Việc bắt, tạm giữ người và khám xét chỗ ở phải được thực hiện theo đúng căn cứ, trình tự, thủ tục của pháp luật.
1. Trình tự, thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp
Biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp khẩn cấp quy định tại Điều 81 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2004.
Việc bắt người phải được thực hiện theo đúng căn cứ, trình tự, thủ tục của pháp luật.
* Căn cứ:
Chỉ được bắt khẩn cấp trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.
* Thẩm quyền:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
b) Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;
c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
* Trình tự, thủ tục bắt khẩn cấp
Nội dung lệnh bắt và việc thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 80, Điều 84, Điều 85 của Bộ luật Tố tụng hình sự:
– Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
– Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.
– Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.
– Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.
– Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
– Người ra lệnh bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu việc thông báo cản trở quá trình điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt phải thông báo ngay.
2. Trình tự, thủ tục tạm giữ người trong trường hợp bắt người khẩn cấp
Trong trường hợp bắt người khẩn cấp có thể áp dụng biện pháp tạm giữ quy định tại Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự.
* Thẩm quyền
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
b) Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;
c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ.
* Trình tự, thủ tục tạm giữ
– Quyết định tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
– Người thi hành quyết định tạm giữ phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 48 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Luật sư
– Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện Kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện Kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
3. Trình tự, thủ tục khám xét chỗ ở
* Căn cứ
Về biện pháp khám xét chỗ ở, theo quy định tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật Tố tụng hình sự, biện pháp khám xét nhà ở chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
* Thẩm quyền
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;
b) Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;
c) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;
d) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Trong trường hợp không thể trì hoãn, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.
* Trình tự, thủ tục khám xét chỗ ở (Điều 143 BLTTHS).
gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.
– Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
– Khi khám chỗ làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
– Việc khám chỗ làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến.
– Khi tiến hành khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.
Mục lục bài viết
1. Bắt người trong trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn hỏi có phải tạm giữ chỉ được áp dụng với người chưa bị khởi tố về hình sự không?
Luật sư tư vấn:
Theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật tố tụng hình sự, người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ. Có những vụ án, người bị khởi tố về hình sự vì lí do nào đó được tại ngoại và họ chưa bị giam giữ nhưng nếu họ có hành vi hay yếu tố gây nguy hại tới người khác hoặc có dấu hiệu bất thường mà cơ quan điều tra thấy nghi ngờ thì họ vẫn có thể bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Bên cạnh đó, quyết định tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản. Người bị tạm giữ ở đây có thể là người chưa bị khởi tố hoặc đã bị khởi tố về hình sự, họ có quyền được biết lý do mình bị tạm giữ; được giải thích về quyền và nghĩa vụ; đựoc trình bày lời khai; tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; đưa tài liệu, đồ vật, yêu cầu; khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, ngươi có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Đồng thời, người bị tạm giữ có nghĩa vụ thực hiện các quy định về tạm giữ theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 4 Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự có nêu nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra: “Quyết định áp dụng , thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này. Trong trường hợp không phê chuẩn thì trong quyết định không phê chuẩn phải nêu rõ lý do”. Với quy định này của Bộ luật hình sự, người chưa bị khởi tố hay người đã bị khởi tố nếu bị tạm giữ sẽ được Viện kiểm sát phê chuẩn có bị tạm giữ hay không và Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện theo phê chuẩn đó.
Như vậy, về vấn đề mà bạn hỏi thì tạm giữ không chỉ được áp dụng với người chưa bị khởi tố về hình sự mà còn áp dụng với người đã bị khởi tố về hình sự.
2. Áp dụng biện pháp ngăn chặn với người đang tạm giữ bị ốm
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi: Nếu đang tạm giữ đối tượng mà thấy đối tượng sức khỏe không đảm bảo ngoài việc đưa đi khám chữa bệnh, điều trị ở các cơ sở y tế thì Trưởng nhà tạm giữ có quyền đề nghị Viện kiểm sát, Cơ quan cảnh sát điều tra thay đổi biện pháp ngăn chặn không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 7 Nghị định 89/1998/NĐ-CP ban hành quy chế về tạm giữ, tạm giam.
1. Trưởng Nhà tạm giữ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Nhà tạm giữ do mình quản lý theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện việc giam, giữ, trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm giam, khi có Lệnh hoặc Quyết định của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;
c) Tổ chức, tạo điều kiện cho người đang bị tạm giữ, tạm giam thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;
d) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án có người bị tạm giữ, tạm giam biết việc hết thời hạn tạm giữ trước 1 ngày, việc hết thời hạn tạm giam lần thứ nhất trước 5 ngày, việc hết thời hạn tạm giam lần thứ hai trước 10 ngày và yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ án đến nhận hoặc giải quyết các trường hợp hết thời hạn tạm giữ, tạm giam. Trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án không giải quyết các trường hợp hết hạn tạm giữ, tạm giam thì kiến nghị ngay lên cấp trên có thẩm quyền của cơ quan đó giải quyết.
đ) Giao người bị tạm giữ, tạm giam theo Lệnh trích xuất của người có thẩm quyền;
e) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù;
g) Báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền đối với các trường hợp xét thấy quyết định giam, giữ, trả tự do là trái pháp luật;
h) Tiến hành các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
2. Phó trưởng Nhà tạm giữ có trách nhiệm giúp Trưởng Nhà tạm giữ theo sự phân công của Trưởng Nhà tạm giữ.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 1
2. Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 28.
1. Người bị tạm giữ, tạm giam ốm đau được khám và điều trị tại bệnh xá của trại tạm giam hoặc cán bộ y tế của nhà tạm giữ. Chế độ ăn, cấp phát thuốc, bồi dưỡng do cán bộ y tế chỉ định theo bệnh lý. Tiền thuốc chữa bệnh tương đương 2 kg gạo/1 người/1 tháng.
Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam bị bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá của trại tạm giam hoặc cán bộ y tế của nhà tạm giữ thì Giám thị trại tạm giam, Trưởng nhà tạm giữ làm các thủ tục chuyển họ đến bệnh viện của Nhà nước để điều trị. Kinh phí khám, chữa bệnh trong trường hợp này do ngân sách nhà nước cấp theo bệnh lý và theo mức độ nặng nhẹ của bệnh tật; trại tạm giam, nhà tạm giữ có trách nhiệm thanh toán với bệnh viện.
Giám thị trại tạm giam phối hợp với trung tâm y tế hoặc bệnh viện của Nhà nước gần trại tạm giam đóng xây dựng một số phòng chữa bệnh trong khu vực của trung tâm y tế hoặc bệnh viện để điều trị cho bệnh nhân là người bị tạm giữ, tạm giam. Việc xây dựng các phòng chữa bệnh nêu trên và quản lý người bị tạm giữ, tạm giam đến chữa bệnh do trại tạm giam chịu trách nhiệm. Kinh phí xây dựng, nâng cấp, cải tạo các phòng chữa bệnh do ngân sách nhà nước cấp.
2. Đối với người bị tạm giữ, tạm giam nghi mắc bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác tới mức mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình, Giám thị trại tạm giam, Trưởng nhà tạm giữ yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ án trưng cầu giám định pháp y. Sau khi Hội đồng giám định pháp y kết luận người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác tới mức mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình và có quyết định đưa người đó vào cơ sở chuyên khoa y tế để bắt buộc chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với trại tạm giam, nhà tạm giữ đưa người bị tạm giữ, tạm giam đến cơ sở chữa bệnh được chỉ định trong Quyết định.
3. Đối với người bị tạm giữ, tạm giam nhiễm HIV/AIDS, việc chăm sóc và điều trị thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật. Giám thị trại tạm giam, Trưởng nhà tạm giữ phải thông báo những trường hợp bị bệnh nặng cho cơ quan thụ lý vụ án, gia đình, thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị người bị tạm giữ, tạm giam.
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính quy định chế độ, kinh phí và tổ chức việc phòng, chống dịch bệnh, khám, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, tạm giam”.
Theo đó khi đang tạm giữ đối tượng mà thấy đối tượng sức khỏe không đảm bảo trưởng nhà tạm giữ có trách nhiệm đưa người bị tạm giữ đi khám và điều trị tại trạm xá của trại tạm giam, tình trạng bệnh nặng vượt quá khả năng bệnh xá của trại tạm giam hoặc cán bộ y tế của nhà tạm giữ thì Giám thị trại tạm giam, Trưởng nhà tạm giữ làm các thủ tục chuyển họ đến bệnh viện của Nhà nước để điều trị. Trưởng nhà tạm giữ không có quyền đề nghị Viện kiểm sát, Cơ quan cảnh sát điều tra thay đổi biện pháp ngăn chặn.
3. Tạm giữ người trong trường hợp có hành vi đánh nhau
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư ! Chồng em có liên quan tới đánh nhau nhưng chồng em bị đâm vậy tại sao chồng em còn bị công an trại giam bắt giữ làm cách nào để chồng em được ra. Em cảm ơn luật sư ?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về tạm giữ như sau:
“Điều 86. Tạm giữ
1. Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
2. Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này, Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ.
Người thi hành quyết định tạm giữ phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Quyết định tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.”
Như vậy, trong trường hợp chồng bạn có hành vi đánh nhau thuộc trường hợp bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang thì sẽ bị tạm giữ theo quy định tại Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 nêu trên.
Biện pháp ngăn chặn là những biện pháp cưỡng chế do pháp luật tố tụng hình sự quy định và được áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, hoặc có những hành động gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Tạm giữ là một trong các biện pháp ngăn chặn do luật tố tụng hình sự quy định.
Như vậy, việc tạm giữ là nhằm mục đích ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc đảm bảo cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được đúng đắn. Mặt khác, pháp luật không quy định rằng người bị thương trong vụ việc đánh nhau thì không bị truy cứu trách nhiệm hinh sự. Do đó, mặc dù trong vụ việc đánh nhau chồng bạn bị thương nhưng không bị loại trừ trách nhiệm hình sự, việc cơ quan công an có thẩm quyền tạm giữ chồng bạn là đúng quy định của pháp luật.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
– Căn cứ Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về thời hạn tạm giữ như sau:
“Điều 87. Thời hạn tạm giữ
1. Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
2. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.”
Thời hạn tạm giữ được quy định tại Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 nêu trên. Việc tạm giữ nhằm mục đích phục vụ quá trình điều tra, nếu chồng bạn không có căn cứ cấu thành tội phạm hình sự thì khi hết thời hạn tạm giữ, cơ quan công an sẽ trả tự do cho chồng bạn.