Trình tự thủ tục, hồ sơ thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác mới nhất. Điều kiện thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác mới nhất năm 2021.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về trình tự thủ tục, hồ sơ thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về hợp tác xã khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Hợp tác xã và tổ hợp tác là loại hình hợp tác kinh doanh phổ biến ở nước ta hiện nay, điều này chứng tỏ nhu cầu hợp tác, liên kết, giúp đỡ nhau sản xuất kinh doanh trên thực tiễn. Đây cũng những là mô hình hợp tác kinh doanh được đánh giá là hiệu quả và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của nước ta, có nhiều mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động đạt được nhiều thành tựu nhất định. Chính vì hiệu quả hoạt động thực tế của nó mà nhu cầu thành lập hợp tác xã và tổ hợp tác ngày càng ra tăng, vậy trình tự, thủ tục, hồ sơ thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác là như thế nào? Luật Dương Gia xin gửi đến bạn bài viết về Trình tự thủ tục, hồ sơ thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác mới nhất hiện nay như sau:
Thứ nhất, về trình tự thủ tục, hồ sơ thành lập tổ hợp tác.
Tổ hợp tác là hình thức hợp tác kinh doanh của ít nhất là ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để cùng thực hiện và sau đó cùng hưởng lợi và đồng thời cùng chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ, cơ sở để thành lập tổ hợp tác là dựa trên
Về cơ bản, thủ tục thành lập tổ hợp tác khá đơn giản, thành viên tổ hợp tác khi làm thủ tục tục thành lập tổ hợp tác thì cần thực hiện theo trình tự thủ tục như sau:
– Về cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ hợp tác:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập tổ hợp tác là Ủy ban nhân dân xã, phường nơi tổ hợp tác được thành lập. Thành viên tổ hợp tác khi đi thực hiện thủ tục có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của ủy bạn nhân dân xã phường để được giải quyết.
– Về hồ sơ thành lập tổ hợp tác:
Người thành lập tổ hợp tác cần chuẩn bị 02 bộ hồ sơ, thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Hợp đồng hợp tác.
+ Giấy đề nghị chứng thực việc thành lập tổ hợp tác do tổ trưởng tổ hợp tác ký tên.
– Về trình tự thủ tục thành lập tổ hợp tác:
+ Bước 01: Tổ hợp tác nộp hồ sơ thành lập tại Ủy ban nhân dân xã, phường nơi tổ hợp tác đặt trụ sở chính.
+ Bước 02: Bộ phận một cửa, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra lại hồ sơ, đồng thời ghi giấy biên nhận gửi lại cho người nộp hồ sơ.
+ Bước 03: Ủy ban nhân dân xã, phường tiếp nhận hồ sơ và tiền hành chứng thực hợp đồng cho tổ hợp tác.
Thời hạn chứng thực hồ sơ là 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Thứ hai, về trình tự thủ tục, hồ sơ thành lập hợp tác xã.
Trình tự thủ tục thành lập hợp tác xã được quy định tại
– Xác định nhu cầu hợp tác:
Đây là bước đầu và cũng là vấn đề cốt lõi quan trọng, xuyên suốt quá trình phát triển của hợp tác xã. Ở bước này các thành viên của hợp tác xã cần xác định được lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phù hợp; khả năng của hợp tác xã, phân tích thuận lợi khó khăn khi hoạt động; xác định đối tác cùng hợp tác kinh doanh; chính sách, phương án hỗ trợ của cấp chính quyền địa phương. Sau khi xác định được những yếu tố này, việc thành lập hợp tác xã sẽ trở nên có phương hướng và mục tiêu rõ ràng hơn.
– Sáng lập và làm công tác vận động thành lập hợp tác xã.
Đầu tiên về sáng lập viên thành lập hợp tác xã, đây là người có vai trò hết sức quan trọng, cần phải là người có tiếng nói, có hiểu biết pháp luật và hiểu biết kinh doanh, là người có khả năng điều hành và lập kế hoạch về hoạt động của hợp tác xã.
Sau khi đã xác định được sáng lập viên, sáng lập viên báo cáo bằng văn bản về việc thành lập, nơi đóng trụ sở, phương hướng, kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã với Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi hợp tác xã đặt trụ sở. Tổ chức các hội thảo với các thành viên để xây dựng nội dung hoạt động của hợp tác xã như là:
+ Xây dựng dự thảo Điều lệ của Hợp tác xã.
+ Xây dựng dự thảo phương hướng sản xuất kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã.
+ Xác lập danh sách những người có nhu cầu tham gia hợp tác xã.
+ Họp bàn cơ cấu tổ chức HTX, đề cử các chức danh Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Trưởng Ban Kiểm soát hoặc kiểm soát viên. Hợp tác xã có từ 30 thành viên trở lên phải bầu Ban kiểm soát, trường hợp hợp tác xã có dưới 30 thành viên thì việc thành lập Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên được thực hiện theo Điều lệ.
+ Chuẩn bị báo cáo tuyên truyền và vận động thành lập hợp tác xã.
– Tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã:
Hội nghị thành lập hợp tác xã do sáng lập viên tổ chức. Về thành phần tham dự bao gồm sáng lập viên (có thể là cá nhân, trong trường hợp là tổ chức thì sẽ là người đại diện theo pháp luật của tổ chức) và các thành viên của hợp tác xã. Ngoài ra còn phải có cả thành phần khách mời đến từ đại diện chính quyền, đại diện phòng ban ở địa phương như là Đại diện đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã phường, đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Liên minh hợp tác xã tỉnh…
Về nội dung cuộc họp thì cần thông qua các nội dung chính như sau:
+ Thông qua dự thảo Điều lệ.
+ Thông qua Phương án sản xuất kinh doanh.
+ Thông qua danh sách thành viên.
+ Bầu cử Hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên, Trưởng ban kiểm soát.
+ Thông qua nghị quyết hội nghị thành lập hợp tác xã..
– Đăng ký thành lập hợp tác xã:
+ Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã là Ủy ban nhân dân cấp quận huyện nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.
+ Hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã gồm 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã (theo mẫu).
- Điều lệ của hợp tác xã.
- Phương án sản xuất kinh doanh.
- Danh sách thành viên của hợp tác xã.
- Danh sách các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên của hợp tác xã.
- Nghị quyết của Hội nghị thành lập về những nội dung đã được biểu quyết thông qua trong hội nghị.
Người đại điện hợp pháp của hợp tác xã phải kê khai đầy đủ, trung thực và chính xác các nội dung quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai trong hồ sơ.
Thời hạn giải quyết để Cấp giấy chứng nhận đăng ký là trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản cho người nộp hồ sơ và nêu rõ lý do tại sao không cấp.
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về vấn đề: “Trình tự thủ tục, hồ sơ thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác mới nhất“. Ngoài ra bạn có thể tham khảo các dịch vụ khác của Luật Dương Gia trong lĩnh vực này như sau:
Dịch vụ của Luật Dương Gia:
– Tư vấn các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định mới nhất qua tổng đài: 1900.6568
– Tư vấn trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã mới nhất.
– Tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong việc soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Tư vấn, hỗ trợ nhận đại diện thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Dịch vụ thành lập hợp tác xã nhanh nhất.