Đấu giá quyền khai thác khoáng sản là hoạt động thường thấy trong ngành khai thác mỏ khoáng sản. Vậy hoạt động này được hiểu như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về trình tự thủ tục, hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là đấu giá quyền khai thác khoáng sản?
- 2 2. Điều kiện tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản:
- 3 3. Trình tự thủ tục, hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản:
- 3.1 3.1. Đơn vị tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản lập kế hoạch và thông báo khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản:
- 3.2 3.2. Chuẩn bị hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản:
- 3.3 3.3. Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền:
- 3.4 3.4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ đề nghị:
1. Thế nào là đấu giá quyền khai thác khoáng sản?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 22/20212/NĐ-CP thì đấu giá quyền khai thác khoáng sản được quy định là hình thức bán quyền khai thác khoáng sản công khai theo phương thức trả giá tăng cao theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 22/2012/NĐ-CP.
Theo đó, người có quyền tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản được quy định là người đại diện hợp pháp của cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá có đủ điều kiện theo quy định của Nghị định số 22/2012/NĐ-CP.
2. Điều kiện tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 22/2012/NĐ-CP thì để tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì cá nhân, tổ chức tham gia phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Là cá nhân, tổ chức đã có nộp hồ sơ đề nghị tham gia phiên đấu giá được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét chọn theo quy định tại Điều 19 Nghị định này định số 22/2012/NĐ-CP;
– Đã nộp phí tham gia đấu giá, nộp tiền đặt trước theo quy định về thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức có sự thay đổi về tư cách pháp lý thì cá nhân, tổ chức đó phải nộp hồ sơ bổ sung những văn bản có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ trước khi phiên đấu giá được tổ chức.
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 22/2012/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản có các quyền và nghĩa vụ sau:
– Thứ nhất, quyền của cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản:
+ Cá nhân, tổ chức có quyền được khảo sát thực địa khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản, lấy mẫu trên mặt đất nằm trong khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhưng chưa thăm dò khoáng sản theo quy định tại Điều 37 Luật khoáng sản năm 2010;
+ Cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản có quyền tham khảo tài liệu địa chất, khoáng sản liên quan đến khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật khác có liên quan.
+ Được tham gia các buổi họp liên quan đến phiên đấu giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.
– Thứ hai, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản:
+ Thực hiện nghiêm túc nội quy phiên đấu giá, quy chế đấu giá do Hội đồng đấu giá ban hành và quy định của pháp luật khác có liên quan;
+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Trình tự thủ tục, hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản:
Để tham gia phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá phải thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
3.1. Đơn vị tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản lập kế hoạch và thông báo khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 22/2012/NĐ-CP thì để tiến hành đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì đơn vị tổ chức đấu giá phải lập kế hoạch và thông báo về phiên đấu giá. Theo đó, thông tin của phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương thuộc khu vực nơi khoáng sản được đưa ra đấu giá. Theo đó, trong thông báo phải thể hiện được đầy đủ các thông tin về phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản, bao gồm:
– Tên loại khoáng sản, địa điểm khu vực có khoáng sản đưa ra đấu giá;
– Giá khởi điểm, tiền đặt trước;
– Địa điểm và thời gian tổ chức phiên đấu giá;
– Ngày bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá;
– Các thông tin khác có liên quan.
Lưu ý: Việc đăng tải thông tin của phiên đấu giá phải được đăng tải liên tục trong thời gian 30 ngày trước ngày đầu tiên tiếp nhận hồ sơ yêu cầu tham gia phiên đấu giá. Cụ thể, việc đăng tin thông báo phải được đăng tải ít nhất 02 lần và mỗi lần cách nhau 03 ngày.
Sau khi thông tin về phiên đấu giá được đăng tải thì trước khi tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì cá nhân, tổ chức có nhu cầu tham gia phải thực hiện đăng ký tham gia đấu giá và có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền tổ chức đấu giá.
3.2. Chuẩn bị hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 22/2012/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 4 Điều 68
– Đơn đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao có bản chính kèm theo để đối chiếu đối với các loại giấy tờ, tài liệu sau:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Văn bản giới thiệu năng lực, kinh nghiệm trong thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản;
+
– Đối với khu vực đấu giá đã có kết quả thăm dò khoáng sản thì tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá phải có chương trình sơ bộ việc đầu tư khai thác, chế biến sâu, tiêu thụ sản phẩm và bản cam kết thực hiện dự án nếu trúng đấu giá;
– Đối với khu vực đấu giá chưa thăm dò khoáng sản thì tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá phải có kế hoạch sơ bộ về đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến sâu, tiêu thụ sản phẩm và bản cam kết thực hiện nếu trúng đấu giá.
3.3. Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền:
Sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm đầy đủ các giấy tờ, tài liệu nêu trên thì cá nhân, tổ chức có yêu cầu tham gia đấu giá sẽ nộp hồ sơ đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 22/2012/NĐ-CP. Cụ thể, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận được quy định như sau:
– Đối với hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì Tổng cục Địa chất và Khoáng sản là cơ quan lập, thông báo và bán hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản, đồng thời là cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
– Đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan lập, thông báo và bán hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản, đồng thời là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Lưu ý: Thời gian nộp hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản được quy định là 30 ngày kể từ ngày kết thúc thông báo về việc tổ chức phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
3.4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ đề nghị:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá từ cá nhân, tổ chức có yêu cầu gửi đến thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận sẽ tiến hành xét chọn hồ sơ để tìm ra cá nhân, tổ chức đủ điều kiện và phụ hợp để tham gia phiến đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 22/2012/NĐ-CP sau thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày hết hạn tiếp nhận hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phải hoàn thành phương án xét chọn hồ sơ đủ điều kiện tham gia phiên đấu giá và phải báo cáo lên Chủ tịch Hội đồng đấu giá.
Theo đó, đối với những hồ sơ được chọn thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản có trách nhiệm thông báo công khai danh sách tổ chức, cá nhân được tham gia phiên đấu giá tại trụ sở cơ quan và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp phép trước khi tiến hành phiên đấu giá. Bên cạnh đó, thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về thời gian, địa điểm họp trao đổi về các thông tin liên quan đến phiên đấu giá; thời điểm khảo sát thực địa khu vực đấu giá; thời gian nộp phí tham gia đấu giá và tiền đặt trước cho tổ chức, cá nhân được tham gia phiên đấu giá.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trong thời gian không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả xét chọn hồ sơ tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Chủ tịch Hội đồng đấu giá hoặc tổ chức đấu giá chuyên nghiệp phải tổ chức phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Khoáng sản năm 2010;
– Nghị định số 22/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26/3/2012 Quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
– Nghị định số 158/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/11/2016 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.