Một trong những trình tự bắt buộc có trong quy trình giải quyết tố tụng hình sự hay tố tụng dân sự là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu triệu tập cá nhân, tổ chức lên làm việc. Vậy triệu tập hợp lệ là gì? Thế nào được coi là triệu tập hợp lệ?
Mục lục bài viết
1. Triệu tập hợp lệ là gì? Thế nào được coi là triệu tập hợp lệ?
Hiện nay, khái niệm triệu tập hợp lệ pháp luật nói chung cũng như Bộ luật tố tụng cũng chưa có quy định cụ thể thế nào là triệu tập hợp lệ. Nhưng theo quy trình trong tố tụng, có thể hiểu triệu tập là thủ tục của cơ quan có thẩm quyền trong tố tụng yêu cầu những người có liên quan để giải quyết vụ việc dân sự, vụ án dân sự hay vụ án hình sự được cơ quan tiến hành tố tụng tiếp nhận và đang giải quyết.
Và triệu tập hợp lệ là việc cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu triệu tập phải phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hình sự. Thực tế, có thể thấy, cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập các đương sự lên giải quyết về vụ việc dân sự hay vụ án dân sự hay vụ án hình sự đều thông qua Giấy triệu tập. Mục đích của việc gửi giấy triệu tập là thu thập thông tin, chứng cứ để phục vụ trong quá trình giải quyết xác minh, điều tra theo thủ tục tố tụng.
Để xác định một giấy triệu tập hợp lệ thì đảm bảo những điều kiện sau:
* Về hình thức: đảm bảo theo hình thức của một văn bản pháp luật có đầy đủ quốc hiệu, tiêu ngữ; tên cơ quan; người có thẩm quyền quyết định đưa ra giấy triệu tập và cuối cùng là chữ ký của người có thẩm quyền, dấu của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền.
* Về mặt nội dung: thì cần có đủ các thông tin chính như sau:
– Thông tin cơ quan yêu cầu triệu tập.
– Thông tin của cá nhân hoặc tổ chức được triệu tập gồm: đối với cá nhân là họ và tên; ngày tháng năm sinh; nơi cư trú. Đối với tổ chức là tên; mã số doanh nghiệp; trụ sở chính;…
– Địa chỉ cũng như thời gian triệu tập rõ ràng.
– Lý do triệu tập là gì?
– Thời gian và xác nhận việc nhận Giấy triệu tập.
Việc triệu tập chỉ áp dụng đối với những người tham gia tố tụng trong vụ án dân sự; vụ án hình sự.
Tuy nhiên, do hiện nay trong quá trình tố tụng dân sự chưa có mẫu Giấy triệu tập thống nhất dùng cho đương sự nên mỗi Tòa án vẫn đang sử dụng theo các mẫu tùy nghi của mình hoặc thiết kế mẫu tương tự như Mẫu số 13 dùng cho việc triệu tập người làm chứng.
Còn trong tố tụng hình sự, mẫu giấy triệu tập được quy định trong Thông tư 119/2021/TT-BCA.
Do đó, triệu tập hợp lệ được thể hiện tổng thể thông qua các yếu tố:
– Cơ quan ra quyết định yêu cầu triệu tập đúng thẩm quyền.
– Cá nhân, tổ chức được triệu tập phải là người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự; vụ án dân sự.
– Giấy triệu tập đúng đủ nội dung.
– Được gửi đến tay của người được triệu tập.
2. Tòa án được phép triệu tập người dân lên làm việc trong trường hợp nào?
Khi Tòa án gửi giấy triệu tập tức được hiểu đây là nghĩa vụ của người dân buộc phải thực hiện, cụ thể các đối tượng bao gồm:
– Bị can: cá nhân hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Theo căn cứ tại Khoản 3 Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, bị can có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của người tiến hành hoạt động tố tụng.
– Bị cáo: cá nhân hoặc pháp nhân đã bị Tòa án ra quyết định đưa ra xét xử. Theo căn cứ tại Khoản 3 Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, bị cáo có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án.
– Bị hại: là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về tinh thần, thể chất, tài sản hoặc đối với trường hợp là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về uy tín, tài sản. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, bị hại sẽ phải có nghĩa vụ có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu triệu tập.
– Nguyên đơn dân sự: cá nhân hoặc tổ chức bị thiệt hại về tài sản và người. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, nguyên đơn dân sự có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
– Bị đơn dân sự: là cá nhân, cơ quan, tổ chức pháp luật quy định sẽ phải chịu trách nhiệm thực hiện việc bồi thường thiệt hại. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, bị đơn dân sự có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
– Người làm chứng: là người có liên quan đến vụ án biết được những tình tiết có liên quan đến nguồn tin tội phạm. Theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, người làm chứng có nghĩa vụ sẽ phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
– Người giám định: là người có kiến thức về chuyên môn trong lĩnh vực cần giám định được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu theo quy định. Theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 68 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, người giám định sẽ phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền.
– Người định giá tài sản: người có chuyên môn về lĩnh vực giá và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá tài sản theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 69 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, người định giá tài sản có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
– Người phiên dịch, người dịch thuật: người có chuyên môn và khả năng phiên dịch, dịch thuật và trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt thì được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu. Theo quy định tại điểm a Khoản 3 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Mẫu giấy triệu tập hiện nay:
Mẫu giấy triệu tập của Công an trong thủ tục tố tụng hình sự, được quy định tại Thông tư 119/2021/TT-BCA quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự. Cụ thể giấy triệu tập có 3 liên:
|