Thực trạng kết hôn với người Hàn Quốc tại Việt Nam, Tại sao số lượng nhiều người kết hôn với người Hàn Quốc? Quy định pháp luật về kết hôn với người Hàn Quốc, Trình tự, thủ tục kết hôn với người Hàn Quốc, lấy chồng Hàn Quốc
Kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng sau khi đã thực hiện các quy định pháp luật về kết hôn. Tình yêu là một thứ gì đó rất kì diệu, nó có thể gắn kết những con người xa lạ gắn bó và dành cho nhau tình cảm đặc biệt. Tình yêu không phân biệt tuổi tác, khoảng cách, địa vị xã hội, chúng ta yêu vì chúng ta yêu. Trong tình yêu của các cặp đôi, vị trí địa lý có đôi khi cũng là rào cản khá lớn. Một trong số đó phải kể đến tình yêu vượt biên giới như những mối tình của các cô dâu Việt Nam với chồng ngoại quốc. Hàn Quốc là một trong số các quốc gia mà có nhiều cô dâu Việt Nam nhất. Vậy trình tự kết hôn với người Hàn Quốc, lấy chồng Hàn Quốc như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
–
–
– Luật Hộ tịch năm 2014;
-Nghị quyết 326/2016/UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Thực trạng kết hôn với người Hàn Quốc tại Việt Nam:
Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì kết hôn được định nghĩa như sau: Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định khá cụ thể về kết hôn là việc một người nam và một người nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau trên nguyên tắc tự nguyện và không có sự ràng buộc, ép buộc nào theo quy định của luật này thì sẽ đáp ứng được các điều kiện để đăng ký kết hôn. Kết hôn là việc trọng đại của đời người
Lấy chồng Hàn Quốc là một thực trạng diễn ra khá phổ biến xảy ra phổ biến ở các vùng quê Việt Nam, rất nhiều các cô dâu Việt vì nhiều lý do, có thể vì mong muốn đổi đời nên nhiều người thường thông qua môi giới để lấy chồng Hàn Quốc. Rủi ro khi lấy chồng nước ngoài mà cụ thể là chồng Hàn Quốc cũng rất cao. Theo số liệu thống kê, xét riêng về hôn nhân Việt – Hàn, khoảng 60% các cặp đôi kết hôn lần đầu và 70% là kết hôn thông qua trung tâm môi giới. Tỉ lệ hôn nhân vợ Việt – chồng Hàn chiếm tới gần 40% tổng số hôn nhân quốc tế ở Hàn Quốc và số lượng cô dâu Việt đạt trên 44 nghìn người – chiếm số lượng lớn nhất trong số các cô dâu nước ngoài ở Hàn.
2. Tại sao số lượng nhiều người kết hôn với người Hàn Quốc:
Số lượng nhiều cô dâu Việt nói riêng và việc kết hôn với người Hàn Quốc ngày càng tăng trong những năm gần đây bởi rất nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất đó là vì lý do kinh tế. Lấy chồng nước ngoài luôn là một quan niệm gì đó mà nhiều người nghĩ rằng đó là cách đổi đời, rất nhiều người phụ nữ chán ngán với thực tế cuộc sống nghèo khó trước mắt và tin tưởng một viễn cảnh tương lai tươi sáng khi được xuất ngoại.
Ngoài ra, xã hội Hàn Quốc có sự phân hóa giai cấp rất cao, rất nhiều đàn ông Hàn Quốc không đáp ứng đủ các điều kiện lấy vợ cùng với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao sau trận đại dịch Covid -19 khiến nhiều người đàn ông không lo được mức phí cho một đám cưới ở mức trung bình . Ngoài ra, các cô gái Hàn Quốc ngày nay đặt tiêu chuẩn rất cao. Nếu một người đàn ông chỉ có bằng cấp 3, sống với bố mẹ hoặc làm việc trong một công ty nhỏ hay thấp hơn, già hơn cô gái hoặc sống ở vùng nông thôn thì người đàn ông đó sẽ khó có cơ hội lấy vợ người Hàn Quốc. Điều này cũng là nguyên nhân khiến nhiều thanh niên ở Hàn Quốc quyết định việc lấy vợ ngoại quốc, đặc biệt là lấy vợ Việt Nam.
Không chỉ do lý do khách quan ,nhiều phụ nữ Việt muốn kết hôn với chồng Hàn Quốc vì các nguyên nhân khác như về vấn đề kinh tế, ngoại hình, gia cảnh, tình cảm….. Hôn nhân không phân biệt tuổi tác, quốc gia hay tôn giáo, những cặp đôi chồng Hàn vợ Việt đến với nhau vì tình cảm hay vì bất cứ lý do gì thì cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về trình tự và thủ tục kết hôn nếu một trong hai người là công dân Việt Nam.
3. Quy định pháp luật về kết hôn với người Hàn Quốc:
Căn cứ theo quy định tại Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về kết hôn có yếu tố nước ngoài, trong đó việc lấy chồng Hàn Quốc là kết hôn có yếu tố nước ngoài và phải tuân thủ các quy định sau:
– Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
– Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quận nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện/ quận nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Tóm lại, khi bạn muốn kết hôn thì đến Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quận nơi bạn sinh sống để thực hiện. Như vậy kết hôn với người Hàn Quốc, lấy chồng Hàn Quốc là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công dân mang quốc tịch Việt Nam khi kết hôn với người nước ngoài cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam như dưới đây.
Căn cứ tại Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng kí kết hôn với người Hà Quốc như sau:
-Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Người Hàn Quốc, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
– Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
-Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp
Theo đó, thì kết hôn có yếu tố nước ngoài thì việc đăng ký kết hôn thực hiện theo quy định trên đây.
Trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người Hàn Quốc cũng là trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài. Trường hợp này xác định kết hôn có yếu tố nước ngoài thông qua quốc tịch của hai bên nam, nữ khi tham gia vào quan hệ hôn nhân. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thể là công dân nước ngoài hoặc người không có quốc tịch. Người Hàn Quốc và người Việt Nam khi tham gia vào quan hệ có yếu tố nước ngoài phải đáp ứng và tuân thủ theo quy định Việt Nam về điều kiện kết hôn.
Thủ tục Đăng ký kết hôn ở Hàn quốc đơn giản hơn so với thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, theo quy định hiện nay pháp luật Hàn quốc không bắt buộc cả hai bên nam nữ phải có mặt khi tiến hành đăng ký kết hôn mà cho phép kết hôn vắng mặt. Do đó, nếu công dân bên Việt Nam không sắp xếp được công việc, thời gian sang Hàn Quốc đăng ký thì có thể gửi hồ sơ sang Hàn để xin đăng ký kết hôn vắng mặt tại Hàn Quốc (theo yêu cầu của pháp luật Hàn Quốc). Trình tự kết hôn với người Hàn Quốc thì các bên nam nữ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Bản gốc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
+ Giấy khám sức khoẻ.
+ Chứng minh nhân dân.
+ Bản sao Sổ hộ khẩu.
+ Trích lục Giấy khai sinh.
+ Trích lục Bản án, Quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật kèm theo (nếu bên Việt Nam đã ly hôn trước đây);
+ 04 Ảnh chụp chân dung cỡ 4×6 để dán Tờ khai đăng ký kết hôn
Để được pháp luật công nhận và sử dụng giấy kết hôn tại Hàn Quốc, các giấy tờ của Bên Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phải được Chứng nhận lãnh sự tại Cục Lãnh sự – Bộ ngoại giao Việt Nam tại Hà Nội hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh sau đó dịch công chứng sang tiếng Hàn và qua Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội hoặc Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh xin dấu Hợp pháp hóa lãnh sự. Tất cả những hồ sơ nói trên phải được lập thành 02 bản.
4.Trình tự, thủ tục kết hôn với người Hàn Quốc, lấy chồng Hàn Quốc
Thủ tục kết hôn với người Hàn, lấy chồng Hàn Quốc khi tiến hành đăng kí ở Việt Nam thì thủ tục phức tạp hơn. Cụ thể, Các bên nam nữ chuẩn bị hồ sơ kết hôn sau:
Bên Việt Nam cần chuẩn bị:
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ( Xin tại UBND cấp xã/phường/thị trấn)
+ Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu bản Chứng thực
+ Giấy khám sức khỏe
+ 02 Ảnh chụp chân dung cỡ 4×6 để dán Tờ khai đăng ký kết hôn (yêu cầu ảnh chụp thẳng, nghiêm trang, phông nền xanh hoặc trắng)
Bên Hàn Quốc cần chuẩn bị:
+ Hộ chiếu.
+ Giấy chứng nhận quan hệ hôn nhân.
+ Giấy chứng nhận cơ bản.
+ Giấy xác nhận không cản trở hôn nhân .
+ Giấy khám sức khoẻ.
+ 02 Ảnh chụp chân dung cỡ 4×6 để dán Tờ khai đăng ký kết hôn (yêu cầu ảnh chụp thẳng, nghiêm trang, phông nền xanh hoặc trắng)
Sau khi đã hoàn tất các hồ sơ nói trên, hai bên Nam, nữ khai nhận vào Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, ký và ghi rõ họ tên, các bên có thể cùng khai vào 01 tờ khai đăng ký kết hôn. Số lượng hồ sơ đăng ký kết hôn lập thành 02 bộ
Trên đây là trình tự thủ tục kết hôn với người Hàn Quốc, lấy chồng Hàn Quốc. Các bạn có thể tham khảo để thực hiện tuân thủ theo trình tự và quy định của pháp luật.