Đảng viên là một trong những bước tiến chính trị lớn trong cuộc đời mỗi người. Do vậy, trình tự, thủ tục xem xét kết nạp Đảng vẫn luôn được quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về: Điều kiện để kết nạp Đảng viên mới? Quy trình, thủ tục kết nạp Đảng viên?
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái niệm về Đảng viên:
- 2 2. Điều kiện để kết nạp Đảng viên mới:
- 2.1 2.1. Trong độ tuổi nhất định (từ 18 đến 60 tuổi):
- 2.2 2.2. Trình độ học vấn từ tốt nghiệp THCS trở lên:
- 2.3 2.3. Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh, Điều lệ Đảng:
- 2.4 2.4. Là người ưu tú và được nhân dân tín nhiệm:
- 2.5 2.5. Có lý lịch rõ ràng, trong sáng:
- 2.6 2.6. Được 2 Đảng viên chính thức giới thiệu:
- 2.7 2.7. Trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng:
- 3 3. Quy trình, thủ tục kết nạp Đảng viên:
1. Khái niệm về Đảng viên:
Theo khoản 1 Điều 1 Điều lệ Đảng thì Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.”
2. Điều kiện để kết nạp Đảng viên mới:
Để quy định cụ thể các tiêu chuẩn này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có hướng dẫn như sau:
2.1. Trong độ tuổi nhất định (từ 18 đến 60 tuổi):
– Người được kết nạp vào Đảng phải là công dân Việt Nam nằm trong độ tuổi từ đủ 18 tuổi – đủ 60 tuổi tại thời điểm xét kết nạp Đảng (khoản 1.1 Điều 1 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016).
– Việc kết nạp những người trên 60 tuổi do cấp ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định dựa trên những căn cứ vào sức khỏe; uy tín; nơi công tác, cư trú ở cơ sở chưa có tổ chức Đảng, chưa có Đảng viên hoặc do yêu cầu đặc biệt.
2.2. Trình độ học vấn từ tốt nghiệp THCS trở lên:
– Người được kết nạp vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương trở lên (khoản 1.2 Điều 1 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016).
+ Riêng với những cá nhân sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, thì yêu cầu phải có trình độ học vấn tối thiểu hoàn thành chương trình bậc tiểu học.
+ Với già làng, trưởng bản, người có uy tín, đang sinh sống ở vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hoặc vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo thì tối thiểu phải biết đọc, viết chữ quốc ngữ và phải được đồng ý bằng văn bản trước khi ra quyết định kết nạp ( Hướng dẫn số 01-HD/TW).
2.3. Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh, Điều lệ Đảng:
Người muốn kết nạp vào Đảng phải thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ Đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng. Đây là tiêu chuẩn quan trọng mà một Đảng viên bắt buộc phải đáp ứng.
2.4. Là người ưu tú và được nhân dân tín nhiệm:
Đối tượng được kết nạp Đảng phải là người ưu tú, gắn bó mật thiết với nhân dân và nhận được sự tín nhiệm của dân thông qua thực tiễn. Đây là điều kiện quan trọng để được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
2.5. Có lý lịch rõ ràng, trong sáng:
Cá nhân có đơn xin kết nạp Đảng sẽ phải trải qua việc thẩm tra lý lịch khá khắt khe. Việc thẩm tra lý lịch áp dụng với các đối tượng tại khoản 3.4 Điều 3
– Với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và tình trạng chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất đạo đức, lối sống.
– Với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và tình hình chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2.6. Được 2 Đảng viên chính thức giới thiệu:
Cá nhân phải được hai Đảng viên chính thức giới thiệu. Đảng viên giới thiệu phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3.2 Điều 3 Quy định 29 như sau:
+ Là Đảng viên chính thức, cùng công tác, lao động, học tập ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu trong cùng đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.
+ Nếu Đảng viên giới thiệu chuyển đến Đảng bộ, chi bộ cơ sở khác, bị kỷ luật hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng thì chi bộ phân công Đảng viên chính thức khác, giúp đỡ người vào Đảng.
+ Người giới thiệu có trách nhiệm báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng, chịu mọi trách nhiệm về việc giới thiệu của mình.
Lưu ý: Không nhất thiết Đảng viên mới đó phải cùng học tập, công tác, lao động với người vào Đảng ít nhất 12 tháng.
2.7. Trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng:
Người được xem xét kết nạp vào Đảng phải trải qua thời gian kỳ dự bị 12 tháng (từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp theo khoản 1 Điều 5 Điều lệ Đảng). Trong thời gian này, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công Đảng viên chính thức giúp Đảng viên đó tiến bộ. Hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận Đảng viên chính thức và biểu quyết như khi xét kết nạp.
+ Nếu đủ tư cách, được chi bộ biểu quyết công nhận thì trở thành Đảng viên chính thức.
+ Nếu không thì sẽ bị đề nghị xóa tên khỏi danh sách Đảng viên dự bị.
3. Quy trình, thủ tục kết nạp Đảng viên:
Theo quy định tại
Bước 1: Học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng:
Người có nguyện vọng vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng; Sau khi hoàn thành lớp học sẽ được cấp giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp. Tuy nhiên, những nơi không có đơn vị này thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp Đảng viên cấp.
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét kết nạp Đảng:
Người vào Đảng phải làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng, tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực và chịu trách nhiệm về những nội dung đã khai.
Các đơn vị sẽ tổ chức họp, nêu ý kiến về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống… của quần chúng được đề nghị xem xét kết nạp Đảng, sau đó, tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm sau đó gửi hồ sơ lên cấp trên.
Bước 3: Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng:
Người được giới thiệu kết nạp vào Đảng bắt buộc phải được thẩm tra lý lịch, bao gồm cả những người liên quan như: Cha, mẹ, vợ/chồng,…Nội dung thẩm tra, xác minh cụ thể bao gồm:
– Với người có nguyện vọng vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị, tình hình chính trị, ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước; đường lối, chủ trương của Đảng; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
– Với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị, tình hình chính trị hiện tại, ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước; đường lối, chủ trương của Đảng.
Sau khi thẩm tra, chi bộ, cấp uỷ kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch để làm minh chứng.
Bước 4: Xét kết nạp:
Sau khi tiến hành thẩm tra lý lịch xong, chi bộ sẽ tiến hành họp để ra đề nghị kết nạp Đảng viên.
Theo Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021, hồ sơ Đảng viên khi được kết nạp vào Đảng phải bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau:
– Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng.
– Đơn xin vào Đảng.
– Lý lịch và các văn bản thẩm tra lý lịch vào Đảng kèm theo.
– Giấy giới thiệu của Đảng viên chính thức và Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú hoặc của công đoàn cơ sở, ý kiến tổng hợp về nhận xét của đoàn thể chính trị, xã hội nơi người vào Đảng làm việc hoặc của chi uỷ nơi người vào Đảng cư trú.
– Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp Đảng viên của chi bộ, của Đảng uỷ cơ sở.
– Báo cáo thẩm định của Đảng uỷ bộ phận – nếu có.
– Phiếu Đảng viên và lý lịch Đảng viên.
Bước 5: Tổ chức lễ kết nạp:
Kể từ ngày có quyết định kết nạp Đảng viên mới, chi bộ tiến hành kết nạp Đảng viên trong thời hạn 30 ngày làm việc (Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam).
Lưu ý: Nếu kết nạp từ 02 người trở lên thì phải kết nạp từng người một.
Bước 6: Đảng viên trải qua thời gian dự bị 12 tháng để tiếp tục rèn luyện, học tập:
Theo Điều 5 Điều lệ Đảng, Đảng viên dự bị phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng tình từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời gian này, Đảng viên dự bị phải tiếp tục giáo dục, rèn luyện dưới sự hướng dẫn của Đảng viên chính thức về những điều lệ, nguyên tắc của Đảng.
Bước 7: Chuyển Đảng chính thức:
Sau khi hết 12 tháng dự bị, trong thời hạn 30 ngày làm việc, chi bộ phải xét và đề nghị công nhận chính thức cho Đảng viên hoặc, kếu không đủ điều kiện thì đề nghị cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định xóa tên.
Điều 4 Hướng dẫn 01, hồ sơ xét chuyển Đảng chính thức bao gồm:
– Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng Đảng viên mới;
–
– Bản nhận xét của Đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ; của tổ chức chính trị – xã hội nơi làm việc và chi ủy nơi cư trú;
– Nghị quyết của chi bộ, đảng ủy cơ sở và quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp ủy có thẩm quyền…
Lưu ý: Trong trường hợp vì lý do khách quan, dù chi bộ họp chậm, cấp ủy chuẩn y chậm thì Đảng viên dự bị khi đã đủ điều kiện công nhận là Đảng viên chính thức vẫn được công nhận đúng thời điểm hết 12 tháng dự bị.