Thực trạng kết hôn với người Nhật bản tại Việt Nam, số liệu thống kê? Quy định pháp luật về kết hôn với người Nhật Bản? Trình tự, thủ tục kết hôn với người Nhật Bản?
Nhật bản đất nước mặt trời mọc điều kiện sống của người dân vô cùng tốt, ý thức về bảo vệ môi trường của người dân cũng rất cao. Tiền lương của người Nhật cũng cao hơn nhiều so với mức lương của người Việt. Vì vậy nhiều người nuôi hi vọng muốn được định cư vĩnh viễn ở Nhật Bản là điều dễ hiểu. Những du học sinh sang Nhật học tập và lấy người Nhật hoặc người Nhật sang Việt Nam du lịch rồi lấy vợ Việt là điều không hiếm gặp. Để bạn có thể được cư trú vĩnh viễn tại Nhật bản nhiều người có thể lợi dụng việc lấy chồng lấy vợ Nhật để có thể cư trú vĩnh viễn tại đất nước có nền kinh tế phát triển này. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề kết hôn với người Nhật Bản, điều kiện kết hôn, quá trình kết hôn tại Việt Nam thì chắc chắn những thông tin cung cấp trong bài viết này sẽ vô cùng quan trọng cho bạn.
Căn cứ pháp lý:
–
–
– Luật Hộ tịch năm 2014;
-Nghị quyết 326/2016/UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Thực trạng kết hôn với ng Nhật bản tại Việt Nam, số liệu thống kê:
Theo số liệu thống kê đến năm 2018, số lượng người nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản là 2.637.251 người. Trong đó, người Việt Nam là 330,835 người (theo thống kê của Bộ tư Pháp Nhật Bản). Người Việt Nam của chúng ta đứng thứ 3 trong số các quốc gia có người nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản, sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Số lượng thực sự đông đảo so với số lượng người Nhật Ở Việt Nam. Người Nhật tại Việt Nam đến năm 2016, có khoảng 16.145 công dân Nhật Bản sinh sống ở Việt Nam, phần lớn ở khu vực Hà Nội. Có thể dễ hiểu người Nhật chọn sinh sống đông ở Hà Nội do các trường học cửa hàng tiện lợi siêu thị của người Nhật mang phong cách Nhật bản giữa lòng thủ đô và cả đại sứ quán Nhật Bản cũng tọa lạc tại lòng thành phố Hà Nội.
Như luật đã quy định thì ta có hai cách để định cư tại Nhật đó là kết hôn với người Nhật hoặc là xin vĩnh trú. Tuy nhiên, cách xin vĩnh trú yêu cầu người nước ngoài muốn định cư phải có thời gian sinh sống và làm việc tại Nhật Bản ít nhất 10 năm, kèm theo rất nhiều loại thủ tục phức tạp khác. Điều này cản trở không nhỏ đối với nhiều người muốn định cư cư trú vĩnh viễn tại Nhật. Có thể thấy con đường con đường kết hôn là con đường tối ưu và có thể dễ dàng thực hiện hơn đáp ứng điều kiện xin cư trú tại Nhật Bản. Điều này dẫn đến nhiều du học sinh muốn xin định cư tại Nhật lựa chọn con đường thứ 2 là kết hôn với người Nhật, không chỉ du học sinh người Việt khi quen biết và có quan hệ yêu đương với người Nhật tại Việt Nam cũng sẽ đăng kí kết hôn. Đương nhiên không thể tránh khỏi việc kết hôn chỉ mang tính chất tượng trưng để có thể xin vĩnh trú tại Nhật Bản.
Vậy, tại sao số lượng nhiều người kết hôn với người Nhật Bản như vậy?
Chúng ta có thể sẽ thích sống ở Nhật Bản hơn vì một số lí do sau như: Cuộc sống an toàn từ vệ sinh môi trường đến an ninh trật tự, không khí và nước của Nhật Bản luôn đứng top đầu về độ sạch.Thu nhập với mức lương khủng và cơ hội kiếm được một khoản tiền lớn để tích lũy về sau. Người Nhật khá là thân thiện thanh lịch và lịch sự đối với người nước ngoài họ không có thói quen làm phiền người khác và vô cùng chăm chỉ và tiết kiệm, không có thói quen phô trương thanh thế. Thậm chí các công trình công cộng tàu điện ngầm cũng như phúc lợi từ công ty hay từ quốc gia họ đều ở mức cao và vô cùng văn minh và tiên tiến. Cơ hội học tập ngoại ngữ và nghề nhiệp tốt. Môi trường học tập mới hiện đại và tân tiến. Môi trường kinh tế thị trường hàng đầu giúp nâng cao tính logic và mài dũa kĩ năng con mắt kinh doanh. Ngoài ra nếu bạn yêu và cưới một người Nhật thì con của bạn cũng sẽ được hưởng phúc lợi vô cùng tốt. Như đã nói thì nhiều người không vì yêu mà cưới mà là họ có thể đạt được mục đính do muốn định xin cư trú vĩnh viễn ở Nhật để có thể sống cuộc sống như trên.
2. Quy định pháp luật về kết hôn với người Nhật Bản:
Theo Điều 126
– Khi người nước ngoài, người Việt Nam kết hôn với nhau thì mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn.
– Khi kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài phải tuân theo các quy định về điều kiện kết hôn nêu tại Luật Hôn nhân và Gia đình.
– Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cũng phải đáp ứng các điều kiện kết hôn của Luật này.
Như vậy nếu bạn là người Việt Nam hay bạn là người Nhật hoặc người nhật đã đăng ký thường trú ở Việt nam đi chăng nữa muốn kết hôn có yếu tố nước ngoài thì trước tiền cần đảm bảo đầy đủ điều kiện để kết hôn theo
+ Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5: Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Mặc dù ngày nay thế hệ trẻ và mọi người gần như là đang cởi mở và chấp nhận dần đối với quan hệ LGBT và cũng có một số quốc gia công nhận kết hôn đồng giới. Tuy nhiên, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Như vậy việc kết hôn chỉ được thừa nhận khi hai bên không cùng giới tính trong giấy khai sinh.
3. Trình tự, thủ tục kết hôn với người Nhật Bản:
Căn cứ Điều 38
Hai bên nam, nữ cần chuẩn bị và hoàn thành các giấy tờ sau :
+ Tờ khai theo mẫu
+ Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc Nhật bản xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
+ Phải nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu. (Người Nhật bản, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài)
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
Lưu ý : khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp
Như đã nói thì thủ tục đăng ký kết hôn giữa người Việt Nam và người Nhật Bản cần phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật của hai nước. Nhưng nếu bạn đăng kí kết hôn thì có thể thấy quá trình đăng ký kết hôn với người Nhật tại Nhật Bản có phần dễ dàng, nhẹ nhàng và nhanh gọn hơn so với ở Việt Nam. Việc hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn, chi phí trả cho việc hoàn thành toàn bộ thủ tục đăng ký kết hôn là 200 USD. Tuy nhiên, phí bạn phải trả khi đăng ký ở Uy ban nhân dân cấp huyện tại Việt Nam, lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài dao động từ 1.000.000 – 1.500.000đ tùy thuộc vào địa phương đăng ký kết hôn. Cụ thể là thành phố lớn như Hà Nội thì mức thu lệ phí là 1.000.000đ. Như vậy mặc dù thủ tục kết hôn ở Nhật Bản có chi phí cao hơn ở Việt Nam thì thủ tục tại Nhật Bản là đơn giản và dễ dàng hơn.