Chứng minh viên chức quốc phòng được cấp cho cá nhân là viên chức quốc phòng trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân. Nếu những cá nhân này làm mất chứng minh viên chức quốc phòng thì trình tự thủ tục cấp lại thực hiện thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chứng minh viên chức quốc phòng được cấp lại trong trường hợp nào?
Chứng minh viên chức quốc phòng hiện nay được cấp cho các cá nhân đang là viên chức quốc phòng trong lực lượng thường trực của quân đội nhân dân. Quy định tại Điều 4 Nghị định 59/2016/NĐ-CP thì việc cấp chứng minh viên chức quốc phòng sẽ được thực hiện đối với mỗi viên chức quốc phòng và cá nhân chỉ được cấp 1 chứng minh, có số hiệu chứng minh riêng từ dữ liệu do Bộ Quốc phòng quản lý;
Trong quá trình sử dụng, chứng minh viên chức quốc phòng được cấp cho viên chức quốc phòng nếu bị mất hoàn toàn có thể được cấp lại trong trường hợp này. Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 59/2016/NĐ-CP đã ghi nhận nội dung liên quan đến việc cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại chứng minh quân nhân chuyên nghiệp công nhân và viên chức quốc phòng như sau:
– Đối với trường hợp cấp lần đầu cho các đối tượng được quyết định tuyển chọn, tuyển dụng thành quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng thì mỗi đối tượng này sẽ được cấp một chứng minh có số hiệu chứng minh riêng.
– Trường hợp cấp đổi sẽ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Đối với trường hợp chứng minh hết thời hạn sử dụng được quy định tại Điều 5 của
+ Xét đến trường hợp chuyển đổi đối tượng bố trí sử dụng thì cũng sẽ nằm trong trường hợp cấp đổi này;
+ Nếu cá nhân có sự thay đổi về họ tên, chữ đệm, tên khai sinh, cũng như ngày, tháng, năm sinh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc thay đổi nhận dạng do bị thương tích, thẩm mĩ, chỉnh hình thì hoàn toàn có thể làm thủ tục yêu cầu cấp đổi chứng minh quốc phòng;
– Và cuối cùng đó là thực hiện việc cấp lại trong trường hợp bị mất chứng minh.
Với quy định nêu trên, chứng minh viên chức Quốc phòng nếu bị mất hoàn toàn có thể được cấp lại.
2. Trình tự thủ tục cấp lại Chứng minh viên chức quốc phòng:
Như đã biết, chứng minh viên chức quốc phòng hoàn toàn có thể được cấp lại trong trường hợp bị mất và cá nhân khi có yêu cầu cấp lại chứng minh viên chức quốc phòng phải được thực hiện theo trình tự thủ tục nhất định. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 59/2016/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục cấp lần đầu được thực hiện như sau:
– Trường hợp 1: Đối với trường hợp chứng minh hết thời hạn sử dụng quy định tại Điều 5 của Nghị định này hoặc bị hư hỏng hoặc chuyển đổi đối tượng bố trí sử dụng thì khi tiến hành cấp đổi cá nhân cần chuẩn bị một tờ khai được thực hiện theo mẫu và điền đầy đủ các thông tin theo sự gợi ý của mẫu này. Mẫu tờ khai này khi được hoàn thiện sẽ nộp cho cơ quan quản lý nhân sự được quy định tại điểm b,c Khoản 1 của Điều 9 Nghị định 59/2016/NĐ-CP, bao gồm: cơ quan quản lý nhân sự chung đoàn và tương đương; và cơ quan quản lý nhân sự sư đoàn và tương đương thực hiện thủ tục cấp đổi.
– Trường hợp 2: Đối với việc cấp đổi trong trường hợp thay đổi họ, chữ đệm, kê khai ngày, tháng, năm sinh cũng như các thông tin về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc thay đổi nhận dạng mà cá nhân bị thương tích, thẩm mỹ, chỉnh hình thì cá nhân khi có đề nghị cấp đổi phải có xác nhận của thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp, các thông tin phải được điền đầy đủ vào tờ khai theo mẫu và nộp tại cơ quan quản lý nhân sự đã được quy định tại điểm b,c Khoản 1 Điều này;
– Đối với trường hợp cấp lại do bị mất theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Nghị định này thì cá nhân cần hoàn thiện các nội dung thông tin ở trong đơn đề nghị cấp lại cần có xác nhận của thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp và điền vào tờ khai theo mẫu. Sau khi đã hoàn tất việc điền thông tin vào giấy và xác nhận từ tổ chức đơn vị quản lý trực tiếp thì đơn này sẽ nộp cho cơ quan quản lý nhân sự đã được quy định tại điểm b,c khoản 1 của Điều 9 Nghị định 59/2016/NĐ-CP;
– Cơ quan quản lý nhân sự sẽ là bên trực tiếp thực hiện trình tự thủ tục cấp đổi cấp lại theo quy định tại điểm b,c,d theo quy định của Điều 9 Nghị định này;
– Theo quy định thì cơ quan quản lý nhân sự sẽ giữ trách nhiệm trong việc hỗ trợ hoàn tất thủ tục cấp lần đầu, cấp đổi và cấp lại chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
+ Hiện nay cơ quan quản lý nhân sự chung đoàn và tương đương sẽ hỗ trợ cho quá trình thực hiện chụp ảnh, lấy vân tay của từng người tiến hành, đối chiếu dữ liệu quản lý quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng để hoàn tất thủ tục cấp chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc quyền quản lý của mình; Bên cạnh đó tổng hợp các báo cáo cấp trên trực tiếp thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc tính từ ngày hoàn thiện thủ tục;
+ Cơ quan quản lý nhân sự trung sư đoàn và tương đương thực hiện thủ tục theo quy định tại điểm b khoản 1 của Điều 9 Nghị định này đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc quyền quản lý của mình; thực hiện các hoạt động kiểm tra về cấp chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng của đơn vị thuộc quyền; các hoạt động tổng hợp báo cáo cấp trên trực tiếp cũng phải được diễn ra đồng thời thời gian thực hiện sẽ không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thiện thủ tục;
+ Cơ quan quản lý nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ quốc phòng sẽ có trách nhiệm trong việc kiểm tra hoàn chỉnh thủ tục Bên cạnh đó, báo cáo Thủ trưởng đơn vị ký chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng mà các cá nhân này trong quyền quản lý của mình; thời gian thực hiện việc này đó là không quá 15 ngày kể từ ngày hoàn thiện thủ tục.
Vói nội dung đã phân tích, để được cấp lại chứng minh viên chức quốc phòng thì cá nhân sẽ làm đơn đề nghị cấp lại và xin xác nhận từ Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp của mình. Cơ quan quản lý nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ quốc phòng hoặc cơ quan quản lý nhân sự sư đoàn và tương đương hoặc cơ quan quản lý nhân sự chung đoàn và tương đương sẽ có trách nhiệm trong trường hợp hướng dẫn viên chức quốc phòng thực hiện hoạt động ngày cũng như kiểm tra hoàn thiện các thủ tục để việc cấp lại được diễn ra nhanh chóng. Một trong các cơ quan này sẽ có trách nhiệm thực hiện các hoạt động trên tùy thuộc vào việc viên chức quốc phòng nằm trong sự quản lý của cơ quan quản lý nào.
3. Chứng minh viên chức quốc phòng cần phải có các thông tin cơ bản nào?
Những nội dung được chứa đựng trong chứng minh viên chức quốc phòng hiện nay đã được ghi nhận tại Điều 7 Nghị định 59/2016/NĐ-CP. Điều khoản này ghi nhận các nội dung thể hiện trên chứng minh quân nhân chuyên nghiệp chứng minh công nhân quốc phòng và chứng minh viên chức quốc phòng, cụ thể:
– Màu sắc chứng minh viên chức quốc phòng: Chứng minh được tạo nên có màu vàng chanh;
– Cấu tạo của chứng minh viên chức quốc phòng:
+ Mặt trước chứng minh có hình Quốc huy in chìm đường kính 21 mm, từ trên xuống tiêu đề CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; bên trái hình Quân hiệu đường kính 10 mm; phía dưới ảnh của người được cấp Chứng minh và hạn sử dụng; bên phải Quân hiệu dòng chữ màu đỏ cờ CHỨNG MINH VIÊN CHỨC QUỐC PHÒNG; từ trên xuống có các dòng chữ: Số hiệu Chứng minh; họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; đơn vị cấp; ngày, tháng, năm cấp; người có thẩm quyền cấp Chứng minh ký tên và đóng dấu.
+ Mặt sau Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, Chứng minh công nhân quốc phòng và Chứng minh viên chức quốc phòng có các dòng chữ thể hiện nội dung: Quê quán; nơi thường trú; nhận dạng; nhóm máu.
Như vậy, chứng minh viên chức quốc phòng được cấp cho các cá nhân phải đảm thông tin cơ bản, hình ảnh,màu sắc và các yếu tố khác theo đúng quy định.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Nghị định số 59/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.