Kinh tế thời Lê sơ - một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam - đã chứng kiến sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau những khó khăn của thời kỳ đô hộ Minh. Vậy thời Lê sơ có những nét chính gì về tình hình kinh tế? Xin mời các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ:
Câu hỏi trang 86 Lịch Sử lớp 7:
Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê Sơ.
Hướng dẫn trả lời:
- Nông nghiệp:
Thời Lê sơ chứng kiến sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp nhờ vào các chính sách khuyến khích của nhà nước như:
+ Cử lính về quê làm ruộng trong thời bình
+ Thiết lập các chức quan chuyên trách như Hà đê sứ và Khuyến nông sứ.
+ Chia ruộng đất công ở làng xã cho nông dân (phép quân điền).
+ Cấm nhân dân để ruộng hoang, đẩy mạnh khẩn hoang và lập đồn điền
+ Khơi kênh, đào sông, đắp đê ngăn mặn, bảo vệ các công trình thủy lợi….
- Thủ công nghiệp: Sự phát triển của thủ công nghiệp được thể hiện qua việc duy trì và phát triển các nghề thủ công truyền thống như đan nón, dệt lụa cùng với sự hình thành của các làng nghề chuyên nghiệp, đặc biệt là ở Thăng Long.
- Thương nghiệp:
+ Thời kỳ này chứng kiến sự khuyến khích mở chợ để thúc đẩy lưu thông hàng hóa, không chỉ trong nước mà còn với cả thương mại quốc tế, qua đó góp phần vào sự thịnh vượng của nền kinh tế.
+ Hoạt động buôn bán với nước ngoài được duy trì thông qua các thương cảnh như: Vân Đồn, Hội Thống, Tam Kỳ,…
2. Bài tập vận dụng liên quan:
Câu hỏi mở đầu trang 83 Bài 17 Lịch Sử lớp 7:
Khi khai thác chiếc tàu đắm ở biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam) các nhà khảo cổ học đã phát hiện một chiếc bình gốm có niên đại thời Lê Sơ. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vương triều Lê Sơ cũng như đóng góp của vương triều này với văn minh Đại Việt.
Hướng dẫn trả lời:
- Nhà Lê Sơ được ra đời sau thắng lợi khởi nghĩa Lam Sơn.
- Dưới thời Lê Sơ, chế độ phong kiến chuyên chế ở Đại Việt phát triển đến mức đỉnh cao, trở thành một trong những cường quốc đỉnh cao của khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là dưới thời vua Lê Thánh Tông.
- Thời Lê Sơ đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển văn hóa Đại Việt.
Câu hỏi 1 trang 85 Lịch Sử lớp 7:
Hãy cho biết vương triều Lê Sơ được thành lập như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Sau khi thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, quân Minh bin quét ra khỏi bờ cõi. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Thuận Thiên. Sau đó ông khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long, tức Hà Nội ngày nay. Như vậy, nhà Lê sơ chính thức được thành lập.
Câu hỏi 2 trang 85 Lịch Sử lớp 7:
Tư liệu 1 thể hiển quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê Sơ như thế nào?
“1. Năm 1873, vua Lê Thánh Tông căn dặn đại thần khi đàm phán với triều Minh: “Một thước núi, một tắc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần… Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ là mồi cho giặc, thì tội phải tru di.”.
(Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Sđd, tr.462)
Hướng dẫn trả lời:
Tư liệu 1 cho thấy: Nhà Lê sơ ý thức được chủ quyền lãnh thổ và tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Từ đó, đưa ra hình phạt nghiêm khắc đối với những người có hành vi bán rẻ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Câu hỏi trang 86 Lịch Sử lớp 7:
Nêu những nét chính về tình hình xã hội thời Lê Sơ.
Hướng dẫn trả lời:
- Xã hội thời kỳ này chia làm nhiều tầng lớp rõ rệt, bao gồm:
+ Giai cấp địa chủ phong kiến gồm vua, quan và địa chủ, sống trong nhung lụa và nắm giữ quyền lực tối cao.
+ Giai cấp nông dân chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chính nhưng phải chịu nhiều áp bức, bóc lột, làm thuê, nộp thuế nặng nề và tham gia phu dịch.
+Thị dân, thương nhân và thợ thủ công ngày càng phát triển, góp phần vào sự thịnh vượng của các thành thị, mặc dù họ không được coi trọng bằng tầng lớp quý tộc.
+ Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất, có xu hướng giảm.
- Sự phân biệt giữa quý tộc và bình dân trở nên sâu sắc và được quy định bởi pháp luật.
- Tuy nhiên, xã hội thời Lê Sơ cũng chứng kiến nhiều mâu thuẫn và xung đột giữa các tầng lớp, đặc biệt là giữa nông dân và địa chủ, dẫn đến nhiều cuộc nổi dậy và phản kháng.
Câu hỏi 1 trang 87 Lịch Sử lớp 7:
Hãy trình bày những thành tựu văn hóa văn hóa – giáo dục tiêu biểu thời Lê Sơ.
Hướng dẫn trả lời:
* Những thành tựu văn hóa:
- Tư tưởng, tôn giáo:
+ Trong lĩnh vực tư tưởng, thời Lê Sơ chứng kiến sự phát triển của Nho giáo với việc thành lập Quốc Tử Giám – viện giáo dục đầu tiên ở Việt Nam, nơi đào tạo các học giả và quan lại theo tư tưởng Nho giáo.
+ Tôn giáo Phật giáo cũng có những bước tiến quan trọng, xây dựng nhiều chùa chiền và tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn, thể hiện sự hòa quyện giữa Phật giáo với đời sống văn hóa và tinh thần của người dân.
+ Đạo giáo và các tín ngưỡng bản địa khác cũng được duy trì và phát triển, phản ánh sự đa dạng trong tín ngưỡng của người Việt thời bấy giờ.
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển mạnh mẽ, các tác phẩm tiêu biểu như “Quân trung từ mệnh tập”, “Bình Ngô đại cáo”, “Quốc âm thi tập” và “Hồng Đức quốc âm thi tập”.
+ Văn thơ thời Lê sơ thường có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
– Sử học cũng đạt được những thành tựu đáng kể với các tác phẩm như “Đại Việt sử kí”, “Đại Việt sử kí toàn thư” và “Lam Sơn thực lục”.
- Địa lí học có những bước tiến với “Hồng Đức bản đồ”, “Dư địa chí”, và “An Nam hình thăng đồ”.
- Y học thời kỳ này ghi nhận với “Bản thảo thực vật toát yếu”.
- Toán học phát triển có các tác phẩm như “Đại thành toán pháp” và “Lập thành toán pháp”.
- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi và phát triển, đặc biệt là chèo và tuồng.
- Kiến trúc và điêu khắc thời Lê Sơ mang nhiều nét đặc sắc, biểu hiện qua các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa) với phong cách khối đồ sộ và kỹ thuật điêu luyện.
* Những thành tựu giáo dục:
- Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long.
- Mở nhiều trường học, tổ chức ba kì thi trong một năm: Hương, Hội, Đình, nhằm tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
Câu hỏi 2 trang 87 Lịch Sử lớp 7:
Khai thác tư liệu 2 và thông tin trong mục, hãy cho biết vì sao nhà Lê Sơ chú trọng giáo dục, khoa cử.
Hướng dẫn trả lời:
Nguyên nhân nhà Lê Sơ chú trọng giáo dục – khoa cử đến tuyển chọn nhân tài cho đất nước:
- Người “hiền tài” ở đây được hiểu là những người vừa có tài vừa có đức trong xã hội.
- Những người hiền tài sẽ có những đóng góp lớn đối với sự phát triển cường thịnh của đất nước.
Câu hỏi trang 88 Lịch Sử lớp 7:
Hãy kể tên một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê Sơ và những đóng góp của họ đối với sự phát triển văn hóa dân tộc
Hướng dẫn trả lời:
- Nguyễn Trãi (1380 – 1442): Nhà chính trị, quân sự và là một anh hùng dân tộc. Ông cũng là một danh nhân văn hóa thế giới với các tác phẩm văn học, sử học, địa lí học nổi tiếng như “Quân trung từ mệnh tập”, “Bình Ngô đại cáo” và “Quốc âm thi tập”.
- Lê Thánh Tông (1442 – 1497): Vị vua anh minh và là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XV. Ông để lại di sản thơ văn phong phú với các tác phẩm như “Quỳnh uyển cửu ca” và “Hồng Đức quốc âm thi tập”.
- Ngô Sĩ Liên: Nhà sử học nổi tiếng thế kỷ XV, tác giả của bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”, một công trình có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427.
- Lương Thế Vinh (1442 – ?): Trạng nguyên nổi tiếng với kiến thức sâu rộng và tài năng xuất chúng, ông còn là nhà toán học với các công trình “Đại thành toán pháp” và “Thiền môn giáo khoa”.
3. Bài tập nâng cao:
Luyện tập 1 trang 88 Lịch Sử lớp 7:
Tình hình kinh tế thời Lê Sơ có điểm gì giống và khác so với thời Trần. Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây.
So sánh | Thời Trần | Thời Trần – Thời Lê sơ | |
Giống nhau | |||
Khác nhau | Nông nghiệp | ||
Thủ công nghiệp | |||
Thương nghiệp |
Hướng dẫn trả lời:
So sánh | Thời Trần | Thời Trần – Thời Lê sơ | |
Giống nhau | – Nhà nước chăm lo phát triển nông nghiệp thông qua nhiều chính sách tiến bộ: khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng diện tích canh tác; quan tâm đến đê điều, thủy lợi,… – Thủ công nghiệp: + Bao gồm hai bộ phận chính là thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân. + Hình thành nhiều làng nghề, phường nghề chuyên sản xuất một mặt hàng chuyên biệt. + Thương nghiệp: hoạt động trao đổi buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh. | ||
Khác nhau | Nông nghiệp | – Cấm giết mổ trâu bò để bảo vệ sức khỏe nông nghiệp – Khuyến khích phương hầu, quý tộc mộ dân khai hoang, lập các điền trang | – Thực hiện chia ruộng đất cho nông dân theo phép quân điền |
Thủ công nghiệp | – Sản phẩm thủ công nghiệp đa dạng, chủ yếu được trao đổi buôn bán ở các chợ và Kinh Thành Thăng Long | – Sản xuất thủ công nghiệp có bước phát triển cao hơn về kỹ thuật – Nghề sản xuất gốm sứ theo các đơn đặt hàng của thương nhân nước ngoài phát triển mạnh | |
Thương nghiệp | – Các cửa khẩu giáp biên giới và các cửa biển như Vân Đồn, Hội Thống,…trở thành những nơi buôn bán tấp nập | – Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng hơn trước – Thương nhân nước ngoài tập trung buôn bán tại các thương cảng như Vân Đồn, Hội Thống, Tam Kỳ,…. |
Luyện tập 2 trang 88 Lịch Sử lớp 7:
Đọc đoạn tư liệu sau và cho biết luật pháp thời Lê Sơ có những điểm gì tiến bộ?
Hướng dẫn trả lời:
Thông qua tư liệu trên, bản thân em thấy rằng trong bôj luật Hồng Đức của nhà Lê Sơ đã tiến bộ trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nếu như trước đây, người phụ nữ gần như không có tiếng nói thì trong nội dung của bộ luật Hồng Đức, quyền lợi và địa vị của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội đã được cải thiện: người phụ nữ có quyền thừa kế, quyền quyết định cuộc sống của chính mình.
Vận dụng 3 trang 88 Lịch Sử lớp 7:
Chủ trương của các vua thời Lê Sơ về vấn đề chủ quyền lãnh thổ có giá trị như thế nào trong công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia ngày nay
Hướng dẫn trả lời:
- Chính sách của các vua thời Lê Sơ đối với vấn đề chủ quyền lãnh thổ đã thể hiện quyết tâm củng cố độc lập và thống nhất quốc gia.
- Họ đã kiên trì đấu tranh để giữ vững chủ quyền, an ninh và trật tự xã hội, điều này vẫn còn giá trị trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hiện nay.
- Triều đại Lê Sơ cũng nhấn mạnh trách nhiệm của mọi người dân trong việc bảo vệ Tổ quốc, một tinh thần mà ngày nay vẫn được coi là quan trọng.
- Việc trừng trị những kẻ bán nước trong thời kỳ đó cũng phản ánh quan điểm không khoan nhượng đối với những hành động phản bội đất nước, một nguyên tắc vẫn được duy trì đến ngày nay.
- Lịch sử thời Lê Sơ cung cấp bài học về tầm quan trọng của việc xây dựng và duy trì một quân đội mạnh mẽ, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền quốc gia, điều này vẫn có ý nghĩa trong bối cảnh quốc tế hiện đại.
- Các biện pháp và chính sách của thời kỳ Lê Sơ đã đóng góp vào việc hình thành nền tảng cho sự phát triển lâu dài và bền vững của quốc gia, một nguyên lý vẫn được áp dụng trong quản lý và bảo vệ lãnh thổ quốc gia hiện đại.
THAM KHẢO THÊM: