Trình tự thủ tục xét hỏi trong phiên tòa sơ thẩm hình sự là gì? Quy định về trình tự thủ tục xét hỏi trong phiên tòa sơ thẩm hình sự?
Khi tiến hành mở phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự thì phải có đầy đủ các thành phần tham gia và phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ những điều kiện của một phiên tòa sơ thẩm hình sự được quy định theo pháp luật. Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam đã ghi nhận điều này và đã quy định tại Mục V Chương XX Phần thứ tư: Xét xử vụ án hình sự. Trong đó không thể thiếu quy định về trình tự thủ tục xét hỏi trong phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự. Vậy trình tự thủ tục xét hỏi trong phiên tòa sơ thầm hình sự được diễn ra như thế nào?
– Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Trình tự thủ tục xét hỏi trong phiên tòa sơ thẩm hình sự là gì?
Trình tự thủ tục xét hỏi trong phiên tòa sơ thẩm hình sự là một thủ tục bắt buộc trong quá trình diễn ra một phiên toàn hình sự sơ thẩm. Xét hỏi trong phiên tòa được tiến hành tại phiên tòa sơ thẩm hình sự, và phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
3. Trình tự thủ tục xét hỏi trong phiên tòa sơ thẩm hình sự:
3.1. Trình tự xét hỏi:
Trình tự thủ tục xét hỏi trong phiên tòa sơ thẩm hình sự được quy định tại Điều 307 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
” Điều 307. Trình tự xét hỏi
1. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng người. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.
2. Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.
Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ.
Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản.
3. Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét vật chứng có liên quan trong vụ án.”
– Sau khi kiểm sát viên công bố cáo trạng, hội đồng xét xử tiến hành việc xét hỏi để xác định các tình tiết về từng việc và về từng tội đã truy tố. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng người. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lí.
– Quy định này khắc phục tình trạng đặt nặng trách nhiệm chứng minh thuộc về hội đồng xét xử, không phù hợp nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử.
– Theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì quyết định người hỏi trước, hỏi sau do chủ tọa phiên tòa điều hành quyết định tòa theo từng vụ án cụ thể. Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.
– Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản. Khi xét hỏi, hội đồng xét xử xem xét vật chứng có liên quan trong vụ án.
3.2. Quy định về hỏi bị cáo:
Hỏi bị cáo được quy định tại Điều 309 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
” Điều 309. Hỏi bị cáo
1. Chủ tọa phiên tòa phải quyết định hỏi riêng từng bị cáo. Nếu lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ tọa phiên tòa phải cách ly họ. Bị cáo bị cách ly được
2. Bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án. Hội đồng xét xử hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.
Kiểm sát viên hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội và những tình tiết khác của vụ án.
Người bào chữa hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa và tình tiết khác của vụ án.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi bị cáo về những tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự.
Những người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết liên quan đến họ.
3. Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án.
Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.”
– Trong quá trình xét hỏi bị cáo, hội đồng xét xử hỏi riêng từng bị cáo. Nếu lời khai của bị cáo này có ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ tọa phiên tòa phải cách li họ. Bị cáo bị cách li được thông báo lại nội dung lời khai của bị cáo trước và có quyền đặt câu hỏi với bị cáo đó. Trước hết, bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án.
– Hội đồng xét xử hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Đối với các vụ án đồng phạm thì nên xét hỏi những bị cáo có vai trò chính trước, các bị cáo khác được hỏi sau. Nếu bị cáo là người chưa thành niên thì hội đồng xét xử có thể yêu cầu cha, mẹ, thầy cô giáo giúp đỡ đặt câu hỏi cho bị cáo.
– Trong hỏi bị cáo, kiểm sát viên phải chú ý không chỉ hỏi về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc buộc tội mà phải hỏi cả những tình tiết có liên quan đến việc gỡ tội cho bị cáo và những tình tiết khác.
– Người bào chữa hỏi bị cáo về những tình tiết liên quan đến việc bào chữa và những tình tiết khác của vụ án. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi bị cáo về những tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự. Những người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết liên quan đến họ.
– Trường hợp bị cáo không trả lời các câu hỏi thì hội đồng xét xử, kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án. Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.
3.3. Quy định về hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ:
– Hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ được quy định tại Điều 310 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
” Điều 310. Hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ
Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ trình bày những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Sau đó, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.
Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.”
– Như vậy, có thể hiểu bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ trình bày những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ, Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ về các vấn đề có liên quan đến bị cáo. Quy định này đã thể hiện tính dân chủ tại phiên tòa, đồng thời tạo điều kiện để người tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình có hiệu quả hơn.
3.4. Hỏi người làm chứng:
Hỏi người làm chứng được quy định tại Điều 311 Bộ luật tố tụng hình sự, theo đó:
– Khi hỏi người làm chứng, hội đồng xét xử hỏi riêng từng người và không để cho những người làm chứng khác biết được nội dung xét hỏi đó. Hội đồng xét xử phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết của vụ án mà họ đã biết, sau đó hỏi thêm về những điểm mà họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể hỏi thêm người làm chứng nếu thấy cần thiết.
– Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi người làm chứng về các vấn đề có liên quan đến bị cáo. Sau khi đã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm.
– Trường hợp có căn cứ xác định người làm chứng, người thân thích của họ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏa, tài sản, danh dự, nhân phẩm thì hội đồng xét xử phải quyết định biện pháp bảo vệ họ theo quy định của BLTTHS và pháp luật khác có liên quan. Trường hợp cần thiết,
– Để tạo điều kiện cho người làm chứng yên tâm khai báo, hội đồng xét xử cần quyết định thực hiện biện pháp bảo vệ người làm họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết của vụ án mà họ đã biết, sau đó hỏi thêm về những điểm mà họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể hỏi thêm người làm chứng.
– Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi người làm chứng về các vấn đề có liên quan đến bị cáo. Sau khi đã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm.
Như vậy, trong thủ thục xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự thì các bên tham gia tố tụng như: bị cáo, bị hại, đương sự, người đại diện, người làm chứng… đều được xét hỏi tại phiên tòa những vấn đề, những tình tiết có liên quan đến vụ án hình sự. Xét hỏi là đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án cũng như để cơ quan tiến hành tố tụng, những người tham gia bào chữa, cơ quan viện kiểm sát có chứng cứ để luận tội, kết án một cách công tâm nhất.