Nền văn minh Đại Việt gắn liền với những chính quyền của các dòng họ như họ Khúc, họ Dương, và các triều đại như Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, và Nguyễn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn tham khảo bài viết Trình bày và phân tích khái niệm văn minh Đại Việt dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Trình bày và phân tích khái niệm văn minh Đại Việt:
– Văn minh Đại Việt là nền văn minh rực rỡ, tồn tại và phát triển chủ yếu trong thời độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, kéo dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX).
– Văn minh Đại Việt kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc, trải qua hơn một nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc được phát huy và phát triển trong hoàn cảnh đất nước độc lập, tự chủ thời Đại Việt với kinh đô Thăng Long, do đó còn được gọi là văn minh Thăng Long.
+ Văn minh Đại Việt là nền văn minh tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại Việt gắn liền với: chính quyền họ Khúc, họ Dương và các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn
+ Văn minh Đại Việt còn được gọi là văn minh Thăng Long.
2. Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt:
* Khái niệm văn minh Đại Việt
– Văn minh Đại Việt là nền văn minh rực rỡ, tồn tại và phát triển chủ yếu trong thời độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, kéo dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX).
– Văn minh Đại Việt kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc, trải qua hơn một nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc được phát huy và phát triển trong hoàn cảnh đất nước độc lập, tự chủ thời Đại Việt với kinh đô Thăng Long, do đó còn được gọi là văn minh Thăng Long.
* Cơ sở hình thành
– Trên cơ sở kế thừa những thành tựu chủ yếu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc, truyền thống lao động và đấu tranh hơn nghìn năm chống Bắc thuộc để bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc, văn minh Đại Việt từng bước hình thành.
– Văn minh Đại Việt hình thành và phát triển trên cơ sở xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, với sự trưởng thành của dân tộc trên nhiều phương diện: chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, an ninh quốc phòng,… Thành tựu văn minh phát triển nhanh chóng và vững chắc qua các bước chuyển biến mạnh mẽ vị thế đất nước.
+ Thế kỉ X gắn với sự nghiệp khôi phục nền tự chủ sau hơn nghìn năm Bắc thuộc của các chính quyền họ Khúc Dương, Ngô, Đinh, Tiền Lê.
+ Việc dời đô từ Hoa Lư (thuộc Ninh Bình ngày nay) ra Đại La và đổi là Thăng Long (Hà Nội ngày nay) là một bước tiến mới với sự phát triển mọi mặt của quốc gia Đại Việt; bên cạnh kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển tạo nên những sắc thái mới.
+ Cương vực lãnh thổ đất nước từng bước được mở rộng, kéo dài từ Nam Quan đến Cà Mau, mở rộng từ đất liền ra biển đảo. Nền độc lập dân tộc được bảo vệ vững chắc qua nhiều cuộc kháng chiến oanh liệt chống ngoại xâm.
– Ý thức dân tộc ngày càng mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự tiếp biến nhiều giá trị từ văn minh Trung Quốc, văn minh Ấn Độ để làm giàu văn minh Đại Việt.
3. Bài tập vận dụng có đáp án:
Câu 1. Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục, khoa cử?
Các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục, khoa cử bởi vì;
– Giáo dục phát triển góp phần nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa của nhân dân
– Thông qua giáo dục, khoa cử có thể bồi dưỡng và lựa chọn ra những người hiền tài để phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
– Phát triển giáo dục và khoa cử cũng đồng thời là chính sách để góp phần bảo vệ chế độ chính trị, sự ổn định của trật tự xã hội.
– Mặt khác, việc phát triển giáo dục và khoa cử cũng góp phần giúp đất nước Đại Việt lưu giữ, truyền đạt tri thức, văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 2. Hãy trình bày cơ sở hình thành văn minh Đại Việt. Theo em, cơ sở nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt
+ Có cội nguồn từ những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Phản ánh quá trình sinh sống, lao động và thích ứng với điều kiện tự nhiên và cuộc đấu tranh trong hơn 1000 năm Bắc thuộc để giành độc lập và bảo tồn văn hóa dân tộc.
+ Trải qua các triều đại, triều đình và nhân dân luôn kiên cường chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ và củng cố nền độc lập, tạo điều kiện cho nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ.
+ Văn minh Đại Việt tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của nền văn minh bên ngoài về tư tưởng, chính trị, giáo dục, văn hóa, kĩ thuật.
Cơ sở quan trọng nhất là nền văn minh Đại Việt có cội nguồn từ những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Bởi vì đây là cơ sở gốc rễ, nền tảng để văn minh Đại Việt tồn tại và phát triển vững chắc.
Câu 3: Nêu thành tựu tiêu biểu về chính trị của văn minh Đại Việt?
– Thiết chế chính trị:
+ Các vương triều Đinh – Tiền Lê đã tiếp thu mô hình thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền của phong kiến Trung Quốc. Thiết chế ngày càng được hoàn thiện qua các triều đại Lý Trần và đạt đến đỉnh cao triều đại Lê sơ.
+ Trong quá trình phát triển, các triều đại quân chủ đặt ra yêu cầu cải cách. Tiêu biểu là cải cách Hồ Quý Ly, cải cách Lê Thánh Tông, cải cách Minh Mạng.
+ Pháp luật: Các vương triều Đại Việt chú trọng xây dựng pháp luật. Các bộ luật như Hình thư thời Lý, Hình luật thời Trần,…là những thành tựu lập pháp tiêu biểu.
Câu 4. Nêu một số thành tựu tiêu biểu về kinh tế của văn minh Đại Việt?
Một số thành tựu tiêu biểu về kinh tế của văn minh Đại Việt
– Nông nghiệp:
+ Nông nghiệp lúa nước và văn hóa làng xã tiếp tục là một trong những đặc trưng của văn minh Đại Việt. Các triều đại đều chú trọng phát triển nông nghiệp.
+ Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích canh tác được tiến hành thường xuyên. Kĩ thuật thâm canh cây lúa nước có nhiều tiến bộ.
– Thủ công nghiệp:
+ Nhiều nghề thủ công phát triển (dệt, gốm sứ, luyện kim).
+ Các xưởng thủ công của nhà nước chuyên sản xuất các mặt hàng độc quyền của triều đình: tiền, vũ, khi, trang phục,…
+ Một số làng nghề chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công có trình độ cao.
+ Thương nghiệp: Bắt đầu từ thời Tiền Lê (thế kỉ X), các triều đại đều cho các loại tiền kim loại riêng.
Câu 5: Hãy cho biết một số nét nổi bật về tư tưởng, tôn giáo của văn minh Đại Việt?
– Tín ngưỡng dân gian:
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị anh hùng, người có công với đất nước tiếp tục được duy trì.
+ Tín ngưỡng thờ thần Đồng Cổ được đưa vào cung đình từ thời Lý, phát triển dưới hình thức nghi lễ nhằm giữ đạo trung với vua, quốc gia.
+ Từ TK XVI, đạo Mẫu trở thành tín ngưỡng được đông đảo người Việt tin theo.
+ Việc thờ thành hoàng làng tại đình, đền miếu ở các làng xã ngày càng phổ biến.
– Tư tưởng, tôn giáo:
+ Nho giáo:
Được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc.
Nhà Lý là triều đại đầu tiên chính thức sử dụng chế độ thi cử Nho học để tuyển chọn quan lại.
Nhà Lê Sơ thực hiện chính sách độc tôn Nho học, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ.
+ Phật giáo:
Được du nhập vào Việt Nam khoảng đầu Công nguyên. Trung tâm nổi tiếng là chùa Dâu (Bắc Ninh).
Phật giáo hòa quyện với tín ngưỡng bản địa, phát triển mạnh mẽ trong cung đình và đời sống dân gian.
+ Đạo giáo:
Có vị trí nhất định trong xã hội.
Các triều đại cho xây dựng một số đạo quán: Khai Nguyên, Trấn Vũ, Bích Câu,…
Câu 6. Nêu nhận xét về nghệ thuật của văn minh Đại Việt?
Nhận xét về nghệ thuật của Đại Việt thời kì trung đại:
– Đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực (kiến trúc, điêu khắc, tranh dân gian, nghệ thuật biểu diễn).
– Thể hiện nền văn minh mang đậm bản sắc dân tộc.
– Những thành tựu cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, được bảo tồn, lưu giữ
THAM KHẢO THÊM: