Theo quy định tại Điều 31 Thông tư 01/2013/TT – BKHĐT thông tư về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp có quy định về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp không sử dụng chữ ký số công cộng như sau:
Để tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong việc làm thủ tục đăng ký kinh doanh thì pháp luật đã có những quy định mở hơn nhằm tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mà pháp luật đã cho phép các doanh nghiệp có thể làm thủ tục đăng ký qua mạng điện tử. Tuy nhiên khi đang ký bằng hính thức thông qua mạng điện tử cũng có những cách khác nhau để đăng ký, các doanh nghiệp có thể làm thủ tục đăng ký có sử dụng chữ ký số công cộng hoặc có thể không sử dụng chữ ký số công cộng, điều này tùy thuộc vào sự lựa chọn của doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 31 Thông tư 01/2013/TT – BKHĐT thông tư về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp có quy định về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp không sử dụng chữ ký số công cộng.
Đăng ký doanh nghiệp không sử dụng chữ ký số công cộng được tiến hành theo trình tự, thủ tục như sau:
Thứ nhất, người thành lập doanh nghiệp kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.
Thứ hai, người thành lập doanh nghiệp sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, xác thực hồ sơ và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Thứ ba, sau khi hoàn thành quy trình gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
Thứ tư, phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ năm, sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp phải nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
Thứ sáu, sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.
Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.
Thứ bảy, doanh nghiệp có thể nhận trực tiếp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện.
Thứ tám, người nộp hồ sơ chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử. Trường hợp bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy không chính xác so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử mà người nộp hồ sơ không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ bằng bản giấy thì được coi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 60 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.
Thứ chín, quy trình đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử quy định tại Điều 31 Thông tư 01/2013/TT – BKHĐT cũng áp dụng đối với việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.