Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Trình độ văn hóa là gì? Cách ghi trình độ văn hóa trên sơ yếu lý lịch?

Bạn cần biết

Trình độ văn hóa là gì? Cách ghi trình độ văn hóa trên sơ yếu lý lịch?

  • 26/01/202326/01/2023
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    26/01/2023
    Bạn cần biết
    0

    Trình độ văn hóa là gì? Hướng dẫn cách khai chi tiết đối với Sơ yếu lý lịch và hồ sơ xin việc? Hướng dẫn khai sơ yếu lý lịch tự thuật và hồ sơ xin việc?

    Sơ yếu lý lịch là thứ cùng với mỗi chúng ta. Xin việc làm cũng cần chúng ta tự khai sơ yếu lý lịch, học sính, sinh viên làm hồ sơ nhập học đăng ký nguyện vọng cũng đã từng khai sơ yếu lý lịch. Đặc biệt hơn là việc các cán bộ, công chức thì sơ yếu lý lịch là thứ càng không thể thiếu trong hồ sơ cá nhân. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn mắc sai sót trong việc khai sơ yếu lý lịch và có cách hiểu chưa chính xác về trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn khi khai sơ yếu lý lịch.

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Trình độ văn hóa là gì?
    • 2 2. Hướng dẫn khai sơ yếu lý lịch tự thuật và hồ sơ xin việc:

    1. Trình độ văn hóa là gì?

    Trình độ văn hóa được đánh đồng như là trình độ học vấn, theo đố trình độ văn hóa dùng để chỉ cấp độ học tập.

    Tuy nhiên, cách hiểu như trên là sai vì trình độ văn hóa có nghĩa rất rộng và chưa có văn bản cụ thể nào giải thích chính xác về trình độ văn hóa. Như vậy trình độ văn hóa dùng để chỉ cấp độ học tập như trên là sai.

    Vì cấp độ học tập là chỉ kiến thức của người đó tiếp thu được trong quá trình học tập. người có học vấn cao chưa hẳn là người có trình độ văn hóa cao còn người có trình độ học vấn thấp nhưng ứng xử xã hội chuẩn mực vẫn là người có văn hóa.

    Trình độ chuyên môn là ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp…

    2. Hướng dẫn khai sơ yếu lý lịch tự thuật và hồ sơ xin việc:

    Hướng dẫn tự khai bản sơ yếu lý lịch trên về mục trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn:

    • Về trình độ văn hóa: Trong trường hợp trên trình độ văn hóa được hiểu là cấp độ học của một người.

    Ví dụ: bạn học hết lớp 10 thì sẽ ghi là trình độ văn hóa: 10/12

    • Về trình độ chuyên môn: Ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp,… thuộc chuyên ngành đào tạo nào. Ví dụ: đối với những người có nhiều văn bằng đào tạo như: có bằng kỹ sư, có bằng cử nhân, có bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ thì chỉ kê khai trình độ chuyên môn cao nhất hiện tại là: Tiến sĩ + chuyên ngành đào tạo.

    Ví dụ: Trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo của bạn là đại học luật bạn sẽ ghi trình độ chuyên môn cử nhân luật.

    Sau đây là hướng dẫn chi tiết tự khai một bản sơ yếu lý lịch:

    Họ và tên khai sinh: viết chữ in hoa đúng với họ và tên trong giấy khai sinh

    Tên gọi khác:là tên gọi khác hoặc bí danh khác đã dùng trong hoạt động cách mạng, trong lĩnh vực báo chí, văn học nghệ thuật,… (nếu có)

    Sinh ngày: ghi đầy đủ ngày, tháng năm sinh đúng như trong giấy khai sinh

    Giới tính: ghi giới tính của bạn là Nam hoặc Nữ

    Nơi sinh: tên xã (hoặc phường, thị trấn), huyện (hoặc quận, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương) nơi cán bộ, công chức được sinh ra (ghi đúng như trong giấy khai sinh). Nếu có thay đổi địa danh đơn vị hành chính thì ghi <tên cũ>, nay là <tên mới>.

    Quê quán: ghi nơi sinh trưởng của cha đẻ hoặc ông nội của cán bộ, công chức. Trường hợp đặc biệt có thể ghi theo quê quán của mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ cha, mẹ đẻ). Ghi rõ tên xã (hoặc phường, thị trấn), huyện (hoặc quận, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương).

    Nơi đăng ký thường trú: ghi đầy đủ số nhà, đường phố, thành phố hoặc xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú.

    Dân tộc: ghi rõ tên dân tộc theo quy định của Nhà nước như: Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Ê đê, Kh’me,…

    Tôn giáo: bạn đang theo tôn giáo nào thì ghi tên tôn giáo đó như: Công giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Cao đài, Hòa hảo,… Nếu không theo tôn giáo nào, thì không được bỏ trống mà ghi là “Không”.

    Trình độ văn hóa: ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào. Ví dụ: Lớp 10/10 (đối với những người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm); Lớp 12/12 (đối với những người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm).

    Trình độ chuyên môn cao nhất: ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp,… thuộc chuyên ngành đào tạo nào. Ví dụ: đối với những người có nhiều văn bằng đào tạo như: có bằng kỹ sư, có bằng cử nhân, có bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ thì chỉ kê khai trình độ chuyên môn cao nhất hiện tại là: Tiến sĩ + chuyên ngành đào tạo.

    Trình độ ngoại ngữ:

    – Đối với những bạn có các chứng chỉ ngoại ngữ, thì ghi tên ngoại ngữ + trình độ đào tạo A, B, C. Ví dụ như: Anh C, Pháp B, Nga A,… Trường hợp cán bộ, công chức được đào tạo đại học hoặc trên đại học ở nước ngoài thuộc các nước XHCN trước đây, có sử dụng ngoại ngữ của nước sở tại để học tập, nghiên cứu nhưng không được cấp bằng ngoại ngữ, thì được công nhận ngoại ngữ ở trình độ D. Ví dụ như: Nga D, Hungari D,…

    – Trường hợp bạn đã có bằng ngoại ngữ từ trình độ cử nhân trở lên thì ghi tên văn       bằng + tên ngoại ngữ. Ví dụ như: Cử nhân Pháp văn, Thạc sĩ Anh văn,…

    Nghành nghề đào tạo:

    Ghi rõ nghành nghề bạn được đào tạo. Ví dụ: luật kinh tế

    Trình độ tin học: ghi trình độ tin học cao nhất phù hợp với văn bằng, chứng chỉ của cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cấp. Ví dụ như: Tin học Văn phòng A, B, C hoặc Kỹ sư, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ

    Ngày vào Đảng cộng sản Việt Nam: ghi rõ ngày, tháng, năm được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam; ngày, tháng, năm được công nhận Đảng viên chính thức (nếu có). Nếu kết nạp Đảng lần thứ 2 mà tuổi Đảng được tính liên tục thì ngày vào Đảng tính từ lần thứ nhất. Trường hợp tuổi Đảng không tính liên tục thì ghi ngày vào Đảng lần thứ 2.

    Ngày vào Đoàn thanh niên cộng sản Việt Nam

    Ghi rõ đã tham gia vào Đoàn thanh niên CS HCM hoặc tham gia hoạt động trong tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp khác (trong và ngoài nước),… (tên tổ chức, tên hội, trụ sở ở đâu, đã giữ chức vụ hoặc chức danh gì trong các tổ chức này).

    Tình trạng sức khỏe: ghi rõ tình trạng sức khỏe bản thân hiện tại (Tốt, trung bình, kém); có bệnh gì mãn tính, ghi rõ chiều cao cơ thể, ghi rõ cân nặng cơ thể và nhóm máu gì.

    Ngày nhập ngũ: ghi ngày, tháng, năm đi bộ đội, công an và ngày xuất ngũ. Ghi rõ quân hàm hoặc chức vụ cao nhất trong quân đội hoặc công an (nếu có). Nếu có thời gian tái ngũ, thì ghi thêm ngày tái ngũ bên cạnh ngày nhập ngũ.

    Quan hệ gia đình, thân tộc

    Ông, Bà (nội, ngoại), Cha, Mẹ, Anh chị em ruột

    – Mối quan hệ gia đình, thân tộc gồm: Ông, Bà (nội, ngoại), Cha, Mẹ, Anh chị em ruột.

    – Kê khai tóm tắt những đặc điểm chính của từng người có quan hệ gia đình, thân tộc đối với cán bộ, công chức: Họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, đặc điểm lịch sử (có bị bắt, bị tù, làm việc trong chế độ cũ, ngụy quân, ngụy quyền không); hiện đang làm gì (ghi rõ chức vụ hoặc chức danh nếu có, tên và địa chỉ cơ quan, đơn vị công tác ở trong hoặc ngoài nước), nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

    Quá trình hoạt động của bản thân

    Là quá trình liên tục từng thời kỳ, trước khi được tuyển dụng cần ghi rõ:

    – Thời gian: Từ tháng năm, đến tháng năm

    – Ghi rõ đã học những trường nào, ở đâu hoặc làm những công việc gì (kể cả hợp đồng lao động) trong cơ quan, đơn vị, tổ chức nào, ở đâu? (kê khai những thành tích gì nổi bật trong học tập, lao động).

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Sơ yếu lý lịch

    trình độ chuyên môn

    Trình độ văn hóa


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Mẫu Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức (2C-BNV/2008) mới nhất

    Mẫu Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức (2C-BNV/2008) mới nhất. Ý nghĩa sơ yếu lý lịch của cán bộ công chức.

    Chứng thực (xác nhận) sơ yếu lý lịch ở nơi tạm trú được không?

    Sơ yếu lý lịch là gì? Chứng thực sơ yếu lý lịch ở nơi tạm trú được không? Thủ tục chứng thực chữ ký? 

    Cách phân biệt giữa trình độ học vấn và trình độ chuyên môn

    Tìm hiểu về trình độ học vấn? Tìm hiểu về trình độ chuyên môn? Phân biệt trình độ học vấn và trình độ chuyên môn?

    Trình độ chuyên môn là gì? Phân loại và cách ghi trong hồ sơ?

    Trình độ chuyên môn là gì? Phân loại và cách ghi trong hồ sơ? Sự khác biết giữa trình độ học vấn và trình độ chuyên môn?

    Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức (2a-BNV/2007) và cách ghi

    Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức là gì? Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức (2a-BNV/2007)? Hướng dẫn sử dụng mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức?

    Mẫu sơ yếu lý lịch các thành viên công ty quản lý quỹ chi tiết nhất

    Mẫu sơ yếu lý lịch các thành viên công ty quản lý quỹ là gì? Mẫu sơ yếu lý lịch các thành viên công ty quản lý quỹ? Hướng dẫn làm Mẫu sơ yếu lý lịch các thành viên công ty quản lý quỹ? Hồ sơ và thủ tục thành lập công ty quản lý quỹ?

    Mẫu sơ yếu lý lịch của người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân mới nhất

    Sơ yếu lý lịch của người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân là gì? Mẫu sơ yếu lý lịch của người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân? Hướng dẫn soạn thảo sơ yếu lý lịch của người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân?

    Mẫu sơ yếu lý lịch đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần mới nhất

    Giám định tư pháp là gì? Giám định viên tư pháp là gì? Sơ yếu lý lịch đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần là gì? Mẫu sơ yếu lý lịch đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần và soạn thảo? Quy định về hoạt động bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần?

    Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân tự thuật và hướng dẫn viết chi tiết nhất hiện nay

    Sơ yếu lý lịch cá nhân tự thuật là gì? Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân tự thuật? Hướng dẫn mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân tự thuật? Các vấn đề pháp lý về sơ yếu lý lịch cá nhân tự thuật?

    Mẫu sơ yếu lý lịch khoa học chi tiết nhất

    Sơ yếu lý lịch khoa học là gì? Mục đích của sơ yếu lý lịch khoa học? Mẫu sơ yếu lý lịch khoa học 2021? Hướng dẫn soạn thảo sơ yếu lý lịch khoa học? Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật tham khảo?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ