Cùng với sự phát triển và hội nhập quốc tế, tranh chấp lao động tập thể tại Việt Nam ngày càng phức tạp và gia tăng về số lượng. Điều này đặt ra thách thức lớn trong công tác giải quyết tranh chấp lao động. Các yêu cầu khi giải quyết tranh chấp lao động tập thể là phải đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, đúng nguyên tắc.
Mục lục bài viết
1. Tranh chấp lao động tập thể là gì?
Trước khi đi vào phân tích nội dung chính, trước hết người đọc cần hiểu, tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động. (Điểm b, Khoản 1, Điều 179
Tranh chấp lao động tập thể bao gồm tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể đối hai loại tranh chấp này cũng có sự khác nhau.(Được phân tích rõ trong các tiểu mục dưới đây).
Giải quyết tranh chấp tập thể có thể hiểu là việc các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành những thủ tục theo luật định nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong quan hệ lao động; khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại; xoá bỏ mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động, duy trì và củng cố quan hệ lao động, đảm bảo sự ổn định trong sản xuất.
1. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền:
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền được quy định tại Điều 192,
1.1. Trình tự thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền:
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải. Mục đích của việc quy định thời hạn giải quyết tranh chấp lao động tập thể là đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể được giải quyết nhanh chóng, hạn chế tình trạng phản ứng công nghiệp khi các bên tranh chấp không đủ kiên nhẫn đợi chờ.
– Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.
– Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.
+ Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động
+ Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động
Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
Quy định về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền được thực hiện theo trình tự, thủ tục hoà giải tranh chấp lao động cá nhân. Kết quả hoà giải thành được ghi nhận trong biên bản, điều này khá giống một số quốc gia trên thế giới, điển hình là Trung Quốc. Để biên bản hòa giải được thực hiện trên thực tế thì biên bản hòa giải thành phải có hiệu lực như một bản thỏa ước lao động tập thể và được đảm bảo thực hiện bởi sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Nếu không đảm bảo được hai điều kiện nêu trên thì việc hòa giải trở nên vô nghĩa khi một trong hai bên không tự giác thực hiện.
Đối với tranh chấp sinh trong trường hợp có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động; và khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì hòa giải viên lao động lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
1.2. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể bằng Hội đồng trọng tài hoặc Toà án nhân dân:
Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
– Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 193 của Bộ luật lao động. (Nội dung này sẽ được phân tích cụ thể trong một bài viết khác của Luật Dương Gia)
– Yêu cầu Tòa án giải quyết. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Bắt đầu từ khi một trong các bên tranh chấp gửi đơn khởi kiện tới tòa án và được Tòa án thụ lý và kết quả cuối cùng là bản án của toà án có thẩm quyền về việc kết quả giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.
Nhìn chung, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án được áp dụng ở hầu hết các quốc gia khi các bên đã đưa vụ việc giải quyết bằng thương lượng, hòa giải, trọng tài nhưng không thành. Ví dụ, theo Điều 43 Luật trung gian hòa giải và trọng tài tranh chấp lao động năm 2007 của Trung Quốc, khi trọng tài không đưa ra phán quyết đối với vụ tranh chấp thì trong thời hạn 45 ngày, các bên có quyền khởi kiện ra
2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích:
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được quy định tại Điều 196 Bộ luật lao động, cụ thể:
2.1. Trình tự thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích:
Quy định về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích tương tự như trình tự, thủ tục hoà giải tranh chấp lao động tập thể về quyền, tranh chấp lao động cá nhân.
Trường hợp hòa giải thành, biên bản hòa giải thành phải bao gồm đầy đủ nội dung các bên đã đạt được thỏa thuận, có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động. Biên bản hòa giải thành có giá trị pháp lý như thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.
Thực tế, trình tự thủ tục là nội dung mang tính “khung”, tức là mang một quy định đóng sẵn, ít khi bị thay đổi, đặc biệt là trình tự thực hiện quá trình giải quyết, bản chất khác nhau ở đây phải kể đến nội dung giải quyết, làm thay đổi và khác biệt căn bản về thủ tục, dẫn đến hoạt động của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu của các bên.
2.2. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bằng các phương thức khác:
Trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
– Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 197 của Bộ luật lao động (Nội dung này sẽ được phân tích cụ thể trong một bài viết khác của Luật Dương Gia).
– Tổ chức đại diện người lao động có quyền tiến hành thủ tục lấy ý kiến về đình công, quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công để đình công.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và quyền khác nhau xuất phát chủ yếu tự sự khác nhau về nội dung, cũng như trong việc xác định phương thức giải quyết và cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: