Trình bày nội dung quản lý nhà nước về giáo dục? Liên hệ thực tế quản lý nhà nước về giáo dục? Vai trò quản lý nhà nước về giáo dục?
Như chúng ta đã biết thì giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và ở nước ta thì giáo dục được đặt lên làm mục tiêu hàng đầu của đất nước thông qua quản lý nhà nước về giáo dục chúng ta có thể thấy rõ về nội dung này. Ngay dưới đây chúng tôi xin cung cấp về nội dung quản lý nhà nước về giáo dục, liên hệ thực tế về vấn đề này.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục:
Giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi một quốc gia. Ở nước ta, giáo dục luôn được coi là nhân tố hàng đầu và luôn được ưu tiên để phát triển. Điều này được thể hiện rõ trong nội dung quản lý nhà nước về giáo dục. Căn cứ Điều 104
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường, chuẩn cơ sở giáo dục, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục, điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh; quy định hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện; khen thưởng và kỷ luật đối với người học.
3. Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo, của cơ sở giáo dục; quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và hình thức tuyển dụng giáo viên.
4. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam.
5. Quy định về đánh giá chất lượng giáo dục; tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục.
6. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục.
7. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.
8. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
9. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.
10. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục.
11. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế, đầu tư của nước ngoài về giáo dục.
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật trong giáo dục.
Như vậy ta thấy những nội dung trên đều có những đặc điểm chug đó là quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục và đào tạo, do các cơ quan quản lý giáo dục của nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, duy trì trật tự, kỉ cương, thỏa mãn nhu cầu giáo dục và đào tạo của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà nước.
Cơ cấu tổ chức quản lý là tập hợp các bộ phận (Đơn vị hay Cá nhân) có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp khác nhau nhằm thực hiện chức năng quản lý và mục tiêu chung đã được xác nhận.
Vấn đề quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo luôn được quan tâm phát triển hiện nay nó dựa trên cơ sở thực chất là triển khai các hoạt động hành chính Nhà nước trong quá trình chỉ đạo các hoạt động giáo dục ở cơ sở. Đặc điểm hành chính – giáo dục là đặc điểm quan trọng nhất trong hoạt động quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Chỉ trên cơ sở biết kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên môn thì mới có thể chỉ đạo tốt hoạt động giáo dục và đào tạo.
Tính quyền lực nhà nước là hoạt động nổi bật của quản lý Nhà nước và quản lý hành chính ở mọi lĩnh vực nói chung , đó là tính quyền lực trong hoạt động quản lý: tư cách pháp nhân trong quản lý, công cụ và phương pháp quản lý và quan hệ thứ bậc trong quản lý.
2. Liên hệ thực tế quản lý nhà nước về giáo dục:
Thực tiễn quản lý nhà nước về giáo dục đã đạt được những thành tựu và bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể như sau:
Về những kết quả đạt được:
Cơ sở vật chất, thiết bị GDĐT được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Số lượng học sinh, sinh viên (HSSV) tăng nhanh, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng GDĐT được nâng cao. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý.
Giáo dục đại học đã tập trung nâng dần các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo: kịp thời điều chỉnh phương án tuyển sinh bảo đảm chất lượng, hiệu quả; phát triển đa dạng các hình thức đào tạo chất lượng cao; ổn định quy mô, phát triển đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; triển khai khảo sát việc làm của sinh viên tốt nghiệp; xây dựng, trình ban hành cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia bảo đảm tính khoa học và tương thích với hệ thống giáo dục các nước trong khu vực.
Những hạn chế còn tồn tại:
Chưa quy định cụ thể hình thức dạy học trực tuyến, nhất là khi xảy ra dịch bệnh Covid-19 vừa qua. Thực tế cho thấy, việc dạy học trực tuyến theo hướng dẫn tại
Các quy định trong Luật hiện hành chưa khẳng định được vị thế của nhà giáo thông qua các chính sách đối với đội ngũ nhà giáo từ đào tạo, bồi dưỡng đến thu hút, tuyển dụng, sử dụng, để bảo đảm việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng.
Quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; quy định về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục phổ thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học, nhất là những yêu cầu về vận dụng kiến thức, rèn luyện tư duy độc lập, phản biện, khả năng tự học; văn bằng chứng chỉ thiếu tính liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức GDĐT; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành.
3. Vai trò và ý nghĩa của quản lý Nhà nước về giáo dục
Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực rất quan trọng của đời sống xã hội , nó góp phần quyết định chất lượng cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội.
Tổ chức UNESCO đã đề cập đến những yếu tố cốt lõi liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục và đào tạo. Theo quan điểm này việc nâng cao phẩm chất con người chủ yếu thông qua giáo dục – đào tạo, làm cho cá nhân có thể phát triển tối đa tiềm năng của mình.
Giáo dục đào tạo nâng cao phẩm chất cho tong cá nhân, đồng thời làm cho xã hội phát triển. Giáo dục và đào tạo là nguồn lực hàng đầu cho phát triển kinh tế, vì lẽ giáo dục – đào tạo đem lại kiến thức khoa học, trình độ chuyên môn, kĩ năng, kĩ xảo, đạo đức, tư cách, tinh thần trách nhiệm, kỷ
Việt Nam là đất nước có truyền thống giáo dục từ Cách mạng tháng 8 đến nay, truyền thống đó ngày càng được vun đắp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tầm nhìn rất xa đối với giáo dục – đào tạo, coi đây là lĩnh vực quan trọng cho sự phát triển. Người cho rằng “Vì lợi ích trăm năm phải trồng người” hay “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
Quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo có thể được coi là khâu then chốt của then chốt nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi của mọi hoạt động giáo dục và đào tạo, tiến tới mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và hoàn thiện nhân cách con người.