Căn cước công dân là một trong những loại giấy tờ tùy thân vô cùng quan trọng, thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch và nhận dạng của một công dân. Căn cước công dân rất nhỏ gọn, trong nhiều trường hợp có thể bị mất. Vậy theo quy định của pháp luật thì hồ sơ và thủ tục xin cấp lại thẻ căn cước công dân trong trường hợp bị mất được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ và thủ tục xin cấp lại thẻ căn cước công dân bị mất:
Thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân trong trường hợp bị mất được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 21 của Nghị định 70/2024/NĐ-CP, cụ thể:
(1) Trình tự và thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân tại Cơ quan quản lý căn cước:
-
Công dân đến cơ quan quản lý căn cước (có thể là cơ quan quản lý căn cước của Công an huyện, quận hoặc cơ quan quản lý căn cước của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân cư trú) để đề nghị cấp lại thẻ căn cước công dân, cung cấp đầy đủ thông tin bao gồm: họ và tên, mã số định danh cá nhân, nơi cư trú để người tiếp nhận kiểm tra đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trong trường hợp người đề nghị cấp lại thẻ căn cước công dân là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi thì thành phần hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ căn cước công dân bắt buộc phải có giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh a bản thân là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi đó;
-
Trong trường hợp thông tin do công dân cung cấp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa có gặp thông tin có sự sai sót thì mới tiếp nhận thông tin cần phải thực hiện hoạt động điều chỉnh thông tin theo quy định của pháp luật trước khi cấp lại thẻ căn cước công dân;
-
Trường hợp thông tin của công dân cung cấp là hoàn toàn chính xác thì người tiếp nhận thông tin trích xuất toàn bộ thông tin về công dân đó trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sau khi xác định thông tin người đề nghị cấp lại thẻ căn cước là chính xác thì sẽ thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước theo quy định tại Điều 23 của Luật Căn cước năm 2023.
(2) Trình tự và thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc ứng dụng định danh quốc gia:
-
Công dân lựa chọn thủ tục cấp lại thẻ căn cước phải kiểm tra thông tin của bản thân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trong trường hợp thông tin chính xác thì tiếp tục đăng ký thời gian, cơ quan quản lý căn cước để thực hiện thủ tục, sau đó hệ thống sẽ xác nhận và tự động chuyển đề nghị của công dân đến cơ quan quản lý căn cước nơi công dân đó yêu cầu. Công dân đến cơ quan quản lý căn cước theo thời gian và địa điểm mà mình đã yêu cầu, đăng ký để thực hiện thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân;
-
Trong trường hợp cá nhân bị mất thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước công dân bị hư hỏng không sử dụng được thì lựa chọn thủ tục cấp lại thẻ, kiểm tra thông tin của mình được khai thác trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trong trường hợp thông tin chính xác thì xác nhận hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ căn cước công dân đến cơ quan quản lý căn cước, để cơ quan quản lý căn cước xem xét và giải quyết việc cấp lại thẻ căn cước theo quy định của pháp luật;
-
Trong trường hợp người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp lại thẻ căn cước cho cá nhân là người dưới 06 tuổi thì lựa chọn thủ tục, kiểm tra thông tin của người dưới 06 tuổi đó trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trong trường hợp nhận thấy thông tin chính xác thì người đại diện hợp pháp sẽ xác nhận, chuyển hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý căn cước phải để cơ quan quản lý căn cước xem xét và giải quyết việc cấp lại thẻ căn cước.
Có thể tóm tắt khái quát trình tự thực hiện như sau:
Bước 1: Lựa chọn hình thức cấp lại thẻ căn cước công dân, có thể thực hiện thủ tục cấp lại trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thực hiện thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của Bộ Công an (Nếu thực hiện online thì cần phải đăng ký thời gian và địa điểm đề nghĩ cấp lại thẻ căn cước công dân). Trong trường hợp công dân không đáp ứng đầy đủ điều kiện cấp lại thẻ căn cước công dân thì sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp công dân đủ điều kiện cấp lại thẻ căn cước thì tiếp tục thực hiện các bước dưới đây. Thành phần hồ sơ bao gồm:
-
Phiếu thu nhận thông tin căn cước (Mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an); -
Giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi;
-
Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an).
Bước 2: Cán bộ thu nhận thông tin công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp lại thẻ căn cước công dân. Trong trường hợp thông tin công dân không có sự thay đổi hoặc điều chỉnh thì cán bộ sẽ sử dụng thông tin của công dân trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đó để lập hồ sơ cấp lại thẻ căn cước. Trong trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi hoặc điều chỉnh thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần phải đề nghị công dân cung cấp giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để có thể cập nhật, bổ sung thông tin trong thành phần hồ sơ cấp lại thẻ căn cước công dân.
Bước 3: Tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân. Sau đó in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân phải đưa cho công dân kiểm tra và ký xác nhận.
Bước 4: Thu lệ phí (nếu có) và cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân cho công dân. Công dân có thể nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc qua đường chuyển phát đến địa chỉ mà công dân đó yêu cầu.
Lưu ý thêm về thời hạn cấp lại thẻ căn cước. Theo Điều 26 của Luật căn cước năm 2023, trong khoảng thời hạn 07 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan quản lý căn cước cần phải cấp lại thẻ căn cước cho công dân.
2. Trường hợp nào không được cấp lại thẻ căn cước công dân khi bị mất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Luật Căn cước năm 2023 có quy định về các trường hợp cấp lại thẻ căn cước công dân. Bao gồm:
-
Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, ngoại trừ trường hợp được quy định tại Điều 21 của Luật Căn cước năm 2023;
-
Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
Đối chiếu với quy định tại Điều 21 của Luật Căn cước năm 2023, những trường hợp sau đây sẽ không được cấp lại thẻ căn cước công dân khi bị mất:
-
Công dân khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi; tức là khi thuộc những độ tuổi này mà công dân bị mất thẻ căn cước thì sẽ không thực hiện thủ tục cấp lại mà phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước;
-
Thẻ căn cước đã được cấp, cấp đổi hoặc cấp lại trong khoảng thời hạn 02 năm trước độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước (đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi hoặc 60 tuổi) có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ căn cước tiếp theo.
3. Cấp lại thẻ căn cước công dân nhưng không có nơi cư trú thì làm thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 17/2024/TT-BCA, trong trường hợp cấp lại thẻ căn cước công dân tuy nhiên công dân không có nơi cư trú thì nội dung thể hiện trên thẻ căn cước như sau:
-
Thông tin nơi cư trú thể hiện trên thẻ căn cước phải là thông tin nơi thường trú của công dân;
-
Trong trường hợp người đề nghị cấp lại thẻ căn cước tuy nhiên không có nơi thường trú, chỉ có nơi tạm trú thì thông tin nơi cư trú thể hiện trên thẻ căn cước của công dân đó là nơi tạm trú của người được cấp thẻ;
-
Trong trường hợp người đề nghị cấp lại thẻ căn cước công dân không có nơi thường trú, nơi tạm trú cho công dân đó không đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cơ quan có thẩm quyền thì thông tin nơi cư trú thể hiện trên thẻ căn cước công dân là thông tin nơi ở hiện tại của người được cấp thẻ;
-
Trong trường hợp người đề nghị cấp lại thẻ căn cước công dân không có thông tin về nơi cư trú thể hiện trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cơ quan quản lý căn cước cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc thực hiện nghĩa vụ khai báo thông tin về nơi cư trú. Đối với công dân Việt Nam đang định cư trên lãnh thổ nước ngoài hoặc công dân không có nơi cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thì thông tin về nơi cư trú của công dân trên thẻ căn cước công dân sẽ là địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi bằng phiên âm tiếng Việt).
THAM KHẢO THÊM: