Trình tự thủ tục, hồ sơ xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất mới nhất năm 2021. Thẻ BHYT bị mất, bị cũ rách, nát, bị thất lạc thì phải làm gì để xin cấp lại thẻ BHYT theo quy định mới nhất 2021.
Thẻ Bảo hiểm y tế là vật rất quan trọng đối với người tham gia Bảo hiểm y tế. Người tham gia Bảo hiểm y tế cần phải xuất trình thẻ Bảo hiểm của mình khi đi khám bệnh, chữa bệnh để được hưởng quyền lợi. Đồng thời, thông qua thông tin ghi trên thẻ, mọi người có thể biết được mình thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế nào, ngành nghề, mức hưởng Bảo hiểm y tế, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của mình…
Thẻ Bảo hiểm y tế quan trọng và cần thiết như vậy, nếu chẳng may làm mất thẻ Bảo hiểm y tế thì sao? Có lẽ đây cũng là băn khoăn của nhiều người đang tham gia Bảo hiểm y tế, để giải đáp băn khoăn này, Luật Dương Gia xin đưa đến bạn những giải đáp liên quan đến vấn đề Trình tự thủ tục, hồ sơ xin cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế khi bị mất như sau
Tư vấn trình tự thủ tục, hồ sơ xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Thứ nhất, về trình tự thủ tục xin cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế:
Căn cứ và quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, người làm mất thẻ Bảo hiểm y tế có thể làm thủ tục cấp lại thẻ Bảo hiểm.
Trình tự thủ tục xin cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế khi bị mất được quy định như sau:
Đầu tiên người mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Tùy từng trường hợp, người tham gia bảo hiểm y tế sẽ làm thủ tục cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế tại đơn vị cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho mình. Người tham gia Bảo hiểm y tế bị mất thẻ có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp quận, huyện nơi cấp thẻ Bảo hiểm y tế. Trường hợp là người lao động có thẻ Bảo hiểm y tế do công ty cấp thì có thể nộp hồ sơ tại công ty; trường hợp là sinh viên có thể nộp thông qua trường học của mình.
Sau đó cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế.
Thời hạn cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế được quy định đại Điều 30 Quyết định 595-QĐ-BHXH:
– Trong trường hợp cấp lại mà không cần thay đổi thông tin thì thời hạn cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế là không quá 02 ngày làm việc, và hướng tới từ ngày 01/01/2019 trở đi, người bị mất thẻ Bảo hiểm y tế chỉ cần nộp đủ hồ sơ thì có thể được cấp lại ngay trong ngày.
– Trường hợp cần thay đổi thông tin trên thẻ Bảo hiểm y tế, thời hạn cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế là không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
– Đối với trường hợp người đang tham gia điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh nếu làm mất thẻ Bảo hiểm y tế thì có thể được ưu tiên cấp lại ngay trong ngày.
Về lệ phí: người tham gia Bảo hiểm y tế khi làm thủ tục cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế khi bị mất không cần phải nộp lệ phí.
Có thể thấy, thủ tục xin cấp lại Bảo hiểm y tế khi bị mất đã được rút gọn lại rất nhiều so với trước đây. Hiện tại trong Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định thời hạn cấp lại thẻ Bảo hiêm y tế là không quá 07 ngày, tuy nhiên trong Quyết định 595-QĐ-BHXH trong việc quản lý sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế có hiệu lực từ ngày 01/07/2017 thì thời hạn cấp lại thẻ bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm y tế đã càng ngày càng được rút ngắn hơn so với quy định trong luật, hiện tại là không quá 02 ngày làm việc nếu không cần thay đổi thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế, đến năm 2019 là có thể được cấp lại ngay trong ngày. Về lệ phí khi cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế, trước đây luật quy định người xin cấp lại thẻ Bảo hiêm y tế cần phải nộp lệ phí trừ trường hợp thẻ bảo hiểm bị mất do lỗi của cơ quan Bảo hiểm, tuy nhiên hiện nay Luật phí và lệ phí 2015 ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 đã bãi bỏ quy định về thu phí đối với người cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế, do vậy người đi làm lại thẻ Bảo hiểm y tế sẽ không phải đóng lệ phí hay phí cấp lại thẻ. Điều này đã góp phần giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc của người tham gia bảo hiểm y tế khi chẳng may làm mấy thẻ và phần nào cũng thể hiện sự khuyến khích của Nhà nước đối với người người dân, hướng tới mục tiêu toàn dân tham gia Bảo hiểm y tế.
Thứ hai, về hồ sơ xin cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế khi bị mất:
Người làm thủ tục cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế bị mất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Quyết định 595-QĐ-BHXH. Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh để xin cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế đối với người tham gia Bảo hiểm y tế khi bị mất bao gồm:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
– Trường hợp người có quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế thay đổi, được hưởng quyền lợi cao hơn thì cần có các giấy tờ chứng minh theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quyết định 595-QĐ-BHXH quy định về các loại giấy tờ làm căn cứ để cấp, ghi, điều chỉnh Thẻ Bảo hiểm y tế.
Như vậy, theo quy định trên người tham gia Bảo hiểm y tế cần chuẩn bị tờ khai tham gia và điều chỉnh thông tin bảo hiểm y tế theo mẫu TK1-TS, số lượng 01 bản/người nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đã cấp thẻ bảo hiểm y tế của mình, hoặc tại cơ quan, trường học nơi mình đang công tác, học tập.
Thứ ba, quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tế trong quá trình chờ thẻ Bảo hiểm y tế:
Người tham gia Bảo hiểm y tế trong thời gian chờ làm lại thẻ bảo hiểm khi bị mất vẫn được hưởng quyền lợi của mình khi tham gia khám chữa bệnh. Khi tham gia khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, người đi khám chữa bệnh trong thời hạn này chỉ cần xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ do cơ quan Bảo hiểm cấp kèm theo một giấy tờ chứng minh về nhân thân có ảnh của người đó. Thêm vào đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Quyết định 595-QĐ-BHXH, người tham gia bảo hiểm y tế cần làm lại thẻ Bảo hiểm y tế đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh có thể được ưu tiên thực hiện làm lại thẻ trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Do vậy người tham gia Bảo hiểm y tế bị mất thẻ bảo hiểm và đang trong thời gian chờ làm lại thì vẫn có thể yên tâm hưởng quyền lợi của mình khi đi khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế.
Mục lục bài viết
1. Quy định mới nhất về cấp thẻ bảo hiểm y tế
Điều 17 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 quy định về việc Cấp thẻ bảo hiểm y tế được sửa đổi bổ sung trong Luật bảo hiểm y tế năm 2014 sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2015 như sau:
1. Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:
a) Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đối với người tham gia bảo hiểm y tế lần đầu;
b) Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này do người sử dụng lao động lập.
Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 12 của Luật này do Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các điểm a, 1 và n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này.
Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý theo quy định tại các điểm n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này do các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở dạy nghề lập.
Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý quy định tại các điểm a khoản 1, điểm a và điểm n khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này và danh sách của các đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều 12 của Luật này do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an lập.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải chuyển thẻ bảo hiểm y tế cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia bảo hiểm y tế.
3. Tổ chức bảo hiểm y tế ban hành mẫu hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế.”
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 18 như sau:
“3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
4. Người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp lỗi do tổ chức bảo hiểm y tế hoặc cơ quan lập danh sách thì người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế không phải nộp phí.”
13. Bổ sung điểm c khoản 1 Điều 20 như sau:
“c) Cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế.”
14. Bãi bỏ điểm b khoản 1 Điều 21; sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 21 như sau:
“b) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.”
2. Thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế
Trong những trường hợp nào thì thẻ bảo hiểm y tế sẽ bị thu hổi? cho người khác mượn thẻ y tế liệu có bị thu hồi thẻ không?
Việc thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế được quy định trong Điều 20 Luật bảo hiểm y tế cụ thể như sau
1. Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế;
b) Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
2. Thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác. Người có thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật.
3. Giá trị lưu hành của thẻ bảo hiểm y tế
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi: công ty chúng tôi có ký
Luật sư tư vấn:
Quyết định số 902/2007/QĐ – BHXH có quy định:
Người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT đóng trụ sở chính ở địa bàn nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH, BHYT tại địa bàn đó theo phân cấp của cơ quan BHXH. Trường hợp đơn vị không đủ tư cách pháp nhân, không có tài khoản, con dấu riêng thì đóng theo đơn vị quản lý cấp trên.
Như vậy, công ty bạn có thể đóng bảo hiểm cho người lao động tại Hà Nội, nơi công ty của bạn đặt trụ sở chính. Luật bảo hiểm y tế có quy định tại Điều 26 “Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế” khoản 1 và khoản 2 như sau:
“1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý”.
Như vậy, theo quy định này thì người lao động của công ty bạn vẫn có thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi ốm đau trong trường hợp đi làm việc lưu động ở miền nam.
4. Thủ tục cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế do bị mờ thông tin
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Thẻ Bảo hiểm y tế của em thông tin bị mờ không thể đọc được. Vậy em có được cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế hay không? Và mức phí khi yêu cầu cấp lại thẻ là bao nhiêu? Thời hạn được cấp lại Bảo hiểm y tế là bao lâu?
Luật sư tư vấn:
Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định đổi thẻ bảo hiểm y tế như sau:
“1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
a) Rách, nát hoặc hỏng;
b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
2. Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
a) Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
b) Thẻ bảo hiểm y tế.
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
4. Người được đổi thẻ bảo hiểm y tế do thẻ bị rách, nát hoặc hỏng phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí đổi thẻ bảo hiểm y tế.”
Theo như bạn trình bày, thẻ bảo hiểm y tế của bạn bị mờ, không đọc được thông tin trên thẻ bảo hiểm thì bạn làm thủ tục cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế.
Hồ sơ thực hiện cấp đổi thẻ gồm:
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm y tế
– Thẻ BHYT cũ còn giá trị
– Biên lai thu tiền lệ phí cấp lại thẻ BHYT (bản chính) đối với trường hợp nộp tiền trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội
Chứng từ nộp tiền lệ phí cấp lại thẻ BHYT (bản sao) có đóng dấu của ngân hàng (người hưởng là cơ quan BHXH) đối với trường hợp nộp tiền vào tài khoản của cơ quan BHXH.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức bảo hiểm y tế đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế
Mức thu phí cấo đổi theo Thông tư số 19/2010/TT-BTC là 2.000 đồng/thẻ.
5. Quyền lợi của người lao động khi có đồng thời hai thẻ bảo hiểm y tế?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Cho tôi hỏi tôi đang có thẻ BHYT của doanh nghiệp và cùng có 1 thẻ BHYT của người có công. Em làm gì để được hưởng mức bảo hiểm tối đa mà không ảnh hưởng đến BHYT của doanh nghiệp?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16
Khoản 2 Điều 13
“2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.
Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 quy định đối tượng đầu tiên là người lao động làm việc theo
Khoản 2 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2008 quy định:
“2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.”
Mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 như sau:
Luật sư tư vấn quyền lợi của người lao động khi có đồng thời hai thẻ bảo hiểm y tế:1900.6568
+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
+ 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế;
+ 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
Như vậy, thẻ bảo hiểm y tế theo đối tượng người có công với cách mạng bạn sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đi đúng tuyến. Tuy nhiên, đối với đối tượng người lao động thì bạn được hưởng 80% chi phí điều trị nội trú.
Theo quy định trên, bạn vẫn phải đóng bảo hiểm y tế bắt buộc theo đơn vị mà bạn đang công tác nhưng bạn vẫn được hưởng bảo hiểm y tế theo quyền lợi của đối tượng có công với cách mạng. Do đó, khi bạn đi khám chữa bệnh bạn xuất trình thẻ bảo hiểm y tế đối với người có công thì bạn sẽ được hưởng quyền lợi cao nhất.