Tham nhũng là gì? Tham nhũng tiếng Anh là gì? Nguyên nhân tham nhũng? Các tác hại của tham nhũng? Lấy ví dụ về hành vi tham nhũng?
“Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.” Đây là định nghĩa tham nhũng được quy định trong luật. Qua đó có thể thấy tác động từ bộ phận có chức vụ, quyền hạn trong hoạt động quản lý nhà nước. Thấy được các tác hại trong chất lượng quản lý, điều hành nhà nước và đảm bảo cho lợi ích chung của nhân dân. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân và tác hạn nghiêm trọng của tham nhũng trên các khía cạnh khác nhau.
Căn cứ pháp lý: Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Tham nhũng là gì?
Định nghĩa về tham nhũng được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 như sau:
“Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.”
Trong đó:
– Người có chức vụ, quyền hạn được bổ nhiệm, có quyền hạn, được giao thực hiện công vụ nhất định. Họ lợi dụng quyền hạn, chức vụ của mình để đạt được các mục đích, tìm kiếm lợi ích riêng. Trong khi không đảm bảo thực hiện lý tưởng chung, hướng đến lợi ích chung như kế hoạch đề ra.
– Vụ lợi là nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc phi vật chất không chính đáng. Họ có thể tìm kiếm lợi ích cá nhân, lợi ích cho người thân mà làm ảnh hưởng đến sự trong sạch của một tổ chức. Các lợi ích đáng lẽ được trao cho xã hội, cho phát triển kinh tế lại được đút túi làm của riêng.
Theo định nghĩa này, đối tượng tham nhũng phải là người có chức vụ, quyền hạn và người này phải lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để đạt được một lợi ích nào đó không chính đáng.
Các hành vi tham nhũng được nêu tại Điều 2 của Luật Phòng, chống tham nhũng rất đa dạng. Thể hiện sự phức tạp trong hành vi, tính chất tham nhũng. Gồm có:
+ Tham ô tài sản;
+ Nhận hối lộ;
+ Đưa hối lộ;
+ Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi,…
2. Tham nhũng tiếng Anh là gì?
Tham nhũng tiếng Anh là Corruption.
3. Nguyên nhân tham nhũng?
Các nguyên nhân đến từ bên ngoài cũng như chính suy nghĩ, hành động bên trong của đối tượng tham nhũng. Theo đó:
– Các nguyên nhân tác động từ bên ngoài:
+ Hệ thống pháp luật còn lỏng lẻo, còn nhiều kẽ hở trong quy định quyền hạn, nhiệm vụ. Các quy trình ra quyết định và hoạch định chính sách còn thiếu minh bạch, thủ tục hành chính còn rườm rà. Chính các nội dung này mang đến tính thiếu minh bạch, giúp các cá nhân có cơ hội tham nhũng,…
+ Do sự sơ hở của tổ chức bộ máy, do sự thiếu đồng bộ và đầy đủ.
+ Công tác kiểm tra, giám sát còn thiếu chặt chẽ, chưa ngang tầm nhiệm vụ. Do đó mà tội nhận hối lộ, nhũng nhiễu,… được thực hiện nhiều.
+ Đấu tranh và xử lý những hành vi tham nhũng chưa kịp thời, còn tình trạng nể nang, né tránh, sợ “đứt dây động rừng”,…
+ Tiền lương của công chức còn thấp. Chưa đảm bảo để họ có thể tận tụy vì công việc chung, bỏ qua các lợi ích bên ngoài để hoàn thành trách nhiệm, lý tưởng ban đầu. Quy định kê khai tài sản, thu nhập còn nhiều tiêu cực.
+ Còn thiếu những chế độ, chính sách, quy định chặt chẽ để từng bước ngăn chặn tham nhũng.
+ Tính tích cực của người dân trong đấu tranh chống tham nhũng chưa được phát động thường xuyên.
+ Vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật, như công an, viện kiểm sát,
+ Công tác giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên đã không được quan tâm đúng mức hoặc triển khai thực hiện chưa nghiêm túc, chưa hiệu quả, thậm chí ở nơi này nơi khác công tác đó còn bị xao nhãng, lãng quên.
– Nguyên nhân từ chính đối tượng tham nhũng:
Tất cả các nguyên nhân trên tác động tư tưởng, nhận thức dẫn đến sự suy thoái nhanh chóng của bộ phận lớn cán bộ.
Sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Đến từ các nhận thức ích kỷ, tham lam và tư tưởng, lập trường ban đầu không được giữ vững.
Khi họ được trao quyền hạn nhưng có cơ chế để lợi dụng, chức vụ, quyền hạn một cách tinh vi. Nhất là những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền. Họ dễ dàng tiếp cận với nhiều cám dỗ, lợi ích lớn hơn thay vì nhận được quyền lợi từ thực hiện công vụ.
4. Các tác hại của tham nhũng?
4.1. Tác hại về chính trị:
– Tham nhũng phá hoại đội ngũ cán bộ, tầm thường hoá hệ thống pháp luật. Các giá trị quản lý nhà nước xây dựng không mang đến ý nghĩa tương xứng trong nhu cầu của người dân. Đây cũng là nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến thất bại của Đảng và Nhà nước.
– Kỷ cương xã hội không thể giữ vững, các sức mạnh của nhà nước cũng giảm đi trong lòng tin của nhân dân. Gây mất đoàn kết nội bộ, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước trước nhân dân. Từ đó hạn chế sức mạnh, niềm tin mãnh liệt của nhân dân vào lực lượng lãnh đạo. Cũng mang đến cơ hội để cho kẻ thù phá hoại, xâm lược, lực lượng phản động.
– Làm cho bộ máy trở thành quan liêu, đội ngũ viên chức tốt cũng có thể bị tác động trong nhận thức và thái độ.
– Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Khi bộ phận lãnh đạo không đảm bảo đóng góp vai trò, thành quả vào sự nghiệp chung. Cản trở, tác động lên các tư tưởng mạnh mẽ trong thống nhất xây dựng đất nước.
4.2. Tác hại về kinh tế:
– Tham nhũng làm thất thoát những khoản tiền lớn trong chi tiêu chính sách công. Như các chi phí cho việc đấu thầu, việc cấp vốn, việc thanh tra, kiểm toán và hàng loạt các chi phí khác. Từ đó không đảm bảo ý nghĩa, hiệu quả sử dụng triệt để ngân sách nhà nước.
– Tham nhũng gây tổn thất lớn cho nguồn thu của ngân sách nhà nước thông qua thuế. Làm thất thoát nguồn thu, không phải ánh đúng giá trị nghĩa vụ các tổ chức, cá nhân phải thực hiện.
– Một số lượng lớn tài sản công trở thành tài sản tư của một số cán bộ, công chức, viên chức. Do đó không đảm bảo sử dụng, đầu tư công.
– Do tham nhũng mà một số công trình xây dựng như các công trình cầu đường, nhà cửa kém chất lượng. Gây nguy hiểm cho cuộc sống của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế – xã hội. Các chất lượng công trình không đảm bảo về mặt thời gian, vật chất đã bỏ ra.
– Tham nhũng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh. Làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, chậm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Các hành vi tham nhũng gây mất công bằng, bình đẳng để các doanh nghiệp tiếp cận quyền lợi theo pháp luật.
– Hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, đòi hối lộ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức là có thật. Làm ảnh hưởng đến giải quyết thủ tục hành chính, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tác động sâu sắc đến nhận thức, mất niềm tin của nhân dân khi sử dụng các dịch vụ của nhà nước.
4.3. Tác hại về xã hội:
– Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội. Các giá trị phản ánh, giá trị nhận thức trong xã hội không được duy trì. Làm tha hoá một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.
– Nhiều cán bộ, công chức đã không giữ được phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng, không phục vụ nhân dân. Họ coi nghề nghiệp của mình là cơ hội, là điều kiện để thực hiện các hành vi tham nhũng. Từ đó hướng tới các lợi ích bất chính, làm trái công vụ, trái lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Mục đích là để nhanh chóng giàu có, bất chấp việc vi phạm pháp luật.
– Điều đáng báo động là việc tham nhũng dường như đã trở thành bình thường trong quan niệm của một số cán bộ, công chức. Đây cũng là nhận thức, đánh giá của người dân. Họ không dám tin, không có cơ sở để tin tưởng tuyệt đối vào một cá nhân lãnh đạo nào. Đó chính là biểu hiện của sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức một cách nghiêm trọng.
– Tham nhũng phát sinh ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau:
+ Tham nhũng được thực hiện mạnh mẽ trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai,… Đây là các lĩnh vực có điều kiện tiếp cận khoản đầu tư lớn, chính sách kinh tế lớn.
+ Tham nhũng cũng có xu hướng lan sang các lĩnh vực từ trước tới nay ít có khả năng xảy ra tham nhũng như: văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao,… Đây là các lĩnh vực quản lý nhà nước đặc thù, tác động trực tiếp đến hoạt động dịch vụ xã hội của người dân.
+ Thậm chí, cả những lĩnh vực lẽ ra không thể có tham nhũng, cả dưới góc độ đạo đức và pháp luật, như lĩnh vực phúc lợi xã hội hay bảo vệ pháp luật. Từ đó càng làm mất niềm tin của nhân dân trong chế độ quản lý của Đảng, nhà nước. Mất niềm tin ở đội ngũ cán bộ, công chức.
+ Hành vi tham nhũng xảy ra không ít trong các chương trình trợ cấp cho thương binh, liệt sĩ, các gia đình chính sách. Tham nhũng tiền, hàng hoá cứu trợ xã hội, trong cả xét duyệt công nhận di tích lịch sử, văn hoá, thi đua khen thưởng.
5. Lấy ví dụ về hành vi tham nhũng?
Ví dụ 1:
Chẳng hạn, A là thủ quỹ của một đơn vị nhà nước, được quản lý nguồn tài chính của đơn vị. A đã lợi dụng quyền hạn mà tổ chức giao cho mình để lấy quỹ cơ quan và đầu tư mua bán đất riêng. A thực hiện các thủ tục liên quan để hợp pháp hóa nguồn tiền được chuyển đến mình trong nhu cầu sử dụng, chi tiêu cá nhân.
Trường hợp này chính là tham nhũng. Vì A là người có chức vụ, quyền hạn (thủ quỹ) và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để đạt được mục đích hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật. Hành vi được cấu thành tội tham nhũng chỉ khi nó có yếu tố lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
Ví dụ 2:
Một vụ án tham nhũng rất nổi tiếng cách đây vài năm là vụ ăn hối lộ tại trạm kiểm soát liên hợp Đồng Bành (Lạng Sơn). Trong vụ việc này, trạm trưởng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình thông đồng, cho các chủ hàng nhập lậu hàng hóa qua biên giới. Họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận lợi ích riêng, hợp pháp hóa các hành vi theo quy định pháp luật.