Thỏa thuận phân chia di sản là văn bản được xác lập giữa các hàng thừa kế trong đó thỏa thuận về quyền phân chia di sản, từ chối nhận di sản, tặng cho di sản giữa những người có quyền hưởng thừa kế theo quy định của bộ luật dân sự. Để tránh các tranh chấp phát sinh thì việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản là vô cùng cần thiết và có những ý nghĩa quan trọng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản:
- 2 2. Người có quyền yêu cầu:
- 3 3. Đối với di sản là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu theo pháp luật:
- 4 4. Nghiệp vụ công chứng:
- 5 5. Giá trị pháp lý của văn bản đã được công chứng:
- 6 6. Trình tự công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản:
1. Quy định về công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản:
Phân chia di sản thừa kế được hiểu là một hoạt động nhằm để chấm dứt tình trạng có quyền chung đối với di sản thừa kế. Thoả thuận phân chia di sản là một giao dịch dân sự được quy định cụ thể tại
Theo Điều 57
“1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.”
Ta nhận thấy, căn cứ theo quy định được nêu cụ thể bên trên thì những người thừa kế theo pháp luật hay thừa kế theo di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có thể lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản và yêu cầu công chứng đối với văn bản thoả thuận đó theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thì các chủ thể là người được hưởng di sản sẽ có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần quyền hưởng di sản của mình cho người khác.
Việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản là rất cần thiết để làm căn cứ giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra sau này về vấn đền phân chia di sản thừa kế. Chính bởi vì thế mà tại thời điểm hiện tại gia đình bạn bao gồm những người thuộc hàng thừa kế có thể lập văn bản phân chia di sản thừa kế trong đó thể hiện ý chí của các bên. Ngoài ra, nhằm để đảm bảo tính pháp lý cao nhất văn bản này nên được thực hiện công chứng tại văn phòng công chứng.
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản cần phải tuân theo những nguyên tắc chung của pháp luật dân sự và cũng phải tuân theo các nguyên tắc riêng của pháp luật về thừa kế. Cụ thể đó là văn bản thỏa thuận phân chia di sản phải được tạo lập dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tự do ý trí, không được trái với các quy định của pháp luật.
2. Người có quyền yêu cầu:
Đối tượng có quyền yêu cầu được liệt kê tại khoản 1 Điều 57. Trong đó bao gồm hai nhóm đối tượng. Đó là những người thừa kế theo pháp luật hoặc những người thừa kế theo di chúc. Trong đó, phải thể hiện với nội dung của di chúc không phản ánh cụ thể các di sản sẽ được chia như thế nào. Như vậy, chỉ xác định được đối tượng được hưởng quyền, mà chưa xác định chính xác phần di sản được hưởng của từng người.
Để bảo vệ cũng như thực hiện quyền lợi của mình, các bên có thể tiến hành thỏa thuận với nhau. Việc đó sẽ giúp đảm bảo với tình cảm tốt đẹp. Bên cạnh đó, tránh các tranh chấp phát sinh và quyền lợi được đảm bảo. Cũng như được pháp luật bảo vệ, thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Đây là quyền, tức là các bên có thể thực hiện hoặc không. Tuy nhiên, để giữ hòa khí lâu dài cũng như đảm bảo hiệu quả công việc, các bên nên tiến hành hoạt động này.
Tính chất của thỏa thuận giúp người được hưởng di sản tự phân chia sao cho hợp lý. Họ thống nhất ý chí với cách thức xác định đảm bảo quyền và nghĩa vụ tương ứng cho nhau. Khi đó, có thể tiến hành tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản được hưởng cho người thừa kế khác. Các nội dung này được phản ánh đầy đủ trong văn bản thỏa thuận công chứng. Từ đó giúp cho việc xác định chính xác các giá trị của từng phần di sản của từng người. Mang đến hiệu quả đối với việc phân chia nhanh chóng, đảm bảo tiến hành trên thực tế.
3. Đối với di sản là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu theo pháp luật:
Quy định tại khoản 2 với các tính chất đặc biệt của di sản. Hoạt động thỏa thuận diễn ra bình thường theo thỏa thuận. Tuy nhiên với các di sản phải đăng ký quyền sở hữu thì cần thủ tục chặt chẽ hơn. Các tài sản này có thể kể đến như Quyền sử dụng đất,… Khi đó, trong hồ sơ yêu cầu công chứng, phải kèm theo giấy tờ đầy đủ để chứng minh quyền sở hữu của người đã mất đối với di sản.
Ứng với Quyền sử dụng đất, là các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của người đã mất. Với một số tài sản khác, cần có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó. Gắn với các tính chất đảm bảo của di sản phải thuộc sở hữu của người đã mất. Khi đó sẽ bảo vệ tốt cho quyền lợi cũng như xác định nghĩa vụ cho các người thừa kế sau đó.
Phải đảm bảo tính chất sở hữu của người đã mất với di sản thừa kế. Đồng thời xác minh chính xác quyền được hưởng di sản của các đối tượng liên quan. Với người thừa kế theo di chúc là các thông tin cá nhân để xác định danh tính của họ. Đồng thời trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
Và với người thừa kế theo pháp luật là các giấy tờ chứng minh theo quy định của pháp luật về thừa kế. Phản ánh mối quan hệ theo hàng thừa kế được xác định. Đảm bảo các quyền lợi thừa kế được xác định đúng chủ thể. Từ đó đảm bảo cho tính công khai, minh bạch, chính xác của các thủ tục pháp lý đang tiến hành.
4. Nghiệp vụ công chứng:
Quy định tại khoản 3 Điều 57. Trong đó thể hiện các công việc cần được thực hiện trong nghiệp vụ của công chứng viên. Bên cạnh đó là trách nhiệm nói chung của tổ chức hành nghề công chứng nơi tiếp nhận và giải quyết công chứng.
Công việc của công chứng viên:
Nghiệp vụ này được thực hiện trước khi tiến hành hoạt động công chứng. Đó là xác minh đối với các giấy tờ tiếp nhận.
– Bên cạnh xem xét các quy định liên quan về đối tượng yêu cầu có đúng thẩm quyền hay không. Họ có quyền hưởng di sản hay không. Tức là xem xét các quy định pháp luật hay nội dung di chúc để xác định lại các chủ thể có quyền hưởng di sản thừa kế.
– Từ đó tiến hành xác minh đối với các di sản để lại, nhằm bảo đảm cho hoạt động chia di sản. Quan trọng nhất là tiến hành xác minh đối với tài sản cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng của người đã mất. Trong tính chất là tài sản thuộc quyền sở hữu của người đã mất. Khi đó, sẽ xác định được đúng các di sản thực tế theo quy định pháp luật.
– Từ chối yêu cầu công chứng trong trường hợp chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật. Khi đó, tính chất của di sản thừa kế không đảm bảo chứng minh thuộc sở hữu của người mất. Điều đó cũng chứng minh không chắc chắn cho tính chất thừa kế. Các thỏa thuận được thực hiện sẽ không được an toàn nếu có tranh chấp xảy ra.
– Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng muốn xác minh. Công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định. Nhằm tìm kiếm câu trả lời chính xác nhất về các di sản đảm bảo theo quy định pháp luật mà người mất để lại. Phục vụ cho việc xác định và tiến đến các thỏa thuận thực hiện đảm bảo quyền lợi hưởng di sản của các người thừa kế.
Hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng.
Trước khi thực hiện việc công chứng, tổ chức hành nghề công chứng phải
5. Giá trị pháp lý của văn bản đã được công chứng:
Quy định tại khoản 4 Điều 57. Trước tiên có thể thấy đây là tài liệu có giá trị pháp lý. Các bên trong thỏa thuận phải đảm bảo tuân thủ với thỏa thuận của mình. Bởi đã có các quy định pháp luật ràng buộc nghĩa vụ, bảo vệ quyền lợi tương ứng cho họ.
Đặc biệt là đối với các tài sản cần đăng ký quyền sử dụng. Đây là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét. Từ đó tiến hành đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản. Đảm bảo cho quyền lợi được chuyển cho họ đối với nhu cầu chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
6. Trình tự công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản:
Trình tự thực hiện thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản:
– Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ nộp hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại tổ chức hành nghề công chứng.
– Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng.
– Việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế phải được niêm yết trong thời hạn mười lăm ngày.
+ Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Trong trường hợp di sản thừa kế ở nhiều địa phương thì việc niêm yết được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có các di sản thừa kế đó.
Trong trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ là bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo hướng dẫn nêu trên; nếu không xác định được cả hai nơi này thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.
Trong trường hợp di sản chỉ là động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
+ Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Cuối bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót di sản thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày niêm yết.
– Nhận kết quả tại tổ chức hành nghề công chứng nơi nộp hồ sơ.
Cách thức thực hiện thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản:
Nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch (Mẫu số 01/PYC).
– Dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia di sản (trường hợp tự soạn thảo).
– Bản sao giấy tờ tuỳ thân.
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó.
– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Trong trường hợp thừa kế theo di chúc, người yêu cầu công chứng còn phải xuất trình di chúc.
Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
– Việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế phải được niêm yết trong thời hạn mười lăm (15 ngày).
– Thời gian thực hiện công chứng không quá hai (02) ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch yêu cầu công chứng phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá mười (10) ngày làm việc (Thời gian xác minh, giám định, niêm yết không tính vào thời hạn công chứng).
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổ chức hành nghề công chứng.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức hành nghề công chứng.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản công chứng.