Trích lục khai sinh, bản sao giấy khai sinh có thời hạn bao lâu? Trích lục bản sao giấy khai sinh xin ở đâu? Trình tự thủ tục cấp trích lục khai sinh?
Với mỗi cá nhân thì giấy khai sinh là loại giấy tờ rất quan trọng. Hiện nay thì nếu mất trích lục khai sinh bạn có thể xin cấp bản sao để thực hiện một số các thủ tục khác. Việc xin giấy trích lục khai sinh, bản sao giấy khai sinh cũng ngày càng phổ biến hơn và rất nhiều người vẫn thắc mắc trích lục khai sinh, bản sao giấy khai sinh có thời hạn bao lâu? Vậy cụ thể thì trích lục khai sinh, bản sao giấy khai sinh có thời hạn bao lâu?
Mục lục bài viết
1. Trích lục khai sinh, bản sao giấy khai sinh có thời hạn bao lâu?
Giấy khai sinh là một trong những văn bản được cấp cho cá nhân khi làm thủ tục đăng ký khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp (cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn). Nội dung của Giấy khai sinh sẽ bao gồm những thông tin cá nhân cơ bản theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trích lục giấy khai sinh cũng là một văn bản do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho cá nhân nhằm mục đích để chứng minh về sự kiện hộ tịch của cá nhân đó đã thực hiện đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch.
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký khai sinh thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trích lục giấy khai sinh bản chính.
Trích lục giấy khai sinh bản sao thì bao gồm: bản sao trích lục giấy khai sinh được cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao có chứng thực từ bản chính của trích lục giấy khai sinh.
Khác với cá giấy tờ khác liên quan như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, phiếu lý lịch tư pháp…v..v đều có 1 thời hạn nhất định khi sử dụng, Giấy khai sinh là loại giấy tờ nhiều năm không thay đổi cũng không có thời hạn sử dụng. Do đó, bản sao Giấy khai sinh đương nhiên không có thời hạn.
2. Trích lục bản sao giấy khai sinh xin ở đâu?
Trích lục khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện sinh của một cá nhân đã đăng ký khai sinh. Khi cá nhân có nhu cầu xin cấp trích lục giấy khai sinh thì chuẩn bị hồ sơ xin trích lục giấy khai sinh cụ thể dưới đây:
Rất nhiều người hiện nay thường băn khoăn khi muốn xin trích lục bản bản sao giấy khai sinh thì xin ở đâu? Theo quy định tại Điều 64
Điều 64. Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).
Theo đó, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Bộ Tư pháp, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền. Trường hợp này bạn gửi hồ sơ đến nơi bạn đã làm giấy khai sinh lần đầu, cơ quan sẽ có thẩm quyền cấp trích lục giấy khai sinh cho bạn.
Như vậy khi xin bản sao trích lục giấy khai sinh có thể đến một trong các cơ quan đăng ký hộ tịch đã nêu ở trên tuy nhiên trên thực tế thường đến Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh để xin trích lục do cơ sở dữ liệu chưa được cập nhật đồng bộ trên hệ thống.
3. Trình tự thủ tục cấp trích lục khai sinh:
Để thực hiện thủ tục xin cấp trích lục giấy khai sinh, người yêu cầu cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
+ Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch theo mẫu đối với trường hợp người yêu cầu là cá nhân.
+ Văn bản yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch nêu rõ lý do trong trường hợp người yêu cầu là cơ quan, tổ chức.
+ Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
Bên cạnh những giấy tờ phải nộp, người có yêu cầu xin trích lục bản sao giấy khai sinh cần xuất trình hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu cấp bản sao trích lục giấy khai sinh.
Trình tự xin cấp trích lục giấy khai sinh theo các bước như sau:
Bước 1: Người có nhu cầu cần trích lục giấy khai sinh sẽ chuẩn bị hồ sơ để xin trích lục bản sao của giấy khai sinh bao gồm:
– Tờ khai về việc cấp bản sao cho trích lục hộ tịch
– Một số giấy tờ tùy thân như là chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác để chứng thực thông tin của cá nhân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp và phải còn giá trị sử dụng)
– Văn bản ủy quyền (Nếu trong trường hợp có ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục xin trích lục giấy khai sinh)
+ Trong trường hợp người nhận ủy quyền không phải là những người thân thích như là cha, mẹ, ông, bà, vợ, chồng, con hay anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền cần được công chứng hoặc là chứng thực theo quy định.
+ Trường hợp người nhận ủy quyền là cha, mẹ, ông, bà, vợ, chồng, con hay anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì cần có những giấy tờ, tài liệu chứng minh về mối quan hệ này với người ủy quyền.
– Sổ hộ khẩu của người có nhu cầu cần cấp bản sao trích lục giấy khai sinh.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin trích lục giấy khai sinh
Sau khi hoàn tất hồ sơ, cung cấp đầy đủ những giấy tờ đã liệt kê ở trên thì người có yêu cầu xin cấp trích lục giấy khai sinh sẽ nộp hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền về quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Cụ thể là nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ trên có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu các thông tin ghi trong Tờ khai và tính hợp lệ của các giấy tờ do người yêu cầu cung cấp.
– Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ thì cán bộ làm công tác hộ tịch sẽ căn cứ vào hệ thống Cơ sở dữ liệu hộ tịch và ghi rõ nội dung bản sao trích lục hộ tịch
Sau đó sẽ báo cáo lên Thủ trưởng cơ quan quản lý về cơ sở dữ liệu hộ tịch và ký xác nhận về việc cấp trích lục hộ tịch bản sao cho người có yêu cầu.
– Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn để hoàn thiện hồ sơ theo quy định cho người đến nộp.
Sau khi đã được hướng dẫn mà vẫn không được hoàn thiện, bổ sung đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận sẽ từ chối tiếp nhận hồ sơ và việc từ chối này phải được thể hiện qua văn bản và ghi rõ lý do từ chối.
Lệ phí cấp trích lục khai sinh
Lệ phí cấp trích lục bản sao giấy khai sinh được quy định tại khoản 2 Điều 7
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 281/2016/TT-BTC quy định mức phí khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch thì lệ phí cấp trích lục khai sinh là 8.000 đồng/bản. Ngay tại thời điểm cấp lại trích giấy khai sinh, người có yêu cầu phải nộp khoản lệ phí này cho cơ quan cấp trích lục đó.
Trên đây là thong tin do công ty chúng tôi cung cấp về nội dung “Trích lục khai sinh, bản sao giấy khai sinh có thời hạn bao lâu” và các thông tin khác có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.