Trích lục khai sinh, khai tử là thủ tục hành chính thường xuyên và quen thuộc với công dân nhằm mục đích phục vụ cho một số giao dịch trong đời sống hằng ngày. Vậy trích lục khai tử được thực hiện như nào?
Mục lục bài viết
1. Trích lục khai tử là gì?
1.1. Giấy chứng tử là gì?
Giấy chứng tử là Giấy do Ủy ban nhân dân nơi cư trú của người đã mất cấp sau khi người thân của người đã mất này đi đăng ký khai tử. Sau khi hoàn thành các thủ tục đăng ký khai tử thì Ủy ban nhân dân sẽ trả kết quả thủ tục đăng ký bằng tờ giấy chứng tử.
Đăng kí khai tử là thủ tục pháp lý do cơ quan có thẩm quyền thực hiện để xác nhận một người đã chết và xác định chấm dứt các quan hẹ pháp luật của người đó, đồng thời cũng để nhà nước theo dõi biến động dân số
Giấy chứng tử dùng để xác nhận một người đã chết và người này hoàn toàn chấm dứt các quan hệ pháp luật kể từ thời điểm chứng tử. Giấy chứng tử cũng là một trong các yếu tố để xác định những vấn đề cụ thể sau:
– Làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế
– Làm thủ tục hưởng chế độ tuất
– Xác nhận tình trạng hôn nhân khi muốn đăng kí kết hôn với người khác
1.2. Trích lục khai tử:
Trích lục khai tử là bản sao được dựa vào bản gốc và dữ liệu tại sổ quản lý hộ tịch ở địa phương để xác nhận về việc môt người nào đó chết. Nội dung của giấy trích lục khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết. số định danh cá nhân của người chết, nếu có. nơi chết. nguyên nhân chết. giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch. quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.
Giá trị pháp lý của giấy trích lục khai tử có giá trị tương đương giấy chứng tử
Tại Khoản 2 Điều 34
2. Hướng dẫn thủ tục trích lục khải tử:
2.1. Thủ tục trích lục khai tử trực tiếp:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Người có nhu cầu cấp trích lục khai tử cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, bào gồm các giấy tờ sau:
– Tờ khai theo mẫu xin cấp Trích lục khai tử.
– Người đi xin giấy trích lục khai tử mang theo giấy tờ tùy thân (chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp và còn giá trị sử dụng)
– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người đã mất như sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh,…
–
Bước 2: Nộp hồ sơ
– Người có yêu cầu cấp bản sao Trích lục hộ tịch nộp hồ sơ đề nghị cấp bản sao Trích lục hộ tịch tại Bộ phận một cửa/Trung tâm hành chính công của Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có thẩm quyền
– Nếu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao Trích lục hộ tịch của cá nhân thì phải gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
– Sau khi nhận được yêu cầu, công chức tư pháp- hộ tịch sẽ xem xét thành phần hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của nội dung các loại giấy tờ.
+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì công chức tư pháp- hộ tịch sẽ cấp cho người yêu cầu giấy hẹn trả kết quả. Người có yêu cầu nộp phí, lệ phí theo quy định pháp luật.
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ thì công chức tư pháp- hộ tịch sẽ hướng dẫn người có yêu cầu bổ sung, điều chỉnh
Bước 3: Nhận kết quả
Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đúng quy định, trường hợp tiếp nhận hồ sơ cấp bản sao Trích lục hộ tịch theo hình thức trực tiếp, thì công chức làm công tác hộ tịch in bản sao Trích lục hộ tịch trình Thủ trưởng Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử ký, chuyển tới Bộ phận một cửa để trả kết quả cho người có yêu cầu.
2.2. Thủ tục trích lục khai tử online:
Bước 1: Người có yêu cầu trích lục khai tử nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh (https://dichvucong.—.gov.vn).
Sau khi đăng nhập xong, người có yêu cầu tiến hành đăng kí và đăng nhập tài khoản, xác thực định danh điện tử để xác định nhân thân của người có yêu cầu đăng ký
Tùy vào nơi nộp hồ sơ của bạn là Phường/Xã/Thị trấn, Quận/Huyện/Thị xã hay Sở/Ngành mà bạn truy cập đúng link trên cổng dịch vụ công (Đăng ký Cấp bản sao trích lục khai tử trực tuyến nộp hồ sơ tại Phường/Xã/Thị trấn)
Bước 2:
Sau khi truy cập vào link thì bên dưới “Cấp bản sao trích lục khai tử“, các bạn chọn nơi mà bạn muốn nộp hồ sơ.
Ví dụ: Chọn nộp hồ sơ tại cấp xã/phường thì ở bạn sẽ chọn mục quận/huyện, sau khi chọn mục quận/ huyện xong thì mục cơ quan tiếp nhận sẽ hiện ra để bạn lựa chọn
Bước 3: Lựa chọn số lượng bản trích lục mà bạn cần.
Nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến hoặc bằng cách thức khác theo quy định pháp luật
Lưu ý: Số lượng bản trích lục càng nhiều thì số tiền phải trả sẽ tăng cao hơn
Bước 4: Các bạn sẽ điền đầy đủ thông tin vào những mục sau:
– Thông tin về người yêu cầu:
+ Họ và tên người yêu cầu
+ Số điện thoại
+ Điền đầy đủ thông tin của các loại giấy tờ mà bạn lựa chọn như Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp và còn giá trị sử dụng (Bản chụp). Trong trường hợp các thông tin này đã được xác thực và được cung cấp tại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì không phải tải lên
+ Nơi cư trú
+ Mối quan hệ với người đã chết
– Thông tin người được trích lục:
+ Điền đầy đủ họ và tên của người đã chế
+ Giới tính của người đã chết
+ Ngày sinh
+ Ngày tháng năm cấp sổ giấy tờ hộ tịch nơi cư trú
+ Đã khai tử tại đâu
Bước 5: Sau khi đã điền đầy đủ các thông tin thì bạn sẽ tích vào ô “Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tờ khai trên”
Sau đó bạn chọn phần tiếp tục để hoàn thành được thủ tục đăng ký, nếu muốn in mẫu thì bạn chọn vào mục “in mẫu”
Bước 6: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ:
Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đúng quy định thì công chức làm công tác hộ tịch gửi lại nội dung biểu mẫu Trích lục hộ tịch điện tử tương ứng với thông tin đầy đủ cho người yêu cầu qua thư điện tử hoặc thiết bị số.
Sau đó người yêu cầu có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của các thông tin trên biểu mẫu Trích lục hộ tịch điện tử và xác nhận (tối đa một ngày).
Nếu người có yêu cấp bản sao Trích lục hộ tịch đã thống nhất, đầy đủ hoặc không có phản hồi sau thời hạn yêu cầu thì công chức làm công tác hộ tịch sẽ tiến hành in bản sao Trích lục hộ tịch, trình Thủ trưởng Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử ký, chuyển tới Bộ phận một cửa để trả kết quả cho người có yêu cầu.
2.3. Lệ phí cấp trích lục khai tử:
Tại Điều 4 Thông tư 281/2016/TT-BTC quy định thì lệ phí cấp bản sao trích lục khai tử là 8.000 đồng/bản sao trích lục. Ngoài ra miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.
3. Mẫu trích lục khai tử:
……..…(1) | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số:(2) ………./TLKT-BS | ………, ngày…tháng…năm… |
TRÍCH LỤC KHAI TỬ
(BẢN SAO)
Họ, chữ đệm, tên: ……………
Ngày, tháng, năm sinh: ………………
Giới tính: ………… Dân tộc: ………… Quốc tịch: …….
Số định danh cá nhân: ……….
Giấy tờ tùy thân: …………..
Đã chết vào lúc…………….giờ………….phút, ngày ………….
Nơi chết: ………….
Nguyên nhân chết: ………….
Đã được đăng ký khai tử tại: (3): ………… Số: ……………ngày…………
Ghi chú (4): ………..
NGƯỜI KÝ TRÍCH LỤC (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên, chức vụ, đóng dấu) |
Chú thích:
(1) Ghi tên cơ quan cấp bản sao Trích lục. Nếu là Ủy ban nhân dân cấp xã thì ghi đủ 03 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh); nếu là Ủy ban nhân dân cấp huyện thì ghi đủ 02 cấp hành chính (huyện, tỉnh); nếu là Cơ quan đại diện thì ghi rõ tên cơ quan đại diện và tên nước có trụ sở Cơ quan đại diện.
Ví dụ: Tỉnh Hòa Bình
Thành phố Hòa Bình
UBND phường Phương lâm
Hoặc: Đại sứ quán Việt Nam tại Nga;
(2) Ghi theo số trong Sổ cấp bản sao Trích lục hộ tịch của cơ quan đăng ký hộ tịch.
(3) Ghi tên cơ quan đăng ký khai tử, số, ngày tháng năm đăng ký.
Ví dụ: “Uỷ ban nhân dân phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Số: 05, ngày 08/04/2017”
(4) Tuỳ theo cách thức thực hiện, ghi rõ căn cứ cấp bản sao Trích lục: “Thực hiện việc trích lục từ Sổ đăng ký khai tử” hoặc “Thực hiện việc trích lục từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy trình tin học”.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: