Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận của các bên, bên nhận gia công sẽ sử dụng nguyên vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện quá trình sản xuất hàng hóa. Khi xảy ra tranh chấp, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công sẽ được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công:
Trong bối cảnh hội nhập công nghiệp hóa hiện đại hóa toàn cầu, các hoạt động gia công hàng hóa cũng mở rộng và phát triển trên nhiều lĩnh vực, từ các hoạt động gia công ít yêu tố công nghệ như gia công các loại hàng tiêu dùng, gia công quần áo, gia công giày dép … cho đến các loại hoạt động gia công cần có các yếu tố công nghệ cao như gia công kim loại, gia công trong lĩnh vực điện tử ô tô … Đặc biệt là hoạt động gia công trong lĩnh vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển mạnh mẽ do có nhiều công ty lớn trên thế giới đã tập trung mở rộng phát triển các nhà máy sản xuất và gia công sang lãnh thổ của Việt Nam. Vì vậy tranh chấp trên thực tiễn cũng có chiều hướng tăng theo, khi tranh chấp tăng dẫn đến nhu cầu sử dụng các quy định của pháp luật về gia công cũng tăng. Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng gia công, trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ được thực hiện theo các giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Các bên có nhu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công trong trường hợp này sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản:
– Đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng gia công được soạn phù hợp với quy định tại Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
– Các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là hợp pháp và có căn cứ, căn cứ theo quy định tại Điều 91 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, tức là các tổ chức và cá nhân khởi kiện tranh chấp hợp đồng gia công sẽ cần phải chuẩn bị chứng cứ liên quan để chứng minh các quyền lợi của mình đang bị xâm phạm từ hợp đồng gia công trên thực tế là có thật;
– Hợp đồng gia công hoặc các loại giấy tờ và biên bản liên quan đến việc giao kết hợp đồng gia công đó;
– Các tài liệu chứng cứ liên quan đến quan hệ hợp đồng gia công, quá trình thực hiện hợp đồng gia công và việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ được các bên thỏa thuận trong hợp đồng gia công;
– Các tài liệu chứng minh thiệt hại đã xảy ra do hành vi vi phạm hợp đồng gia công;
– Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện và người bị kiện như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Các loại giấy tờ khác sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra liên quan đến hợp đồng gia công, các bên nên ngồi lại để thỏa thuận và thương lượng với nhau. Hai bên tranh chấp sẽ cùng nhau bàn bạc và thỏa thuận để đi đến cách hiểu thống nhất về nội dung của hợp đồng cũng như đưa ra phương án giải quyết tốt nhất để giảm thiểu thiệt hại cho các bên, vấn đề này cũng được pháp luật ưu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng nói chung và hợp đồng gia công nói riêng để giúp các bên tiết kiệm chi phí và giúp cơ quan nhà nước tiết kiệm thời gian tiến hành tố tụng.
Bước 3: Tuy nhiên sau khi hòa giải và thương lượng không thành công, thì các bên có thể nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này có thể được nộp tại trọng tài thương mại hoặc tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công bằng trọng tài thương mại chỉ được áp dụng đối với những hợp đồng có liên quan đến thương mại, nếu chỉ liên quan đến những vấn đề dân sự thông thường thì sẽ không thể lựa chọn phương thức này để giải quyết tranh chấp trong hợp đồng gia công. Đối với phương thức giải quyết tranh chấp thông qua tòa án, thì khi phát sinh tranh chấp trong hợp đồng gia công nếu như các bên không thể thương lượng được với nhau theo như phân tích nêu trên thì có thể được giải quyết tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Tòa án sẽ nhận đơn và giải quyết đơn yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Phân công thẩm phán nghiên cứu và xử lý hồ sơ giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công. Sau đó nếu nhận thấy vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án mình thì thẩm phán sẽ gửi văn bản thông báo về việc người nộp đơn khởi kiện thực hiện nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật. Bước 4: Mở phiên hòa giải và thu thập chứng cứ. Nếu trong trường hợp hòa giải không thành thì sẽ đưa vụ việc ra xét xử. Sau khi có bản án của tòa án cấp sơ thẩm, nếu các bên sếp thấy quyền lợi của mình vẫn chưa được giải quyết triệt để và bị xâm phạm thì có thể làm đơn kháng cáo phúc thẩm để giải quyết vụ việc theo thủ tục phúc thẩm.
2. Các tranh chấp hợp đồng gia công phổ biến:
Có thể kể đến một số loại tranh chấp hợp đồng gia công phổ biến như sau:
Thứ nhất, tranh chấp hợp đồng gia công liên quan đến chủ thể ký kết. Chủ thể ký kết hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật hiện nay có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Trong trường hợp chủ thể ký kết hợp đồng gia công được xác định là cá nhân thì nó phải là người có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người ký kết hợp đồng gia công là tổ chức thì người đó phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền thì mới có thẩm quyền ký kết trên thực tế. Có những trường hợp tranh chấp hợp đồng gia công suất phát từ việc chủ thể ký kết hợp đồng không có thẩm quyền, họ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và cũng không phải là người được ủy quyền. Bên cạnh đó tranh chấp hợp đồng gia công cũng có thể do người ký kết được ủy quyền hợp pháp tuy nhiên thực hiện ký hợp đồng do vượt quá phạm vi ủy quyền. Tùy từng trường hợp mà hợp đồng gia công có thể bị vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần, khi đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các bên còn lại.
Thứ hai, tranh chấp liên quan tới đối tượng của hợp đồng gia công. Đơn cử là việc tranh chấp hợp đồng gia công do giao sản phẩm gia công không đúng số lượng, không đúng chất lượng, không đúng phương thức và không đúng địa điểm đã thỏa thuận được quy định trong hợp đồng. bên cạnh đó, có thể tranh chấp hợp đồng gia công do bên đặt gia chậm nhận sản phẩm theo như thỏa thuận ban đầu. Trong trường hợp bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm xuất phát từ lỗi của mình thì bên nhận gia công có thể gửi sản phẩm đó tại nơi nhận gửi giữ theo quy định của pháp luật và phải thông báo cho bên đặt gia công trong khoảng thời gian hợp lý. Nghĩa vụ giao sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện đã thỏa thuận giữa các bên và bên đặt gia công đã được thông báo. Và bên đặt gia công sẽ phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc gửi giữ. Vậy nên nếu hợp đồng không ghi nhận cụ thể về trách nhiệm của bên đặt gia công khi chậm nhận sản phẩm thì rất dễ phát sinh những tranh chấp về sau, nhất là những tranh chấp khi xảy ra rủi do đối với hàng hóa gia công.
Thứ ba, tranh chấp hợp đồng gia công phát sinh khi vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Thực tế thường xuyên xảy ra tranh chấp do bên đặt gia công chậm thanh toán hoặc không thanh toán tiền gia công theo hợp đồng đã được thỏa thuận giữa các bên.
3. Phòng ngừa tranh chấp hợp đồng gia công:
Để phòng ngừa tranh chấp hợp đồng gia công, các bên cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
– Chuẩn bị dự thảo hợp đồng gia công với những điều khoản rõ ràng và chi tiết, hạn chế tối đa những thuật ngữ khó hiểu, và để hạn chế các tranh chấp phát sinh trong hợp đồng thì nên lựa chọn những người có kinh nghiệm để tiến hành hoạt động soạn thảo hợp đồng, đặc biệt là những công ty luật;
– Lường trước tất cả các tình huống có thể xảy ra và cách thức xử lý trong hợp đồng gia công;
– Đưa ra các định mức bồi thường trong một số trường hợp cụ thể để tránh những thiệt hại trong hợp đồng gia công;
– Trước khi giao kết hợp đồng thì cần phải kiểm tra trong giấy đăng ký kinh doanh hoặc các loại giấy tờ pháp lý khác tương đương xem ai là người đại diện theo pháp luật và có thẩm quyền ký kết hợp đồng gia công hay không, yêu cầu người ký kết hợp đồng cung cấp văn bản ủy quyền khi giao dịch, phải kiểm tra trong
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.