Quy định về cạnh tranh không lành mạnh? Trình tự, thủ tục điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh?
Khi các doanh nghiệp tham gia vào trị trường kinh tế hiện nay thì điều không tránh khỏi là việc các doanh nghiệp này cạnh tranh nhau về dịch vụ và hàng hóa mà các doanh nghiệp có cung một hoạt động kinh doanh. Do đó, đề đảm bảo sự công bằng trong hoạt động cạnh tranh thì pháp luật Việt Nam đã ghi nhận về việc coi quyền cạnh tranh lành mạnh như là một quyền đương nhiên của doanh nghiệp. Đồng thời thì quyền này lòa một trong những quyền được Nhà nước bảo vệ. Tuy nhiên, trong nền kinh tế ngày càng phát triển thì việc các doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp
Do đó, theo quy định của pháp luật hiện hành, bất kỳ hành vi cạnh tranh không lành mạnh nào trong kinh doanh trái với tập quán trung thực gây nhầm lẫn hay lừa dối hoặc gây thiệt hại đến uy tín của người khác được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Vậy pháp luật hiện hành đã quy định về trình tự, thủ tục điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung về việc điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định về cạnh tranh không lành mạnh
Trên cơ sở quy định tại Khoản 6 Điều 3
Nhìn chung, cạnh tranh không lành mạnh lại những hành vi đi ngược lại các nguyên tắc xã hội, tập quán và truyền thống kinh doanh, xâm phạm lợi ích của các chủ thể kinh doanh khác, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích chung của xã hội. Theo định nghĩa về hành vi cạnh tranh không lành mạnh này có thể thấy tiêu chí đánh giá về tính chất không lành mạnh của hành vi cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và được pháp luật cạnh tranh quy định chỉ được nêu chung là trái các nguyên tắc và thiện chí trung thực trong hoạt động kinh doanh, làm án của các doanh nghiệp, tập quán thương mại và các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là một hành vi cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh trên thị trường thực hiện, nhằm mục đích lợi nhuận. Có thể phân tích vấn đề này trên hai khía cạnh:
Thứ nhất: Trên thị trường cạnh tranh, mỗi hành vi kinh doanh của doanh nghiệp chính là hành vi cạnh tranh trong tương quan với các doanh nghiệp khác. Đặc điểm này khiến cho pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh tại một số quốc gia có thể có phạm vi áp dụng rất rộng và điều chỉnh những hành vi đa dạng.
Thứ hai: Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường. Có thể hiểu là những quy tắc xử sự chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động kinh doanh trên thị trường. Đặc điểm này đòi hỏi cơ quan xử lý về hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải có những hiểu biết và đánh giá sâu sắc về thực tiễn thị trường để xác định một hành vi có đi ngược lại những nguyên tắc xử sự chung trong kinh doanh tại một thời điểm nhất định.
2. Trình tự, thủ tục điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì để đảm bảo việc cạnh tranh của các doanh nghiệp trên nền kinh tế thị trường thi đã đưa ra các quy định về việc tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh hay còn được gọi là việc cạnh tranh không lành mạnh thì có quyền khiếu nại và cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành việc điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh
Bước 1. Tiếp nhận Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và phân công xử lý
Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh có quyền thực hiện khiếu nại vụ việc cạnh tranh đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:
– Đơn khiếu nại theo mẫu MĐ-1 hoặc MĐ-2 Ban hành kèm theo Quyết định số 17/QĐ-QLCT của Cục Quản lý cạnh tranh ngày 04/07/2006;
– Chứng cứ về hành vi vi phạm.
Bước 2. Thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh không lành mạnh
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ khiếu nại; trường hợp hồ sơ khiếu nại đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét hồ sơ khiếu nại trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra thông báo cho các bên về việc tiếp nhận hồ sơ khiếu nại, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét hồ sơ khiếu nại.
Bên cạnh đó, theo như quy định tại khoản 3 Điều 77 của Luật Cạnh tranh nếu hồ sơ khiếu nại không đáp ứng yêu cầu, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo bằng văn bản về việc bổ sung hồ sơ khiếu nại cho bên khiếu nại. Thời hạn bổ sung hồ sơ khiếu nại là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ khiếu nại. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể gia hạn thời gian bổ sung hồ sơ một lần nhưng không quá 15 ngày theo đề nghị của bên khiếu nại.
Trong trường hợp Bên khiếu nại không bổ sung đầy đủ hồ sơ theo Thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ khiếu nại, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh.
Bước 3. Điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh
Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh trong các trường hợp việc khiếu nại vụ việc cạnh tranh đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 77 của Luật Cạnh tranh 2018 và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật Cạnh tranh 2018.
Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là 60 ngày kể từ ngày ra quyết định điều tra; đối với vụ việc phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng không quá 45 ngày. Việc gia hạn điều tra phải được thông báo đến bên bị điều tra và các bên liên quan chậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày kết thúc thời hạn điều tra.
Bước 4. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận điều tra, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra một trong các quyết định sau đây:
– Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh;
– Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Thời hạn điều tra bổ sung là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định;
– Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
Thời hạn xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong trường hợp điều tra bổ sung là 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, báo cáo điều tra và kết luận điều tra bổ sung.
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét việc quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong các trường hợp sau đây:
– Bên khiếu nại rút đơn khiếu nại và bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả;
– Trường hợp thực hiện điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật Cạnh tranh 2018, bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh phải được gửi cho bên khiếu nại, bên bị điều tra và công bố công khai.
Bước 5. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh
Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được tống đạt cho tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký. Việc tống đạt quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải được thực hiện theo phương thức trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua người thứ ba được ủy quyền. Trường hợp không tống đạt được theo một trong các phương thức trên thì quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải được niêm yết công khai hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trên cơ sở quy định tại Điều 96 Luật Cạnh tranh Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật kể từ ngày kết thúc thời hạn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 99 của Luật Cạnh tranh.
Như vậy, để có thể tiến hành việc điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh thì tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tiến hành việc điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và đảm bảo tốt đa nhất quyền lợi của tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng muốn điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh khi thực hiện việc điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh này theo như quy định của pháp Luật Cạnh tranh hiện hành.