Nhiều khách hàng hiện nay sử dụng cử chỉ và lời nói khiêu khích, trêu ghẹo nhân viên hàng không hoặc người khác tại cảng hàng không. Hành vi này sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trêu ghẹo tiếp viên hàng không tại sân bay có bị xử phạt?
Trong xã hội, mọi ngành nghề đều mang trong mình những giá trị cao quý nhất định khi chúng được tạo ra nhằm mục đích đáp ứng cho nhu cầu của con người. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc, chúng không có các khía cạnh tiêu cực và những góc khuất nhất định, những góc khuất ấy chỉ những người trong ngành mới hiểu được rõ.
Hành vi trêu ghẹo tiếp viên hàng không là một trong những hành vi diễn ra vô cùng phổ biến tại sân bay. Đây được xem là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Người nào có hành vi trêu ghẹo tiếp viên hàng không tại sân bay có thể bị xử phạt theo các điều luật tương ứng. Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Nghị định 162/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng (sau được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định về an ninh hàng không tại cảng hàng không, tại sân bay, trên các chuyến bay, tại nơi có công trình và các trang thiết bị hàng không trái quy định pháp luật. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 800.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi bằng rượu, mang các loại chất lỏng có chứa nồng độ cồn và chất lỏng khác vào khu vực cách ly, trên các phương tiện tàu bay không đúng quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi không tuân thủ đầy đủ theo sự chỉ dẫn của tiếp viên hàng không và lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, nhân viên hàng không tại cảng hàng không vật tại sân bay;
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi đe dọa, lãng mạn nhân viên hàng không, hành khách hoặc những đối tượng khác tại cảng hàng không, tại sân bay, hoặc tại nơi có công trình và các trang thiết bị hàng không dân dụng;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Gây rối, kích động, lôi kéo người khác dưới bất kỳ hình thức nào làm mất an ninh trật tự an toàn tại khu vực cảng hàng không, tại các khu vực sân bay, hoặc tại nơi có các công trình và các trang thiết bị hàng không dân dụng nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Vào các khu vực bị hạn chế trái quy định của pháp luật, có hành vi lên tàu bay nhưng không đúng cộng hoặc không đóng cửa theo quy định của pháp luật gây mất an toàn, không qua kiểm tra và soi chiếu an ninh hàng không trái quy định của pháp luật;
+ Không khóa chốt cửa buồng lái tàu bay theo quy định của pháp luật trong thời gian tàu bay đang bay trên không phận;
+ Vi phạm trật tự và kỉ luật trong tàu bay trái quy định của pháp luật, có hành vi tung tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật về súng đạn, bom mìn, tất cả các loại vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh học và vũ khí hóa học, nhưng chưa đến mức gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hàng không dân dụng và chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Để người hoặc để thanh lý hoặc để hàng hóa và các loại bưu phẩm, các loại đồ vật khác chưa qua kiểm tra an ninh hàng không vào các khu vực bị hạn chế tại cảng hàng không, tại sân bay hoặc trong quá trình lên tàu bay;
+ Để người hoặc các phương tiện vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, tại sân bay không đúng quy định của pháp luật;
+ Có hành vi hoặc có cử chỉ, có lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo nhầm mục đích xúc phạm danh dự nhân phẩm của nhân viên hàng không, hành khách hoặc người khác tại cảng hàng không hoặc tại sân bay, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Có hành vi đe dọa hoặc hăm dọa nhân viên hàng không, hành khách trên tàu bay;
+ Có hành vi thuê hoặc lôi kéo hoặc xúi giục người khác đánh nhau, hoặc đánh nhau tại cảng hàng không, hoặc tại sân bay nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Có thể nói, hành khách có hành vi trêu ghẹo tiếp viên hàng không tại khu vực sân bay có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
2. Thẩm quyền xử phạt hành vi trêu ghẹo tiếp viên hàng không tại sân bay:
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Nghị định 162/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng (sau được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt của Cảng vụ hàng không. Cụ thể như sau:
– Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 10.000.000 đồng, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền nêu trên;
– Giám đốc Cảng vụ hàng không có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 25.000.000 đồng, các quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền nêu trên, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Theo đó thì có thể nói, hành khách có hành vi trêu ghẹo tiếp viên hàng không tại khu vực sân bay theo như phân tích nêu trên có thể bị phạt tiền lên đến mức 5.000.000 đồng. Vậy, thẩm quyền xử phạt vi phạm đối với hành vi trêu ghẹo tiếp viên hàng không tại sân bay thuộc trưởng đại diện của Cảng hàng không theo như phân tích nêu trên.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2019 có quy định cụ thể về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng. Cụ thể bao gồm một số hành vi cơ bản sau:
– Sử dụng tàu bay, sử dụng động cơ tàu bay, sử dụng cánh quạt tàu bay và các trang thiết bị hàng không khi không có giấy phép phù hợp được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Thực hiện nhiệm vụ của nhân viên hàng không khi không có giấy phép và không có chứng chỉ được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Thả các thiết bị và vật dụng hoặc các vật thể khác vào không trung gây ảnh hưởng đến an toàn và môi trường hoặc ảnh hưởng đến dân sinh;
– Bay trực tiếp vào khu vực hạn chế bay hoặc các khu vực cấm bay trái quy định của pháp luật, có hành vi gây nhiễu hoặc khai thác trùng lắp các tần số vô tuyến điện dành cho hoạt động hàng không dân dụng;
– Làm hư hỏng các loại hệ thống tín hiệu và các trang thiết bị tại cảng hàng không, tại sân bay hoặc có hành vi điều khiển các phương tiện mặt đất khi không đáp ứng đầy đủ các điều kiện kĩ thuật vào quá trình khai thác tại khu vực bay;
– Xây dựng các công trình kiến trúc, lắp đặt các loại trang thiết bị, trồng cây có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bay và hoạt động của các trang thiết bị quản lý vùng trời;
– Xây dựng trong các cảng hàng không, tại sân bay, các khu vực lân cận cảng hàng không và sân bay các loại công trình và các trang thiết bị gây nhiều khói bụi, khí thải, hoặc có hành vi xây dựng trường bắn vào các công trình trang thiết bị có khả năng ảnh hưởng đến an toàn và hoạt động của cảng hàng không và của sân bay;
– Lắp đặt và sử dụng trong các khu vực cảng hàng không, tại sân bay hoặc các khu vực lân cận các loại đèn, ký hiệu, tín hiệu hoặc các vật thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc cất cánh và hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay;
– Nuôi thả chim, nuôi thả gia súc hoặc gia cầm trong các khu vực cảng hàng không hoặc tại sân bay;
– Can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng trái quy định của pháp luật, có hành vi đưa các loại vũ khí và các loại cháy nổ hoặc các sản phẩm nguy hiểm lên tàu bay, bảo Cảng hàng không vật sân bay hoặc các khu vực bị hạn chế trái quy định pháp luật;
– Có hành vi phá hoại hoặc làm biến dạng các vật bảo vệ cảng hàng không hoặc sân bay, làm hư hại các thiết bị nhận biết cảng hàng không hoặc sân bay, có hành vi đe dọa hoặc uy hiếp an toàn bay gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của người khác trong tàu bay;
– Cạnh tranh không lành mạnh hoặc các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2019;
– Nghị định 162/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.