Trình tự thủ tục, hồ sơ xin cấp phép kinh doanh vận tải bằng ô tô. Các điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về trình tự thủ tục và hồ sơ xin cấp phép kinh doanh vận tải bằng ô tô theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật giao thông khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Chắc ai cũng một lần được sử dụng các dịch vụ của các công ty kinh doanh vận tải bằng xe ôtô như là đi xe khách theo tuyến cố định, đi xe buýt để học tập, đi công tác, đi làm việc… và thuê xe tải để chở hàng hóa đồ dùng gia đình. Nhưng để kinh doanh vận tải bằng xe ôtô thì cần những điều kiện gì, thủ tục trình tự như thế nào thì phạm vi bài viết này công ty chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này cho những cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu muốn kinh doanh vận tải bằng xe ôtô để nắm rõ được các quy định của pháp luật
Điều kiện để cấp phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô
– Theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP và Thông tư 63/2014/TT-BGTVT thì các cá nhân, tổ chức muốn được kinh doanh loại hình vận tải bằng ôtô thì phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định chung của
Hiện nay, thì các cá nhân, tổ chức có thể làm thủ tục đăng ký kinh doanh theo các hình thức như hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh …phụ thuộc vào nguồn vốn, nhân lực vào tùy vào tình hình thực tế của mình khi làm hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi các cá nhân, tổ chức có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mã ngành phù hợp như kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, vận tải hàng hóa…thì sẽ phải tiến hành xin cấp phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô theo quy định để đủ điều kiện để đi vào hoạt động.
– Theo quy định thì khi các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh vận tải bằng xe ôtô thì phải đáp ứng đủ số lượng phương tiện theo quy định của cơ quan nhà nước đã được phê duyệt và các xe phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp hoặc các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng cũng như thuê lại các phương tiện này theo quy định của pháp luật dân sự.
Ngoài ra, nếu các phương tiện cơ giới thuộc quyền sở hữu của các thành viên của hợp tác xã phải ký kết hợp đồng dịch theo quy định của pháp luật dân sự trong việc sử dụng, quy định rõ các nghĩa vụ và quyền của các bên khi quản lý, điều hành xe của các thành viên trong hợp tác xã.
Điều kiện về các phương tiện ôtô phải tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông và đáp ứng bảo đảm được sự an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cũng như các xe của các cá nhân, tổ chức phải gắn thiết bị giám sát hành trình và các xe còn niên hạn xe theo quy định của từng loại xe khi tiến hành kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
– Điều kiện tiếp theo là yêu cầu đối với các lái xe thì các cá nhân, tổ chức thuê lái xe để kinh doanh vận tải yêu cầu có
Các lái xe không bị pháp luật cấm hành nghề lái xe trong một thời hạn mà pháp luật quy định khi tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ có liên quan đến các lái xe
Tuy nhiên, đối với các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ôtô khác nhau đối với một số loại hình có yêu cầu các lái xe và các nhân viên phục vụ trên xe được tập huấn về nghiệp vụ kinh doanh vận tải. Đối với vận tải khách du lịch bằng xe ôtô còn yêu cầu thêm về việc tập huấn về nghiệp vụ du lịch có đặc thù khác theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch để đủ điều kiện về kinh doanh.
– Điều kiện về trình độ yêu cầu phải tốt nghiệp từ trung cấp trở lên cho người đứng đầu điều hành vận tải hoặc có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành khác như chuyên ngành kinh tế, chuyên ngành kỹ thuật khác và có các giấy tờ , tài liệu chứng minh cho thời gian đã được công tác liên tục từ 03 năm trở lên tại đơn vị vận tải để đủ điều kiện kinh doanh khi nộp hồ sơ.
– Điều kiện cho các cá nhân tổ chức phải phù hợp với phương án kinh doanh của mình đáp ứng các yêu cầu phải có nơi đỗ xe theo đúng quy định của luật và đòi hỏi nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông theo quy định của luật giao thông đường bộ, phòng chống cháy, nổ cho các phương tiện trong bãi, bến đỗ xe và vệ sinh môi trường nơi đỗ xe theo quy định của pháp luật về cháy nổ, và môi trường.
– Về tổ chức, quản lý:
Các đơn vị vận tải khi có đủ các phương tiện có gắn thiết bị giám sát hành trình thì yêu cầu phải trang bị hệ thống thiết bị máy tính có kết nối internet và phải có bộ phận theo dõi các thông tin, xử lý dữ liệu thông tin truyền và tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe điều này sẽ giúp các cá nhân, tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của mình tốt hơn.
Các đơn vị kinh doanh phải tiểu chọn và bố trí các lái xe đáp ứng các điều kiện về sức khỏe và bố trí nhân viên phục vụ trên xe đối với kinh doanh vận tải hành khách khi xe từ 30 chỗ ngồi trở lên trừ các xe hợp đồng vận chuyển nội bộ dùng để đưa đón cán bộ, công nhân viên đi làm và đưa đón học sinh, sinh viên đi làm, đi học và các xe buýt có lắp đặt thiết bị thay thế nhân viên phục vụ khi hoạt động kinh doanh. Một số loại hình vận tải kinh doanh như xe buýt, công – ten – nơ thì các đơn vị vận tải phải thành lập một bộ phận chuyên quản lý và theo dõi các quy định về an toàn giao thông đường bộ.
Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách phải thực hiện và đăng ký cho các tiêu chuẩn về chất lượng các dịch vụ vận tải hành khách theo quy định.
Trình tự thủ tục, hồ sơ xin cấp phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
Đối các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân khi làm thủ tục cấp giấy kinh doanh vận tải phải chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ như sau:
+ Các đơn vj kinh doanh vận tải nộp đơn yêu cầu đề nghị cấp giấy kinh doanh vận tải bằng xe ôtô theo mẫu quy định.
+ Các hợp đồng và
+ Các đơn vị kinh doanh vận tải nộp thêm bản sao kèm bản chính của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc sao y bản chính.
+ Các cá nhân, tổ chức nộp các phương án kinh doanh đã được phê duyệt theo quy định.
+ Bảng kê khai danh sách các xe ôtô tham gia kinh doanh vận tải.
+ Các đơn vị nộp các giấy tờ, tài liệu chứng minh về chất lượng và số lượng và niên hạn của các xe ôtô phù hợp với mục đích kinh doanh.
+ Các cá nhân, tổ chức nộp thêm hợp đồng thuê hoặc giấy chứng nhận sở hữu hợp pháp nơi đỗ xe.
+ Bản sao y bản chính bằng cấp, chứng chỉ của người đứng đầu trực tiếp điều hành hoạt động vận tải và các giấy tờ tài liệu chứng minh thời gian công tác trong lĩnh vực vận tải.
+ Các đơn vị kinh doanh vận tải nộp các văn bản về chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của bộ phận theo dõi các điều kiện an toàn giao thông
+ Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải áp dụng với hình thức kinh doanh vận tải.
+ Các giấy tờ sao y bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính các giấy tờ của xe như đăng ký xe, đăng kiểm và các giấy tờ khác có liên quan đến xe…nếu có.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã nộp hồ sơ lên sở giao thông vận tải nơi có địa chỉ kinh doanh để cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô. Nếu cơ quan nhà nước kiểm tra hồ sơ hợp lệ thì sẽ cấp giấy phép theo quy định, nếu hồ sơ không đáp ứng hoặc không đủ điều kiện sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Do ngành nghề kinh doanh vận tải bằng xe ôtô là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên có cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, hợp xã muốn kinh doanh loại ngành nghề này phải đáp ứng các điều kiện mới đủ điều kiện đi vào hoạt động. Hy vọng bài viết của chúng tôi có thể giúp được các cá nhân, tổ chức nắm được phần nào các quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành nghề này.
Dịch vụ pháp lý của Luật Dương Gia:
– Tư vấn pháp luật cấp phép kinh doanh vận tải bằng ô tô trực tuyến miễn phí qua tổng đài 1900.6568
– Tư vấn điều kiện xin cấp phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.
– Tư vấn hồ sơ xin cấp phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.
– Tư vấn về trình tự thủ tục, hồ sơ xin cấp phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.
– Tư vấn các lưu ý khi xin cấp phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.