Trình tư lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn? Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn? Vai trò của đầu tư công ở Việt Nam?
Đầu tư công trug hạn là một dự án đầu tư với mục đích thực hiện mục tiêu và chiến lược nhằm phát triển nên kinh tế xã hội của đất nước. Đầu tư công trung hạn hiện nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trình tư lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn và nguyên tắc chung cho lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn. Vậy cụ thể về vấn đề này như thế nào tại bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này. Hi vong những thông tin sau đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.
Cơ sở pháp lý:
1. Trình tư lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn
Căn cứ theo quy định tại điều 55. Trình tư lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn Luật đầu tư công 2019 quy định cụ thể:
– Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng, tiêu chí phân bổ mức vốn đầu tư công trung hạn dự kiến cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
– Trước ngày 31 tháng 7 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau với tổng mức vốn đầu tư công dự kiến bằng tổng mức vốn đầu tư công của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, thông báo tổng mức vốn đầu tư công dự kiến của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để làm căn cứ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án giai đoạn sau.
– Trước ngày 15 tháng 8 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, thời gian, tiến độ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức lập, thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau của cấp mình, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến và gửi Ủy ban nhân dân cấp trên theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
– Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan trung ương hoàn thiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 6 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước.
Như vậy có thể thông qua quy định này chúng ta thấy rằng trình tư lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn được thực hiện chặt chẽ để dảm bảo cho kế hoạch đầu tư công được thực hiện có hiệu quả và mang tính khả thi trên thực tế. Theo đó chúng ta có thể thấy việc Triển khai kế hoạch đầu tư công được thuc hiện theo quy định trách nhiệm Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính và lưu ý các quy định của Chính phủ quy định chi tiết việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công như đã nêu trên. Và việc triển khai kế hoạch đầu tư công phải thực hiện dựa trên quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó theo như quy định của pháp luật thì có các loại đầu tư công khác nhau chúng ta nên lưu ý khi thực hiện thủ tục dễ dàng thực hiện việc đầu tư trong các trường hợp khác nhau như Phân loại kế hoạch đầu tư công theo thời hạn kế hoạch, Phân loại kế hoạch đầu tư công theo cấp quản lý và Phân loại kế hoạch đầu tư công theo nguồn vốn đầu tư. Việc phân loại đó mang lại các lợi ích như dễ dàng thực hiện và cũng dễ dàng quản lý các kế hoạch đầu tư công để mang lại kết quả cao hơn trong việc thực hiện
2. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn
Căn cứ theo quy định tại điều 48. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm Luật đầu tư công 2019 quy định cụ thể:
1. Phù hợp với các mục tiêu phát triển tại chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm và hằng năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương và các quy hoạch đã được phê duyệt, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.
2. Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; bảo đảm cân đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợ công.
3. Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Ưu tiên bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ theo mục tiêu và định hướng phát triển của từng thời kỳ.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng.
6. Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư, tạo quyền chủ động cho Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
7. Kế hoạch đầu tư công hằng năm phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt.
Như vậy, căn cứ dựa trên quy định này chúng ta có thể thấy việc lập thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư công trung hạn phải thực hiện dưa trên quy định chung về nguyên tắc để đảm bảo phù hợp với các mục tiêu phát triển tại chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và kết hợp hài hòa với các yếu tố khác.
Có thể thấy hiện nay vốn đầu tư công tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, Việc đẩy mạnh các dự án còn có tính kết nối và lan tỏa vùng, miền. Theo đó chúng ta cần tiếp tục ưu tiên các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ và các vùng khó khăn khác. Không bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước vào các lĩnh vực, dự án mà các thành phần kinh tế khác có thể đầu tư.
Quán triệt nguyên tắc ưu tiên bố trí, sử dụng vốn ngân sách nhà nước như là vốn mồi để khai thác tối đa các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức đối tác công – tư để tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội quan trọng, đặc biệt đối với các dự án có sức lan tỏa rộng và tác động lớn tới phát triển kinh tế; các dự án hạ tầng xã hội phục vụ cộng đồng dân sinh thuộc ngành y tế, giáo dục…
3. Vai trò của đầu tư công ở Việt Nam
Đã rất lâu, con người đã mặc định rằng thúc đẩy đầu tư công chính là thúc đẩy để tạo ra động lực vô cùng to lớn để phát triển kinh tế, chính trị, xã hội tại Việt Nam, nhằm mục đích cho nền kinh tế có được sự tăng trưởng tốt bảo đảm cuộc sống của người dân và cộng đồng sinh sống tại Việt Nam. Qua các khảo sát cũng như nghiên cứu qua lý thuyết và thực tế từ năm 1995 cho đến nay đã khẳng định rằng đầu tư công có vai trò đặc biệt quan trọng đến sự phát triển của Việt Nam.
Đầu tư công được coi là động lực chính thức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bản chất của mối quan hệ này đã được nghiên cứu trong nhiều nghiên cứu mang tính lý thuyết và thực nghiệm. Nhiều nghiên cứu ngoài nước phân biệt giữa đầu tư tư nhân và đầu tư công, theo đó đầu tư công thường được cho là đầu tư cho kết cấu hạ tầng. Việc phân biệt như vậy rất có ý nghĩa vì đầu tư cho kết cấu hạ tầng có những điểm khác biệt với nguồn vốn được sử dụng trong các doanh nghiệp.
Ngoài ra thì đầu tư công còn có vai trò trong việc xây dựng nên kết cấu hạ tầng đây là vấn đề là vốn tồn tại bên ngoài doanh nghiệp và hỗ trợ hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp cũng như các hoạt động của các cá nhân. Nhưu vậy nên nhiều doanh nghiệp và cá nhân trong một khu vực có hưởng lợi từ kết cấu hạ tầng đó mà không mất thêm chi phí hoặc ít nhất với chi phí thấp hơn nếu kết cấu hạ tầng đó phải được cung cấp cho người sử dụng thêm đó, nên kết cấu hạ tầng có thể coi như cung cấp những lợi ích ngoại lai cho những người sử dụng đó.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Trình tư lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn” và các thông tin pháp lý khác có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.