Hiện này, khi giải quyết vụ án dân sự thì Tòa án sẽ ra bản án, quyết định về vụ việc vừa giải quyết. Tuy nhiên vì nhiều hoàn cảnh khác nhau mà công dân bị mất, thất lạc, nhàu nát không thể sử dụng văn bản này. TVậy tích lục bản án là gì? Trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trích lục bản án là gì?
Theo như thông lệ từ trước đến nay, bản án hay quyết định của tòa là văn bản có mục đích ghi nhận phán quyết trong một vụ án hoặc một vụ việc được gửi tới các đương sự, bị can, bị cáo, bị hại… sau khi kết thúc phiên tòa. Việc ra bản án hay quyết định của Tòa án này sẽ dùng để làm căn cứ thực hiện những nghĩa vụ pháp lý phát sinh trong qúa trình tham gia tố tụng như thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; nghĩa vụ thi hành án hình sự hay nghĩa vụ về dân sự;…
Không những thế pháp luật có có quy định về việc trích lục bản án và trích lục bản án được hiểu như thế nào? Do đó, theo như quy định của pháp luật tố tụng thì trích lục bản án được biết đến là trích, rút ra một phần từ một bản án rồi sao chép lại; phần nội dung của bản án đã được rút ra và sao chép lại. Hay nói theo cách hiểu khác thì trích lục bản án là một phần nội dung bản án mà toà án cấp cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của họ do có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Việc này được thực hiện sau khi tuyên án một thời gian theo luật định, toà án cấp cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến. vụ án hoặc đại diện hợp pháp của họ một phần nội dung bản án theo yêu cầu của họ.
Theo như quy định thì người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của họ do có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ thực hiện việc trích lục bản án nhằm giúp cho những đối tượng nói trên hiểu rõ quyển lợi và nghĩa vụ của họ sau khi toà án tuyên án để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình hoặc dùng làm căn cứ để kháng cáo.
Theo từ điển tiếng việt thì trích lục bản án là việc sao chép lại nguyên văn những nội dung cần thiết trong bản án theo đúng quy định của pháp luật. Việc sao chép có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như viết, in, sao chụp,… Trích lục chỉ có giá trị pháp lí khi được cơ quan hay người có thẩm quyền chứng thực. Theo quy định của pháp luật, sau khi tuyên án, toà án phải cấp trích lục bản án cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của họ khi những người đó yêu cầu. Ngoài ra, toà án có thể cấp trích lục bản án cho các cơ quan và cá nhân khác nếu họ yêu cầu để có cơ sở giải quyết những công việc có liên quan đến vụ án.
Bản trích một số điều trong toàn văn của bản án theo yêu cầu của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ và người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự của vụ án. Những người này cũng có quyền yêu cầu tòa án cấp bản sao toàn văn bản án. Bị cáo, người bào chữa của bị cáo, viện kiểm sát cùng cấp được tòa án cấp bản sao toàn văn bản án. Chậm nhất 15 ngày sau khi tuyên án, tòa án phải cấp bản sao toàn văn hay trích lục toàn văn bản án cho những người đã nêu.
2. Trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án:
Trên cơ sở quy định tại khoản 21 Điều 70
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi là Em và chồng em đã li dị năm 2013, nhưng em làm mất quyết định li hôn của Toà án do nhà em chuyển nhà, giờ em muốn xin cấp lại quyết định li hôn thì có được ko và thủ tục như thế nào ạ? Em cảm ơn ạ.?
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp bạn làm mất quyết định ly hôn của Tòa án thì sẽ không được cấp lại bởi vì quyết định này chỉ được cấp một lần. Nếu muốn chứng minh việc ly hôn để làm thủ tục nào khác thì bạn có thể thực hiện theo hai cách:
Thứ nhất, xin cấp
“1. Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
4. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương.
5. Ngay trong ngày nhận được văn bản trả lời, nếu thấy đủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
6. Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này, thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó.”
Thứ hai, xin cấp trích lục bản án: Bạn có thể tới Tòa án yêu cầu Tòa án cấp trích lục bản án ly hôn, cụ thể quy định tại Điều 269 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về cấp trích lục bản án, giao, gửi bản án:
Trích lục bản án hay quyết định của tòa án không phải là thủ tục hành chính chính thức được công nhận. Vì vậy, tùy vào một cơ quan, mỗi địa phương lại có những yêu cầu về thành phần hồ sơ khác nhau để thực hiện. Thời gian trả kết quả cũng rất đa dạng và linh hoạt. Về cơ bản, hồ sơ để trích lục bản án, quyết định sẽ bao gồm: Đơn đề nghị trích lục quyết định của tòa án; Chứng minh nhân dân, căn cước công dân (bản sao) của người xin trích lục; Những văn bản giấy tờ khác có liên quan đến vụ án. Sau khi soạn thảo bộ hồ sơ hợp lệ, công dân sẽ nộp hồ sơ tại Bộ phận văn thư thuộc Tòa án nhân dân nơi xét xử – ban hành bản án, quyết định.
3. Lệ phí xin cấp trích lục bản án, quyết định của Toà án:
Tuy nhiên, theo như quy định tại khoản 4 Điều 143 và Điều 150 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì lệ phí Tòa án có nhiều loại trong đó có lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định của Tòa án. Mức lệ phí này do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định. Do đó, tại Danh mục Lệ phí Tòa án trong Nghị quyết 326/2016/UBTVQH quy định về mức thu, miễn, giảm, thu,, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án thì khi cá nhân có yêu cầu cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án thì lệ phí là 1.500 đồng/trang A4. Như vậy mà việc những người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của họ do có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ khi đến xin cấp trích lục cần phải thực hiện việc nộp lệ phí theo như quy định.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: