Triệu tập người làm chứng có bắt buộc phải bằng văn bản không? Nếu gọi điện có được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi muốn hỏi vấn đề sau mong luật sư giải đáp giúp tôi. Triệu tập người làm chứng có bắt buộc phải bằng văn bản không? Nếu gọi điện có được không?Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 133 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2003 quy đinh về việc triệu tập người làm chứng như sau
1. Khi triệu tập người làm chứng, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập người làm chứng phải ghi rõ họ tên, chỗ ở của người làm chứng, ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm có mặt; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do chính đáng.
2. Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng cư trú hoặc làm việc. Các cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ.
Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận.
3. Giấy triệu tập người làm chứng chưa đủ 16 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác của họ.
4. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập người làm chứng. Việc triệu tập người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều này.
Luật sư
Mục lục bài viết
- 1 1. Lấy lời khai của người làm chứng được tiến hành ở đâu?
- 2 2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của người làm chứng
- 3 3. Nghĩa vụ phải khai báo trung thực của người làm chứng
- 4 4. Hỏi về tình tiết do người làm chứng trình bày?
- 5 5. Nghĩa vụ người làm chứng trong vụ án hình sự
- 6 6. Vai trò của người làm chứng trong quá trình tố tụng hình sự
1. Lấy lời khai của người làm chứng được tiến hành ở đâu?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi muốn hỏi vấn đề sau mong luật sư giải đáp giúp tôi. Lấy lời khai của người làm chứng có bắt buộc là ở cơ quan tiến hành điều tra không? Nếu tôi không thể đi được do bị gãy chân thì phải làm thế nào?Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 135. Lấy lời khai người làm chứng
1. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó.
2. Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc với nhau trong thời gian lấy lời khai.
3. Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ. Việc này phải được ghi vào biên bản.
4. Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên cần xác minh mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, người bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng. Điều tra viên cần yêu cầu người làm chứng kể hoặc viết lại những gì mà họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi. Không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý.
5. Khi lấy lời khai của người làm chứng dưới 16 tuổi phải mời cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo của người đó tham dự.
6. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm chứng. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành theo quy định tại Điều này.
Như vậy trong trường hợp của bạn, việc lấy lời khai của người làm chứng không nhất thiết là phải lấy tại cơ quan điều tra. Việc lấy lời khai của người làm chứng có thể tiến hành tại nơi tiến hành điều tra hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó.Bạn có thể trình bày với phía cơ quan điều tra để họ đến nơi bạn cư trú tiến hành việc lấy lời khai của người làm chứng.
2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của người làm chứng
Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về địa vị của người làm chứng
a. Quyền của người làm chứng
Theo quy định của pháp luật tố tụng của nhiều nước trong đó có Việt Nam, người làm chứng trong vụ án hình sự, là người bằng mắt thấy, tai nghe hoặc do những nguồn thông tin khác cung cấp mà biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án hình sự được cơ quan điều tra lấy lời khai, được tòa án triệu tập đến làm chứng tại phiên tòa.
Tại khoản 1 điều 55 BLTTHS năm 2003 quy định người làm chứng là “người biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng”. Theo quy định của BLTTHS năm 1988 người làm chứng không được hưởng bất kỳ một quyền dân sự nào trong khi phần lớn những chủ thể tham gia tố tụng khác tùy theo mức độ đều được hưởng, thậm chí nhóm đối tượng này còn có thể chịu bất lợi nếu khai báo sai.
Điểm tiến bộ của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là đã bổ sung một loạt quyền của người làm chứng trong tố tụng hình sự, điều mà không thể tìm thấy trong
Điểm a khoản 3 điều 55 BLTTHS năm 2003 quy định 1 tập hợp các quyền của người làm chứng yêu cầu cơ quan triệu tập họ khi tham gia tố tụng bảo vệ về: “tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền lợi ích hợp pháp khác của người làm chứng”. Đây là sự cụ thể hóa không chỉ hiến pháp mà còn là nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng hình sự – bảo hộ tính mạng sức khỏe danh dự nhân phẩm tài sản của công dân, được quy định tại điều 7 BLTTH.
Việc này là dựa trên thực tế hoạt động tố tụng hình sự, người làm chứng có thể gặp nguy hiểm hoặc chịu những hậu quả bất lợi kho họ tham gia tố tụng, khai báo về những tình tiết của vụ án. Sự nguy hiểm này có thể là từ bị can, bị cáo, người nhà bị can, bị cáo. Các vụ án mà tình tiết do người làm chứng cung cấp có giá trị chứng minh tội danh càng lớn thì khả năng họ bị xâm hại càng cao. Nhất là các vụ án liên quan tới các tội phạm có tính chất đường dây, cũng có thể liên quan tới các băng nhóm xã hội đen. Việc các thành phần còn lại trong đường dây, băng nhóm sợ bị phát giác theo sẽ tìm mọi thủ đoạn để những người làm chứng không ra làm chứng: từ dụ dỗ, đe dọa cho tới hành hung là thậm chí là “giết người diệt khẩu”.
Về quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, không chỉ là cụ thể hóa của điều 74 Hiến pháp và điều 31 BLTTHS mà còn tể hiện mục tiêu và đảm bảo thực hiện dân chủ trong hoạt động TTHS, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, nhất là những người đã đứng ra làm chứng để các cơ quan điều tra có các căn cứ để giải quyết vụ án. Quy định trên được hướng dẫn thi hành tại Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP, theo đó nếu cơ quan tiến hành tố tụng có hành vi xâm phạm đến các quyền lợi nhất định của người làm chứng thì họ có thể khiếu nại tới các cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ các quyền lợi đó. Ví dụ, người làm chứng có thể khiếu nại về việc không được các cơ quan điều tra thanh toán các chi phí liên quan tới đi lại phục vụ cho việc làm chứng.
Cuối cùng là quyền được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật (điểm c khoản 3 điều 55 BLTTHS). Việc thanh toán chi phí này giúp thúc đẩy người làm chứng tích cực hơn trong việc tham gia vào hoạt động tố tụng, các chi phí khác ở đây có thể được hiểu là các chi phí hợp lý được chi cho người làm chứng như chi phí lo chỗ ăn, chỗ ở…tuy nhiên vẫn chưa có văn bản nào điều chỉnh cụ thể những chi phí khác này.
b. Nghĩa vụ của người làm chứng nghĩa vụ của người làm chứng được quy định rất cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2003 theo đó người làm chứng có các nghĩa vụ sau đây
thứ nhất: Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải. phòng chống tội phạm là nghĩa vụ của mọi công dân. Đây là quy định quan trọng nhằm đảm bảo sự có mặt của người làm chứng (qua giấy triệu tập mà người làm chứng sẽ tới đúng thời gian và địa điểm ghi trên đó) khi các cơ quan điều tra cần, tránh việc lẩn trốn, thoái thác trách nhiệm của mình.
thứ hai: Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án. Việc lời khai của người làm chứng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xét xử vụ án chính vì vậy lời khai của người làm chứng cân trung thực tất cả những gì mà mình biết. Sở dĩ như vậy vì người làm chứng là nhóm đối tượng không quan tâm đến kết quả vụ án, lợi ích của họ không bị ảnh hưởng tới kết quả vụ án nên các khai báo của họ thường sẽ làm sang tỏ vụ án, mở ra phương hướng để giải quyết vụ án. Tuy nhiên, việc không khai báo về các chi tiết của vụ án có thể bị khởi tố hình sự về các tội danh có liên quan tới không tố giác tội phạm.
3. Nghĩa vụ phải khai báo trung thực của người làm chứng
Theo Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng. Những người làm chứng ngoài một số quyền cơ bản như Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật; Ngoài ra họ còn có nghĩa vụ quan trọng: “Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điểu tra Viện kiểm sát, Tòa án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gấy trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải; Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án…” Những tình tiết liên quan tới vụ án mà người làm chứng biết có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình điều tra vụ án, những tình tiết đó giúp Cơ quan điều tra có thêm cơ sở để nhanh chóng tìm ra tội phạm. Người làm chứng nếu từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự.
Những người làm chứng sẽ phải trình bày những gì mà họ biết về vụ án, nhân thân của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra. Đồng thời, những tình tiết do người làm chứng trình bày phải được người làm chứng nêu rõ vì sao họ biết được tình tiết đó, nếu không nêu được lý do thì tình tiết đó không được dùng làm chứng cứ cho vụ án.
Qua đây, ta thấy nghĩa vụ khai báo trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án của người làm chứng là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa nhất định đối với quá trình điều tra vụ án.
4. Hỏi về tình tiết do người làm chứng trình bày?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi muốn hỏi có được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày, nếu họ không nói rõ vì sao biết được tình tiết đó không?
Luật sư tư vấn:
Trong tố tụng hình sự, chứng cứ là một trong những vấn đề quan trọng vừa mang tính lý luận phức tạp, vừa mang tính thực tiễn cao. Chứng cứ là phương tiện để cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án xác định sự thật khách quan của vụ án. “Chứng cứ là phương tiện để xác minh chân lý, chứng cứ không tạo ra chân lý, không biến chân lý thành phi lý hay ngược lại, bởi vì chân lý hay phi lý là ở chỗ sự việc có phù hợp với thực tế khách quan hay không”
Theo Khoản 1 Điều 64 BLTTHS thì: “Chứng cứ là những gì có thật được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”.
Như vậy có thể khẳng định rằng, một thông tin, một tài liệu … chỉ có thể được coi là chứng cứ của vụ án khi nó có đủ ba thuộc tính sau:
- Thứ nhất: những thông tin, tài liệu… đó phải có thật, tức là nó phải phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án đã xảy ra
- Thứ hai: những thông tin, tài liệu… này phải là cơ sở để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của những vấn đề cần phải chứng minh được quy định tại Điều 63 BLTTHS và những vấn đề khác cần thết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
- Thứ ba: những thông tin, tài liệu… này phải được thu thập, kiểm tra và đánh giá theo quy định của BLTTHS và phải được xác định bằng nguồn chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 64 BLTTHS.
Căn cứ theo Điểm b Khoản 2 Điều 64 BLTTHS thì: Lời khai của người làm chứng cũng được xem là chứng cứ. Tuy nhiên căn cứ vào Khoản 2 Điều 67 thì:
“Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó”.
Đây cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu: Vì nếu người làm chứng không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó thì có thể những lời khai đó xuất phát từ ý chí chủ quan của người làm chứng, những tình tiết được khai có thể không chính xác với những gì đã xảy ra. Điều đó khiến lời khai của chứng cứ không thỏa mãn thuộc tính thứ nhất của chứng cứ là tính khách quan nên không thể dùng những lời khai mà người làm chứng không thể nói rõ vì sao biết được những tình tiết đó để làm chứng cứ.
Việc yêu cầu người làm chứng nói rõ vì sao biết được những tình tiết mà họ cung cấp có thể giúp cơ quan điều tra thuận lợi hơn trong việc đánh giá và đối chiếu với các chứng cứ khác và từ đó giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
Tóm lại, những lời khai của người làm chứng chỉ được xem là chứng cứ khi người làm chứng nói rõ vì sao biết được những tình tiết mà họ biết được và cơ quan điều tra đối chiếu so sánh với những lời khai và chứng cứ khác để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
5. Nghĩa vụ người làm chứng trong vụ án hình sự
Tóm tắt câu hỏi:
Người làm việc tại nước Đức, nếu vào ngày nghỉ mà bên công an gọi đến để làm nhân chứng cho một vụ việc, người đó từ chối thì có vi phạm pháp luật không? Mong hồi đáp sớm nhất có thể. Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 55
“Điều 55. Người làm chứng
1. Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.
…
4. Người làm chứng có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
b) Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án.
Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự.”
Theo quy định trên, người làm chứng phải hợp tác với phía bên cơ quan công an để điều tra vụ án. Tuy nhiên, nếu tại thời điểm mời lên làm chứng, người làm chứng đang ở Đức và không thể trở về Việt Nam để làm chứng thì cần phải có văn bản giải trình và nêu rõ lý do.
6. Vai trò của người làm chứng trong quá trình tố tụng hình sự
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi bị bắt tại một vụ đánh bạc. Những ngày bắt, tôi không tham gia đánh nhưng trước đó một tuần tôi có tham gia. Tại cơ quan công an, kết thúc điều tra, tôi là người làm chứng. Vậy khi ra tòa, tôi có sao không?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn bị bắt tại một vụ đánh bạc, nhưng thời gian bạn bị bắt, bạn không tham gia đánh bạc. Kết thúc điều tra, bạn được nhận định là người làm chứng. Trước hết, vụ việc mà bạn phải tham gia phối hợp điều tra là một vụ đánh bạc, nên khi kết thúc việc điều tra khi xác định bạn là người làm chứng, ở đây được hiểu là người làm chứng trong một vụ án hình sự (cụ thể là vụ án liên quan đến đánh bạc). Người làm chứng, theo quy định tại Điều 55
Những người sau đây không được làm chứng gồm:
– Người bào chữa của bị can bị cáo;
– Người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khao báo đúng đắn.
Theo quy định tại Điều 55
“Điều 55. Người làm chứng
…
3. Người làm chứng có quyền:
a) Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;
b) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
c) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
4. Người làm chứng có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
b) Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án.
Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự.”
Trong trường hợp của bạn, nếu sau khi kết thúc quá trình điều tra xác định bạn là người làm chứng, nghĩa là bạn là một trong những người tham gia quá trình tố tụng dân sự, và được xác định bạn là người biết những tình tiết cần phải chứng minh, sáng tỏ trong vụ án. Người làm chứng phải trực tiếp tham gia tố tụng để trình bày những thông tin mà mình biết về vụ án, mà không được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Bởi lẽ, người làm chứng là người có vai trò quan trọng trong việc hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án.
Lời khai của người làm chứng được xác định là một trong nguồn chứng cứ góp phần xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án .Thông qua việc xác định nguồn gốc lời khai của người làm chứng mà cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đề ra được biện pháp thu thập chứng cứ, kiểm tra, đánh giá chứng cứ một cách hợp pháp, từ đó xác định sự thật của vụ án.
Từ những phân tích ở trên thì người làm chứng có vai trò rất quan trọng trong quá trình tham gia tố tụng hình sự. Do vậy, khi bạn được xác định là một người làm chứng trong một vụ án đánh bạc thì bạn sẽ có các quyền và nghĩa vụ của người làm chứng theo quy định tại Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được trích dẫn ở trên.
Người làm chứng không phải là tội phạm hay là người bị tình nghi phạm tội, bi can, bị cáo nên khi được triệu tập ra Tòa làm chứng thì bạn sẽ phải có nghĩa vụ có mặt và khai báo trung thực khách quan những thông tin, tình tiết của vụ án, để hỗ trợ cơ quan tố tụng trong việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Người làm chứng khi thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình sẽ không phát sinh trách nhiệm hành chính, hay hình sự đối với họ vì họ không được xác định là tội phạm, mà là một nguồn chứng cứ.
Luật sư tư vấn pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng:1900.6568
Tuy nhiên, cũng căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì trong trường hợp người làm chứng từ chối, hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng thì họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 308 của Bộ luât Hình sự năm 1999 , cụ thể:
“Điều 308. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu
1. Người nào từ chối khai báo nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 22 của Bộ luật này hoặc trốn tránh việc khai báo, việc kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm .
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Trong trường hợp người làm chứng (ở đây là bạn) từ chối việc khai báo hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do khách quan thì bạn đã có hành vi vi phạm pháp luật và hành vi này khiến cho quá trình điều tra, khởi tố vụ án bị cản trở, một phần sự thật của vụ án không được làm sáng tỏ, dẫn đến việc ảnh hưởng đến phương hướng điều tra, kết luận điều tra, kết luận giải quyết của Tòa án về vụ việc này.
Đồng thời, trong trường hợp, người làm chứng (ở đây là bạn) vẫn xuất hiện với tư cách người làm chứng, nhưng lại đưa ra lời khai gian dối, làm cho lời khai được thu thập không phản ánh đúng sự thật của vụ án, không đảm bảo được các thuộc tính của chứng cứ. Việc đưa ra lời khai gian dối có thể do người làm chứng bị tác động trên nhiều yếu tố khác nhau như khả năng tiếp nhận thông tin của người làm chứng, mối quan hệ giữa người làm chứng với người phạm tội hoặc người bị hại… dẫn đến lời khai thiếu tính xác, thiết tính khách quan. Đồng thời, khi đưa ra lời khai gian dối thì các tính tiết, sự thật vụ án có thể bị bóp méo trở nên phiến diện theo ý chí chủ quan của người làm chứng hoặc do sự cố ý cung cấp lời khai sai sự thật của người làm chứng để vu khống cho người khác, hoặc bao che cho người phạm tội. Trong trường hợp này, căn cứ theo quy định tại Điều 307 “
Như vậy, khi bạn là người làm chứng trong một vụ việc đánh bạc thì bạn được xác định là đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình tham gia tố tụng, góp phần trong việc xác minh và làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Và khi ra Tòa, bạn sẽ tham gia với tư cách người làm chứng, có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người làm chứng theo quy định của pháp luật. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm khác đối với bạn chỉ áp dụng khi xác minh được bạn có dấu hiệu phạm tội hoặc bạn cố tình trốn tránh, từ chối việc khai báo hoặc khai báo gian dối, cung cấp thông tin sai sự thật.