Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá mới nhất năm 2021. Điều kiện đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chuyển mình sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế đã đem lại những cơ hội to lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó đây cũng là thách thức lớn bởi khi chất lượng đời sống ngày một nâng cao, hàng hóa trên thị trường ngày một đa dạng thì người tiêu dùng càng có nhiều cơ hội để lựa chọn các sản phẩm hàng hóa khác nhau theo nhu cầu riêng.
Điều này đòi hỏi chính các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh để có được chỗ đứng trên thị trường cho hàng hóa của mình phải luôn đảm bảo các yêu cầu tất yếu để tạo ra khả năng cạnh tranh trên mọi phương diện. Một trong những yếu tố cạnh tranh mang tính chất quyết định chính là cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Tuy nhiên, trước khi hàng hóa của doanh nghiệp đến được tay khách hàng pháp luật quy định hàng hóa đó phải đảm bảo phù hợp về tiêu chuẩn chất lượng. Vậy, doanh nghiệp cần thực hiện những thủ tục nào để đăng kí tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa cho mình?
Qua bài viết này, Luật Dương Gia sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc trình tự thủ tục và hồ sơ đăng kí tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa theo quy định mới nhất, giúp các bạn nắm rõ về hồ sơ, thủ tục để thực hiện đăng kí tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa nhanh nhất.
Thứ nhất, tổ chức, cá nhân đăng kí tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa cần đăng kí thủ tục gì?
Tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa theo quy định của pháp luật có thể được hiểu là các tiêu chí được quy định làm căn cứ để xác định một hàng hóa được phép đưa ra thị trường. Các tiêu chí này được xác định trên cơ sở tiêu chuẩn do chính người sản xuất công bố áp dụng và quy chuẩn kĩ thuật tương ứng do cơ quan quản có thẩm quyền ban hành, tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng (Theo Điều 5 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007).
Như vậy, việc đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa theo quy định tại Điều 14 Nghị định 127/2007/NĐ-CP bao gồm công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy, cụ thể như sau:
– Công bố hợp chuẩn là việc các tổ chức hoặc cá nhân tự nguyện đăng ký hàng hóa của mình là phù hợp tiêu chuẩn
– Công bố hợp quy là thủ tục mà các tổ chức hoặc cá nhân bắt buộc phải thực hiện đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền về việc hàng hóa của mình phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ đăng kí tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa
Theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN tổ chức, việc đăng kí hợp chuẩn có thể dựa trên kết quả chứng nhận của bên thứ ba hoặc do tổ chức, cá nhân tự đánh giá. Khi đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định như sau:
Đối với hồ sơ đăng ký hợp chuẩn:
Theo Điều 9
– Mẫu bản công bố hàng hóa hợp chuẩn theo quy định
– Bản sao các giấy tờ sau:
+ Giấy tờ chứng minh về tổ chức, cá nhân yêu cầu công bố (Ví dụ: Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, Chứng nhận đầu tư, …)
+ Giấy tờ về các tiêu chí làm tiêu chuẩn công bố.
+ Giấy chứng nhận do tổ chức có thẩm quyền cấp về việc hàng hóa hợp chuẩn kèm mẫu dấu.
Lưu ý:
Riêng trường hợp việc đăng kí hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá, thì ngoài các giấy tờ trên, tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau:
– Kế hoạch của tổ chức, cá nhân về kiểm soát đối với chất lượng, bản quy trình để sản xuất ra hàng hóa đó nếu trong trường hợp việc tự đánh giá của tổ chức, cá nhân chưa được chứng nhận.
– Trong trường hợp việc tự đánh giá của tổ chức, cá nhân đã được chứng nhận là phù hợp về hệ thống quản lý cần cung cấp bản sao của giấy chứng nhận đó (Ví dụ: ISO 9001, ISO 22000, HACCP…)
– Ngoài ra, tổ chức, cá nhân khi chuẩn bị hồ sơ cần có kết quả về việc thử nghiệm đối với mẫu hàng hóa (bản sao) và báo cáo đánh giá hàng hóa hợp chuẩn theo quy định trong thời gian một năm gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ.
Về hồ sơ đăng kí công bố hợp quy
Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy theo Điều 14
– Mẫu theo quy định về bản công bố hợp quy
– Bản báo cáo của tổ chức, cá nhân tự đánh giá về chất lượng hàng hóa với các thông tin cơ bản của tổ chức, cá nhân như địa chỉ, tên, fax, điện thoại,…. và thông tin của hàng hóa cần công bố (tên của hàng hóa, số hiệu, kết luận về sự phù hợp đối với quy chuẩn kĩ thuật).
– Tổ chức, cá nhân yêu cầu cần cam kết hàng hóa đó đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về điều này.
Lưu ý:
– Nếu tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký hàng hóa của mình hợp quy dựa trên cơ sở là việc đánh giá của tổ chức thứ 3 thì cần bổ sung bản sao của Giấy tờ xác nhận hàng hóa đó phù hợp với quy chuẩn kèm theo mẫu dấu đã được cấp.
2. Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa
– Đối với các sản phẩm, hàng hóa đảm bảo an toàn đã có tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn ngành (TCN), quy định kĩ thuật (QĐKT) do Bộ, ban ngành kèm theo thì doanh nghiệp tự công bố tiêu chu
– Trách nhiệm của doanh nghiệp khi công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm:
+ Đảm bảo trung thực trong quá trình kê khai công bố tiêu chuẩn sản phẩm đảm bảo chất lượng và kinh doanh hàng hóa đúng chất lượng
+ Đảm bảo sản phẩm, hàng hóa đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng đo lường công bố
+ Tự kiểm tra chất lượng và đảm bảo chất lượng hàng hóa do mình công bố, sản xuất kinh doanh theo tiêu chuẩn chất lượng được công bố
+ Lưu trữ và quản lý hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa. khi các cơ quan nhà nước kiểm tra sẽ yêu cầu cung cấp và gửi một bản đến sở ban ngành có liên quan
– Sau khi công bố, doanh nghiệp gửi hồ sơ công bố tiêu chuẩn đến Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
– Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan đầu mối ở địa phương tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của doanh nghiệp, có trách nhiệm kiểm tra tính phù hợp của tiêu chuẩn với các quy định của nhà nước.
– Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ công bố, nếu hồ sơ phù hợp với quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ cấp phiếu tiếp nhận công bố theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Quy định này. Trường hợp hồ sơ không phù hợp, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ
– Doanh nghiệp không phải nộp lệ phí khi nộp hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Trình tự đăng kí tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa
Việc đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa bao gồm đăng ký công bố hợp chuẩn và đăng ký công bố hợp quy được thực hiện theo trình tự quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN (Sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 02/2017/TT-BKHCN) như sau:
– Bước 1: Đánh giá tính hợp chuẩn, hợp quy của hàng hóa
Việc đánh giá tính hợp chuẩn của hàng hóa cần đăng ký có thể được tổ chức, cá nhân tự mình tự thực hiện hoặc thực hiện thông qua một tổ chức chứng nhận khác.
– Bước 2: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với thủ tục đăng ký công bố hợp chuẩn là Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, đăng ký công bố hợp quy là cơ quan chuyên ngành tại nơi đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đó.
Lưu ý:
– Khi thực hiện thủ tục đăng ký công bố hàng hóa hợp chuẩn, tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị hai bộ hồ sơ, trong đó có 1 bộ để lưu giữ và 1 bộ nộp tại cơ quan có thẩm quyền.
– Đối vối trường hợp đăng ký công bố hợp quy cho hàng hóa nhập khẩu, việc nộp hồ sơ đến cơ quan chuyên ngành được thực hiện như sau:
+ Tổ chức, cá nhân khi yêu cầu công bố hàng hàng hóa hợp quy phải thực hiện đăng ký kiểm tra để cơ quan chuyên ngành xác nhận.
+ Nộp bản xác nhận của cơ quan chuyên ngành đến cơ quan hải quan để hàng hóa nhập khẩu được thông quan
+ Sau khi được thông quan, trong thời gian 15 ngày làm việc, bản kết quả do tổ chức, cá nhân tự đánh giá phải được nộp đến cơ quan chuyên ngành.
– Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng kí công bố hợp chuẩn, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện các công việc sau:
+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 3 ngày Cơ quan có thẩm quyền ra
+ Đối với trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan tổ chức kiểm tra tính hợp lệ và ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ hoặc thông báo lý do không tiếp nhận nếu hồ sơ không hợp lệ.
4. Xử phạt hành chính về hành vi vi phạm chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Những sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng hay không đảm bảo điều kiện về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sẽ bị xử phạt hành chính. Đối với những sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài sẽ bị kiểm tra ngay tại hải quan để đảm bảo khi lưu hành vào thị trường Việt Nam không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong thị trường trong nước . Mức phạt ở đây là tùy theo mức độ của hành vi vi phạm mà có thể bị phạt cảnh cáo hay phạt tiền và ngoài ra kèm theo hành phạt bổ sung có thể bị tước các giấy phép hoạt động kinh doanh như : giấy chứng nhận hợp quy, giấy chứng nhận dăng kí hoạt động công nhận… Đình chỉ hoạt động từ 1 đến 3 tháng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm về đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa, phương tiện đo lường không đảm bảo tiêu chuẩn gây hại cho sức khỏe, vật nuôi, cây trồng; buộc cải chính thông tin. Mức xử phạt tối đa đối với hành vi vi phạm về đo lường của cá nhân là 100.000.000 đồng và đối với tổ chức là 200.000.000. Mức xử phạt về hành vi vi phạm tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với cá nhân là 150.000.000 đồng, đối với tổ chức là 300.000.000 đồng
– Xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định trong sản xuất và nhập khẩu.
– Phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã được công bố chất lượng; nội dung của tiêu chuẩn công bố không phù hợp với quy định của tiêu chuẩn kĩ thuật tương ứng hoặc không phù hợp với quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– Phạt từ một đến hai lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Doanh nghiệp của tôi vừa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tôi đăng ký ngành nghề kinh doanh: sản xuất và thương mại mặt hàng thực phẩm và đồ uống. Công ty tôi sắp sản xuất mặt hàng mới là nước khoáng tinh khiết, luật sư cho tôi hỏi khi sản xuất mặt hàng mới này công ty tôi phải có điều kiện gì để lưu thông mặt hàng trong nước?
Luật sư tư vấn:
Đối với mặt hàng “nước khoáng tinh khiết” công ty bạn sản xuất thì phải đăng ký công bố chất lượng sản phẩm. Bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ làm theo thủ tục sau:
-Hồ sơ bao gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao chứng thực)
+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu hóa lý; chỉ tiêu vi sinh; chỉ tiêu kim loại nặng)
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (02 bản sao chứng thực)
+ 03 mẫu sản phẩm.
+ Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân)
+ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có dấu nhận đơn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam (nếu có)
Luật sư
– Nơi cấp: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm địa phương
– Thời gian kiểm nghiệm sản phẩm: 07 ngày làm việc (kể từ ngày gửi mẫu)
– Thời gian công bố: 12 ngày làm việc (kể từ ngày ký hồ sơ công bố)