Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo đúng với những quy định của pháp luật. Vậy theo quy định hiện hành thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại:
Căn cứ Điều 28 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại
Hồ sơ chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại bao gồm có các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại (đơn được thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định);
– Hợp đồng chuyển nhượng đã có công chứng theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
– Biên bản về việc kiểm kê hồ sơ nghiệp vụ của Văn phòng được chuyển nhượng;
– Bản sao có chứng thực hoặc là bản chụp kèm bản chính của
– Bản chính của Quyết định cho phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại được chuyển nhượng;
– Bản kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 02 năm gần nhất mà đã được kiểm toán của Văn phòng được chuyển nhượng;
– Văn bản cam kết về những nội dung sau:
+ Cam kết hành nghề ít nhất 02 năm tại Văn phòng Thừa phát lại mà mình nhận chuyển nhượng, kế thừa về những quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại mà mình nhận chuyển nhượng;
+ Cam kết tiếp tục thực hiện đầy đủ những công việc theo hợp đồng, thỏa thuận giữa Văn phòng Thừa phát lại mà mình nhận chuyển nhượng với chính người yêu cầu, các cơ quan pháp luật quy định.
Bước 2: nộp hồ sơ chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại
Sau khi Văn phòng Thừa phát lại chuẩn bị xong hồ sơ chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại đã nêu trên thì nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.
Bước 3: giải quyết hồ sơ chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, khi đó Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc cho phép chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tư pháp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng; trường hợp mà từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Bước 4: đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định về việc cho phép chuyển nhượng, Văn phòng Thừa phát lại sẽ phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động. Hồ sơ để đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động được lập thành 01 bộ bao gồm:
– Đơn đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động (đơn được thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định);
– Quyết định cho phép việc chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại;
– Giấy tờ chứng minh là đã thực hiện nghĩa vụ thuế đối với việc chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại;
– Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại đã được chuyển nhượng (trong trường hợp thay đổi trụ sở)
– Hồ sơ đăng ký hành nghề của những Thừa phát lại, gồm có:
+ Giấy đề nghị để đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại;
+ Bản sao có chứng thực hoặc là bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu;
+ 01 ảnh chân dung của Thừa phát lại có kích cỡ 2 cm x 3 cm chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp sẽ thực hiện cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại; nếu như trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại, khi đó Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan dưới đây:
– Cục Thi hành án dân sự;
– Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
– Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
– Cơ quan thuế;
– Cơ quan thống kê;
– Cơ quan công an;
– Chi cục Thi hành án dân sự;
– Tòa án nhân dân;
– Viện kiểm sát nhân dân;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;
– Bộ Tư pháp.
Lưu ý rằng, trong thời gian làm thủ tục chuyển nhượng, Văn phòng Thừa phát lại vẫn sẽ được chuyển nhượng tiếp tục hoạt động cho đến khi được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.
2. Các điều kiện để thực hiện thủ tục chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại:
Khoản 1, 2 Điều 28 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định như sau:
– Văn phòng Thừa phát lại có thể được chuyển nhượng cho những Thừa phát lại khác đáp ứng những điều kiện để Thừa phát lại nhận chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại mà pháp luật quy định. Văn phòng Thừa phát lại sẽ chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động được ít nhất 02 năm, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
– Thừa phát lại đã chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại không được phép thành lập, tham gia vào thành lập Văn phòng Thừa phát lại mới trong thời hạn là 05 năm, kể từ ngày chuyển nhượng, nhưng được phép hành nghề Thừa phát lại theo chế độ
– Thừa phát lại nhận chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại sẽ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Cam kết hành nghề ít nhất 02 năm tại Văn phòng Thừa phát lại mà mình nhận chuyển nhượng, kế thừa về những quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại mà mình nhận chuyển nhượng;
+ Cam kết tiếp tục thực hiện đầy đủ những công việc theo hợp đồng, thỏa thuận giữa Văn phòng Thừa phát lại mà mình nhận chuyển nhượng với chính người yêu cầu, các cơ quan theo pháp luật quy định;
+ Không thuộc trường hợp đang bị tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại mà pháp luật quy định ở tại thời điểm nhận chuyển nhượng.
Theo quy định trên thì các điều kiện để thực hiện thủ tục chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại bao gồm có:
– Đối với bên chuyển nhượng: đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Văn phòng Thừa phát lại đã hoạt động được ít nhất là 02 năm, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
+ Thừa phát lại đã chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại không được phép thành lập, tham gia vào thành lập Văn phòng Thừa phát lại mới trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày chuyển nhượng (nhưng vẫn được phép hành nghề Thừa phát lại theo chế độ hợp đồng lao động).
– Đối với bên nhận chuyển nhượng: đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Cam kết hành nghề ít nhất 02 năm tại Văn phòng Thừa phát lại mà mình nhận chuyển nhượng, kế thừa về các quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại mà mình nhận chuyển nhượng;
+ Cam kết tiếp tục thực hiện đầy đủ những công việc theo hợp đồng, thỏa thuận giữa Văn phòng Thừa phát lại mà mình nhận chuyển nhượng với chính người yêu cầu, các cơ quan theo quy định của Nghị định này;
+ Không thuộc trường hợp đang bị tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại mà pháp luật quy định ở tại thời điểm nhận chuyển nhượng.
3. Thừa phát lại đang bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính có được nhận chuyển nhượng không?
Như đã nói ở mục trên, một trong các điều kiện để Thừa phát lại nhận chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại đó chính là không thuộc trường hợp đang bị tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại mà pháp luật đã quy định tại thời điểm nhận chuyển nhượng. Tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định Sở Tư pháp nơi Thừa phát lại hành nghề sẽ ra quyết định tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại trong những trường hợp sau đây:
– Thừa phát lại mà đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Thừa phát lại mà đang bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hành chính.
Theo quy định trên thì một trong các trường hợp bị tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại đó là Thừa phát lại đang bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy, có thể khẳng định được rằng thừa phát lại đang bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được nhận chuyển nhượng văn phòng thừa phát lại.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
THAM KHẢO THÊM: