Triệu tập Kỳ họp Hội đồng nhân dân? Thành phần và nội dung Kỳ họp Hội đồng nhân dân?
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan này đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân và do nhân dân địa phương bầu ra và cơ quan này chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan cấp trên. Trong quá trình hoạt động thì Hội đồng nhân dân phải tiến hành triệu tập các kì họp hội đồng nhân dân theo quy định để giải quyết các vấn đề. Vậy việc Triệu tập Hội đồng nhân dân bao gồm những thành phần nào và nội dung Kỳ họp Hội đồng nhân dân gồm những gì? Dưới đây là thông tin chi tiết chúng tôi cung cấp về nội dung này.
Cơ sở pháp lý: Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
Luật sư
1. Triệu tập Kỳ họp Hội đồng nhân dân
Căn cứ theo quy định tại điều 80. Triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định cụ thể như sau:
1. Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới được triệu tập chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; đối với địa phương có bầu cử lại, bầu cử thêm đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc lùi ngày bầu cử thì thời hạn triệu tập kỳ họp thứ nhất được tính từ ngày bầu cử lại, bầu cử thêm.
Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa trước triệu tập. Trường hợp khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa trước triệu tập kỳ họp; nếu khuyết cả Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định triệu tập viên, đối với cấp tỉnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ định triệu tập viên, để triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân.
2. Trong nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định triệu tập kỳ họp thường lệ chậm nhất là 20 ngày, kỳ họp bất thường chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. Trường hợp khuyết Thường trực Hội đồng nhân dân thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định triệu tập viên, đối với cấp tỉnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ định triệu tập viên, để triệu tập và chủ tọa kỳ họp Hội đồng nhân dân.
3. Dự kiến chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân cùng với quyết định triệu tập kỳ họp.
Quyết định triệu tập kỳ họp và dự kiến chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân được
Như vậy căn cứ dựa trên quy định này chúng ta có thể thấy pháp luật quy định cụ thể về triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân cụ thể chúng ta có thể hiểu như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 như trên, Việc triệu tập kì họp hội đồng nhân dân chậm nhất với thời gian quy định là 45 ngày. Như chúng ta đã biết thì kì họp hội đồng nhân dân rất quan trọng trong công tác quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương và để có thể bảo đảm việc thực hiện các quy định và quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên và trung ương ở địa phương, ngoài ra thông qua kì họp chúng ta có thể giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước cùng cấp và cấp dưới.
Bên cạnh đó pháp luật còn quy định kỳ họp thường lệ chậm nhất là 20 ngày, kỳ họp bất thường chậm nhất là 07 ngày. Chúng tôi cho rằng đối với trường hợp kỳ họp thứ nhất là kỳ họp thường lệ thì cơ quan nào thẩm tra các nội dung trình kỳ họp và Ban của hội đồng nhân dân khóa mới không thể trình bày và chịu trách nhiệm về nội dung thẩm tra của Ban hội đồng nhân dân của khóa trước.
Cuối cùng đó là quy định về dự kiến chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân phải được
2. Thành phần và nội dung Kỳ họp Hội đồng nhân dân
Căn cứ theo quy định tại điều 81. Khách mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định cụ thể như sau:
1. Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp trên được bầu tại địa phương được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân; đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
2. Thành viên Ủy ban nhân dân, Chánh án
3. Đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội được mời tham dự các phiên họp công khai của Hội đồng nhân dân khi bàn về các vấn đề có liên quan.
4. Đại diện đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, khách quốc tế, cơ quan báo chí và công dân có thể được tham dự các phiên họp công khai của Hội đồng nhân dân.
Theo quy định này pháp luật đã quy định thành phần tham dự, khách mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân theo đó khách mời này có quyền và thực hiện trách nhiệm đối với hoạt động trong kì họp khi tiến hành.
Như vậy nhìn chung chúng ta có thể thấy thông qua kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ chấp hành nội quy kỳ họp và tham dự đầy đủ kỳ họp, phiên họp của Hội đồng nhân dân, cuộc thảo luận ở Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, cuộc họp Ban của Hội đồng nhân dân mà đại biểu là thành viên, tham gia các hoạt động khác của Hội đồng nhân dân. Khi nhận được thông báo về thời gian, dự kiến chương trình và tài liệu kỳ họp, đại biểu Hội đồng nhân dân phải nghiên cứu tài liệu, tiếp xúc cử tri, tham gia các hoạt động của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân chuẩn bị cho kỳ họp Hội đồng nhân dân..Trong kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân tham gia thảo luận và quyết định chương trình kỳ họp và thảo luận tại phiên họp toàn thể và thảo luận ở Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân về các vấn đề thuộc nội dung, chương trình kỳ họp, tiến hành biểu quyết thông qua những vấn đề thuộc nội dung, chương trình kỳ họp.
Trên đây là thông tin do