Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền ra nước ngoài. Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền ra nước ngoài.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền nước ngoài theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật sở hữu trí tuệ khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Trong những năm gần đây, cùng với bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế về kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang không ngừng đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn để phục vụ cho việc đẩy mạnh xuất khẩu, đưa thương hiệu của mình ra thế giới. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội mà hội nhập kinh tế đem lại thì một trong những thách thức mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt đó chính là vấn đề về bảo hộ cho nhãn hiệu của mình. Thực tế cho thấy vẫn còn không ít các chủ nhãn hiệu vẫn chưa thực sự chú ý đến điều này khi đưa nhãn hiệu của mình ra thị trường nước ngoài, dẫn đến nhiều sự việc tranh chấp đáng tiếc xảy ra và doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với tổn thất lớn. Thực trạng đó cho thấy sự cần thiết của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của chủ nhãn hiệu ở cả trong nước và nước ngoài, điều này góp phần tạo cơ sở pháp lý bảo hộ độc quyền cho nhãn hiệu, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi chính đáng và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của chính các doanh nghiệp
Nhận thức rõ về vấn đề này, đến nay Việt Nam đã tích cực tham gia và trở thành thành viên của các Công ước, Hiệp ước quốc tế nhằm tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho các nhãn hiệu của mình như Công ước Pari về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Hiệp ước hợp tác về sáng chế (PTC), Thỏa ước và Nghị định Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Trên cơ sở tham gia vào các điều ước quốc tế này, các doanh nghiệp có thể thực hiện việc đăng ký bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu của mình ở một số hoặc ở tất cả các thành viên tại Văn phòng quốc tế, giúp tiết kiệm đáng kể về thời gian và tiền bạc. Vậy, để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài, tổ chức, cá nhân chủ nhãn hiệu tại Việt Nam cần thực hiện các thủ tục nào?
Qua bài viết này, Luật Dương Gia xin giới thiệu tới quý bạn đọc quy định mới nhất hiện hành về hồ sơ và trình tự thủ tục đăng kí bảo hộ nhãn hiệu độc quyền ra nước ngoài
Thứ nhất, về hồ sơ đăng kí bảo hộ nhãn hiệu độc quyền ra nước ngoài
Trên cơ sở Việt Nam trở thành thành viên của Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid, chủ nhãn hiệu tại Việt Nam có thể thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền của mình ra nước ngoài theo Thỏa ước và Nghị định thư này. Theo đó, chủ nhãn hiệu cần chuẩn bị đơn yêu cầu đăng ký bảo hộ độc quyền cho nhãn hiệu theo quy định tại Mục 1.37 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN với các tài liệu, giấy tờ sau:
– Nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu độc quyền quốc tế theo mẫu pháp luật quy định, trong đó cần nêu rõ nước là thành viên của Thỏa ước hoặc Nghị định thư Madrid mà chủ nhãn hiệu muốn được bảo hộ.
– Các mẫu nhãn hiệu, tài liệu và thông tin về nhãn hiệu muốn được bảo hộ. danh sách các dịch vụ được cung cấp hoặc mặt hàng mang nhãn hiệu này.
– Riêng đối với trường hợp chủ nhãn hiệu nôp các khoản phí, lệ phí qua tài khoản hoặc qua bưu điện cần phải kèm theo chứng từ
Lưu ý:
– Ngôn ngữ được sử dụng trong đơn đăng ký phải là tiếng Pháp nếu đăng ký theo Thỏa ước Madrid. Riêng đối với hồ sơ đăng ký theo Nghị định Madrid phải là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
– Đối với trường hợp nhãn hiệu được yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu chứng nhận hoặc tập thể thì chủ nhãn hiệu cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau đây:
+ Quy chế sử dụng của nhãn hiệu muốn bảo hộ
+ Tùy vào loại nhãn hiệu dùng cho sản phẩm đặc thù, nhãn hiệu về nguồn gốc địa lý,…mà chủ nhãn hiệu cần cung cấp thuyết minh về những nét đặc thù của sản phẩm mang nhãn hiệu đó hoặc bản đồ địa lý của khu vực hoặc văn bản thể hiện sự đồng ý cho phép đăng ký của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh
Thứ hai, về trình tự thủ tục đăng kí bảo hộ nhãn hiệu độc quyền ra nước ngoài
Theo quy định tại Mục 1.41 Thông tư 01/2007/TT-BTNMT, tổ chức cá nhân Việt Nam khi đăng kí bảo hộ nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid hoặc Thỏa ước Madrid phải thực hiện theo trình tự thủ tục sau:
Bước 1: Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận và xử lý đơn yêu cầu
– Tổ chức, cá nhân thực hiện nộp đơn yêu cầu đến Cục sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc thông qua bưu điện
– Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra các giấy tờ, tài liệu có trong đơn yêu cầu và xác nhận tiếp nhận đơn nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định.
– Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức thực hiện thẩm định đối với hồ sơ yêu cầu. Đối với trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ phải
Lưu ý:
– Thời gian để người yêu cầu sửa chữa, bổ sung hồ sơ là 1 tháng kể ngày Cục Sở hữu trí tuệ có thông báo
– Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo yêu cầu bổ sung, sửa chữa nếu hồ sơ thuộc các trường hợp sau:
+ Hồ sơ còn thiếu giấy tờ, tài liệu pháp luật quy định
+ Người yêu cầu chưa nộp đủ các khoản phí, lệ phí
+ Trường hợp người yêu cầu ủy quyền cho người khác thực hiện việc yêu cầu nhưng không có
Bước 2: Cục Sở hữu trí tuệ nộp đơn đến Văn phòng quốc tế
– Tính từ ngày nhận được đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện việc chuyển đơn đến Văn phòng quốc tế trong thời gian 30 ngày
– Văn phòng quốc tế xác định thời điểm nhận đơn, cụ thể như sau:
+ Nếu tính từ ngày trên dấu nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ mà trong 2 tháng Văn phòng quốc tế mới nhận được đơn thì ngày nhận nộp đơn đăng ký sẽ được coi là ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được đơn.
+ Nếu trong thời hạn 2 tháng kể trên phía người yêu cầu không hoàn thiện đơn để gửi đến Văn phòng đăng ký quốc tế thì ngày nộp đơn sẽ được coi là ngày nhận đơn
– Văn phòng quốc tế thực hiện thẩm định đơn trên cơ sở quy định của Thỏa ước Madrid, Nghị định thư Madrid hoặc theo quy chế, quy định của nước được chỉ định về hình thức, nội dung đơn
– Sau khi xác định được hồ sơ yêu cầu đã hợp lệ, Văn phòng quốc tế thông báo đến Cục Sở hữu trí tuệ và thực hiện việc Đăng bạ và công bố
– Sau khi việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu có hiệu lực tại Việt Nam, nếu chủ nhãn hiệu có yêu cầu và đã nộp đủ các phí, lệ phí thì Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện cấp Giấy xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam, với điều kiện người yêu cầu nộp phí, lệ phí theo quy định
Thứ ba, về phí và lệ phí thực hiện đăng kí bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài mới nhất
Theo quy định tại Mục 1.8 Thông tư 01/2007/TT-BTNMT khi làm thủ tục đăng kí bảo hộ nhãn hiệu độc quyền ra nước ngoài, chủ nhãn hiệu cần nộp các loại phí, lệ phí sau:
– Các khoản phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và phí dịch vụ khác theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ
– Các khoản phí, lệ phí cho Văn phòng quốc tế
Dịch vụ của Luật Dương Gia
– Tư vấn pháp luật về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền mới nhất qua số điện thoại: 1900.6568
– Tư vấn về đăng kí bảo hộ nhãn hiệu độc quyền ra nước ngoài mới nhất.
– Tư vấn về hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền ra nước ngoài mới nhất.
– Tư vấn về trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền ra nước ngoài mới nhất.