nhiều yếu tố, tình tiết cụ thể của từng vụ việc mà thời gian thông thường để giải quyết một vụ thuận tình ly hôn khoảng từ 02 đến 03 tháng hoặc có thể kéo dài từ bốn đến năm tháng. Nếu Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn thì thời gian rơi vào khoảng là 30 ngày.